I. Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: (6.0 điểm)
“Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia “đau với nỗi đau của người khác”… Và lòng nhân ái của các em Trường Quốc tế Global đã được hình thành như thế […].
Lòng nhân ái là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường Global và thực tế, lòng nhân ái rất cần trong đời sống; đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”
(Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015).
Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2. Theo tác giả bài viết, lòng nhân ái của các em trường Quốc tế Global được hình thành từ đâu?
A. Các em khi sinh ra đã có sẵn lòng nhân ái.
B. Các em được di truyền từ cha mẹ của mình.
C. Được tạo lập thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, chia sẻ,….
D. Tất cả đáp án đều sai.
Câu 3. Trong mục tiêu giáo dục của trường Global, lòng nhân ái nằm ở vị trí nào?
A. Là mục tiêu số 1.
B. Là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện.
C. Là mục tiêu sau cùng.
D. Chưa nằm trong mục tiêu giáo dục của trường.
Câu 4. Từ nào sau đây là từ mượn?
A. Phát triển C. Từ thiện
B. Ưu tú D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Chỉ ra công dụng của dấu chấm phẩy trong câu sau: “Lòng nhân ái là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường Global và thực tế, lòng nhân ái rất cần trong đời sống; đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người.”
A. Dấu chấm phẩy để ngắt các vế trong câu.
B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
D. Tất cả đều sai.
Câu 6. Chỉ ra từ Hán Việt biểu đạt cho ý nghĩa: Chỉ những người có năng lực và phẩm chất tốt đẹp, được mọi người tôn trọng và đánh giá cao.
A. Ưu tú B. Hiền hậu C. Cộng đồng D. Phát triển
Câu 7: Từ nội dung của văn bản, hãy nêu một số hoạt động, phong trào đã từng tham gia ở trường em?
Câu 8: Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên? (trả lời từ 3- 5 câu).
Câu 9: Cấu trúc của câu sau có gì đặc biệt? Việc lựa chọn cấu trúc câu như vậy có tác dụng gì trong câu?
Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.
(Trích Tuổi thơ tôi, Nguyễn Nhật Ánh)
II. Viết (4.0 điểm).
Viết bài văn suy nghĩ về hiện tượng nghiện trò chơi điện tử của các bạn học sinh
''Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”…