Câu 6 (trang 86, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiểu biết của em về tầng Ozone:
- Tầng ozon là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái Đất, chứa một lượng lớn ozone.
+ Lớp này che chắn toàn bộ Trái đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ mặt trời.
+ Chức năng của tầng ozone là bảo vệ Trái Đất khỏi các yếu tố gây hại từ bên ngoài và bảo vệ cuộc sống của con người, của hệ sinh thái động thực vật trên trái đất.
- Việc tầng ozone bị thủng em đã nghe rất nhiều qua báo đài và các trang mạng. Hiện tượng này diễn ra mạnh mẽ nhất là ở Úc song nó đang dần lan rộng ra các nước khác ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người và các loài sinh vật.
Em nghĩ sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất là một viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra nếu như con người không biết cách để bảo vệ môi trường, trân trọng và giữ gìn nguồn tài nguyên trái đất đang dần cạn kiệt.
Thông tin về tầng ozon là:
+ Tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 15-40km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu.
Vai trò của tầng ozon:
+ Tầng ozone có vai trò rất quan trọng, như một lớp “kem chống nắng” che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím.
+ Chức năng của tầng ozone là che chắn tia UV, bảo vệ cuộc sống của con người, của hệ sinh thái động thực vật trên trái đất.
- Ngôn ngữ của văn bản trên đã đáp ứng được tính ngắn gọn, rõ ràng cần thiết của một bản tin.
- Em có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng ozone là trận chiến. Bởi để phục hồi tầng ozone là quá trình lâu dài cần có sự góp sức của các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra các giải pháp giúp phục hồi tầng ozone và ý thức của mỗi cư dân đang sống trên trái đất.
- Vấn đề đang được quan tâm trên thế giới hiện nay và cần đến những nỗ lực toàn cầu là vấn đề về rác thải nhựa.
+ Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR). Việc quản lý chất thải nhựa không tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay.
+ Mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Chất thải nhựa khi không được tái chế hoặc xử lý một cách có kiểm soát, sẽ tạo ra phát thải khí nhà kính khi tiếp xúc với bức xạ mặt trời cả trong không khí và nước.
+ Việt Nam hiện đang đứng thứ 17 trong 109 quốc gia về lượng phát thải nhựa phát sinh hàng năm. Hoạt động xử lý CTRSH ở nước ta hiện nay là đem đi chôn lấp, việc tái chế, tái sử dụng chiếm tỉ lệ rất nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào việc nhặt phế liệu có thể tái chế của hệ thống thu gom phế liệu không chính thức.
- Về vấn đề suy giảm rác thải nhựa hiện nay vẫn chưa thật sự được giải quyết triệt để, sự nỗ lực toàn cầu chưa được áp dụng triệt để trong việc này, trên thế giới vẫn còn nhiều người dân chưa ý thức rõ về sự nguy hại của rác thải nhựa và chưa có sự đồng lòng toàn cầu hợp sức giải quyết vấn đề.
a, Các đề bài trên giống nhau: thể hiện sự việc, hiện tượng được biểu dương, sự việc hiện tượng không tốt thì phê phán, nhắc nhở
- Dạng đề thường: nhận xét, nêu ý kiến, bày tỏ thái độ