Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác,...)? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, – Các từ miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn là:
Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân và khoeo cứng dần và nhọn hoắt, tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vũ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong, tôi cà khịa bà con trong xóm, tôi quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.
Những chi tiết miêu tả ngoại hình:
Một thanh niên Dế Mèn cường tráng:
+ Càng: Mẫm bóng
+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt
+ Cánh: dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ.
+ Đầu: tò, nổi từng tảng rất bướng…
+ Răng: đen nhánh
+ Râu: dài, cong.
- Những chi tiết miêu tả hành động:
+ Đạp phanh phách
+ Vũ lên phành phạch
+ Nhai ngoàm ngoạm
+ Trịnh trọng vuốt râu
+ Đi đứng oai vệ…rún rẩy (khoeo), rung…(râu)
+ Cà khịa (với hàng xóm)
+ Quát nạt (cào cào)
+ Đá ghẹo (gọng vó)
Cho thấy Dế Mèn là có ngoại hình cường tráng nhưng tính cách kiêu căng, xốc nổia. Truyện hiện đại
+ Khái niệm truyện:chỉ các tác phẩm tự sự nói chung, tuy nhiều khi hàm nghĩa và cách hiểu thuật ngữ tương đối khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học.
+ Nhận diện các yếu tố: chi tiết tiêu biểu, ngoại hình của nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, hành động của nhân vật, ý nghĩ của nhân vật
b. Thơ hiện đại:
+ Khái niệm thơ : hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.
+ Nhận diện các yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ
c. Nghị luận
+ Khái niệm văn nghị luận : thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
+ Nhận diện các yếu tố lý lẽ, dẫn chứng trong văn nghị luận:
Em có thể tham khảo những ý này:
Cơ bản: lí lẽ và dẫn chứng nằm trong cách lập luận.
Lí lẽ: những lời lẽ, được triển khai trong toàn bài văn, đôi khi ta hiểu gọn hơn là cách hành văn của mình.
_ Lí lẽ trong nghị luận thường phải đan xen biểu cảm, phải làm sáng tỏ cho luận điểm và tránh dài dòng, khó hiểu.
Dẫn chứng: là những minh hoạ, ví dụ cụ thể được diễn đạt = lời, nhằm khắc họa lại sự vật, sự việc để giúp bài văn nghị luận có sức thuyết phục hơn.
_ dẫn chứng: thường xen tự sự và miêu tả.
=> Lí lẽ, dẫn chứng là yếu tố quan trọng giúp bài văn nghị luận hoàn chỉnh hơn.
Tham khảo nha :
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích trong sách giáo khoa đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử.
Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá đó là chiếc lược ngà. Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha!. Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu. Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.
Cũng như bao người khác anh Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người vợ và đứa con thân yêu. Sự xa cách càng làm dâng lên trong anh nỗi nhớ nhung tha thiết đứa con gái mà khi anh đi nó chưa đầy một tuổi. Nỗi nhớ ấy đã trở thành niềm khao khát, mơ ước cháy bỏng trong lòng anh. Chính vì vậy mỗi lần vợ lên thăm là một lần anh hỏi “Sao không cho con bé lên cùng?’’. Không gặp được con anh đành ngắm con qua ảnh vậy … Mặc dầu tấm ảnh đó đã rách nát, cũ kĩ lắm rồi, nhưng anh luôn giữ gìn nó vô cùng cẩn thận, coi nó như một báu vật. Còn đối với con gái Thu của anh thì sao? Từ nhỏ đến hồi tám tuổi nó chỉ được biết ba nó qua ảnh và qua lời kể của bà ngoại và mẹ. Dù được sống trong tình yêu thương của mọi người nhưng có lẽ Thu cũng cảm thấy thiếu hụt một tình thương, sự che chở của người cha. Chắc bé Thu từng giờ từng phút trông chờ ba nó lắm nhỉ? Và tám năm trời là những năm tháng dài đằng đẵng ấy cũng làm tăng lên trong lòng hai cha con anh sáu nỗi nhớ nhung, mong chờ, anh Sáu ao ước gặp con, còn bé Thu ao ước gặp bố.
Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống, cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị ông Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”. Người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.
Dường như sự lạnh lùng và bướng bỉnh của bé Thu đã làm tổn thương những tình cảm đang trào dâng tha thiết nhất trong lòng ông. Vì quá yêu thương con nên anh Sáu không cầm nổi cảm xúc của mình. Trong bữa cơm, cưng con, anh gắp cho nó cái trứng cá nhưng bất ngờ nó hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm. Giận quá, anh đã vung tay đánh và quát nó. Có lẽ việc đánh con bé là nằm ngoài những mong muốn của ông. Tất cả cũng chỉ là do anh quá yêu thương con. Có thể coi việc bé Thu hất cái trứng ra khỏi chén như một ngòi nổ làm bùng lên những tình cảm mà lâu nay anh dồn nén và chất chứa trong lòng.
Nhưng khi ta hiểu ra thì lại thấy rằng: Chính cái hành động đáng ghét ấy lại vô cùng đáng quý. Chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha. Đơn giản vì lúc bấy giờ trong trí nhớ thơ ngây của Thu thì cha em đẹp lắm. Vì bom đạn quân thù, cha mang sẹo trên mặt. Đấy là điều đau khổ vậy mà nó không hiểu, lại xa lánh khiến cha đau khổ thêm. Cô bé không tin, thậm chí còn ngờ vực, điều đó chứng tỏ cô bé không dễ tin người. Cả bạn của cha, cả mẹ xác nhận là cha nhưng không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng mình thì cô bé vẫn chưa gọi. Nó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà đó là sự kiên định, quyết liệt của một người có lập trường. Đây chính là cái mầm sâu kín sau này làm nên tính cách cứng cỏi, ngoan cường của cô giao liên giải phóng. Đến khi được bà ngoại giảng giải về cái thẹo trên má ba, thì Thu mới vỡ lẽ đó thực là ba mình. Hình ảnh người cha thân yêu trên ảnh, người cha kính mến mà cô ghi sâu trong lòng, đến lúc ấy mới nhập vào người đang xưng ba có vết thẹo dài đây. Đã vỡ lẽ thì tình yêu ba nhân lên gấp bội nhưng … đã muộn rồi. Song đến giây phút cuối cùng, trước khi anh Sáu đi xa thì tình cảm thiêng liêng ấy bỗng cháy bùng lên. Lúc ra đi, chân anh ngập ngừng không muốn bước. Hẳn rằng anh Sáu muốn ôm con, hôn con nhưng sợ nó lại quẫy đạp và bỏ chạy nên anh chỉ đứng đấy nhìn nó với cặp mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu. Trong ánh mắt của anh, chất chứa bao yêu thương mà anh muốn trao gửi tới con. “Thôi ba đi nghe con”. Phải chi bé Thu hiểu được ánh mắt của ba nó, hiểu được tâm trạng của ba nó lúc này nhỉ? Rồi bỗng nó chạy đến kêu thất thanh “Ba…a….a…ba!”. Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Đó cũng là cái tiếng ba mà anh Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày về bên con, ông đã tưởng chẳng thể còn được nghe thì bất ngờ nó thét lên. Nó vỡ ra còn lòng người đọc thì nghẹn lại.
Ai có thể ngờ được một người lính dạn dày nơi chiến trường, quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng yếu mềm trước con gái mình. Những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả, song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự! (“Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt”). ”Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với người cha thì đó là mơ ước đầu tiên và duy nhất, cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng ông. Tình cảm ông Sáu dành cho bé Thu trở nên thiêng liêng, cao cả và mãnh liệt hơn biết bao khi ông tự tay làm chiếc lược ngà cho con. ”Khi ông Sáu tìm được khúc ngà sung sướng như trẻ con vớ được quà”, ”Ông thận trọng, tỉ mỉ…”, ”Ông gò lưng khắc từng nét…”. Một loạt hành động cảm động như khẳng định tình cha con sâu đậm. Tất cả tình yêu, nỗi nhớ con dồn cả vào công việc làm chiếc lược ấy. Ông nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong đời. Cuối truyện có chi tiết ông Sáu đưa tay vào túi, móc lấy cây lược, đưa cho bác Ba và nhìn một hồi lâu. Ông Sáu hi sinh mà không kịp trăn trối điều gì, chỉ có một ánh mắt với niềm ước nguyện cháy bỏng mong người bạn của mình sẽ là người thực hiện nốt lời hứa duy nhất của mình với con. Tình cảm của ông Sáu khiến người ta phải thấy ấm lòng và cảm động sâu sắc.
Người mất, người còn nhưng kỷ vật duy nhất, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại, chiếc lược ngà vẫn còn ở đây. Chiếc lược ngà là kết tinh tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm, kỳ diệu, là hiện hữu của tình cha con bất tử giữa ông Sáu và bé Thu; và là minh chứng chứng kiến lòng yêu thương vô bờ bến của ông Sáu với con. Có thể chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông. Chiếc lược ngà xuất hiện đánh dấu một kết cấu vòng tròn cho câu chuyện, và cũng là bài ca đẹp tồn tại vĩnh cửu của tình cha con.
“Chiếc lược ngà” như một câu chuyện cổ tích hiện đại, thành công trong việc xây dựng hình tượng bé Thu và gửi gắm thông điệp đẹp về tình cha con. Nhân vật ông Ba - người kể chuyện hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng, phải là người từng trải, sống hết mình vì cách mạng kháng chiến của quê hương, gắn bó máu thịt với những con người giàu tình yêu, nhân hậu mà rất kiên cường, bất khuất, nhà văn mới có thể nhập hồn được vào các nhân vật, sáng tạo nhiều hình tượng với các chi tiết sinh động, bất ngờ, hơn nữa lại có giọng văn dung dị, cảm động!
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính.
– Các từ miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn là:
Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân và khoeo cứng dần và nhọn hoắt, tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vũ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong, tôi cà khịa bà con trong xóm, tôi quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.
Nhận diện các yếu tố: chi tiết tiêu biểu, ngoại hình của nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, hành động của nhân vật, ý nghĩ của nhân vật
hận diện các yếu tố: chi tiết tiêu biểu, ngoại hình của nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, hành động của nhân vật, ý nghĩ của nhân vật
- Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:
+ lời nói: ôn hòa với thằng Cò, lễ độ với ba má.
+ hành động: chen vào giữa, quảy cái gùi bé; đảo mắt nhìn
+ suy nghĩ, cảm xúc: qua lời má kể vẫn chưa hình dung về cách “ăn ong”, khi được đi thực tế thì đã so sánh được sự khác biệt ở vùng U Minh với các vùng khác trên thế giới; cảm thấy lạ lẫm vì không gian im lìm ở trong rừng; ngạc nhiên về vẻ đẹp rừng U Minh với đa dạng loài chim và âm thanh; tự ái khi hỏi thằng Cò nhiều thứ.
+ mối quan hệ với các nhân vật khác: với Cò xưng tao- mày thể hiện quan hệ bình đẳng; với ba má nuôi thì xưng hô lễ phép.
=> Tính cách của nhân vật An: là cậu bé hồn nhiên, ngoan ngoãn nhưng hết sức hiểu chuyện và cũng ham học hỏi và hiểu biết rộng.