K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2023

Gợi ý cho em:

Phải chăng chú hổ là đại diện cho người dân VN thời đó hay sao?

20 tháng 7 2017

Chọn đáp án: D

Khổ 3 bài thơ nhớ rừng là 1 bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi tiếc nhớ khôn nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. Người ta nói “thi trung hữu họa” (trong thơ có tranh),quả thật là như vậy ;và điều trên được thể hiện rõ qua bài thơ NHỚ RỪNG.Tuy cả bài đều xuất hiện những bức tranh llộng lẫy,đa màu của thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn nên để ý hơn cả là bức tranh tứ bình được khắc họa vô cùng rõ nét ,chân thật trong khổ 3.Trước hết con hổ hiện lên thật lãng mạn trông như thi sĩ đứng bên bờ suối ,uống ánh trăng tan.Khi thì nó lại mang dáng vẻ của một nhà hiền triết khi vào những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn lặng ngắm giang sơn đổi mới.Trong những buổi bình minh cây xanh nắng gội,tiếng chim vang khắp tưng bừng thì nó là một bậc đế vương hiền lành.Cuối cùng ,khi đã đến lúc mà nó mong chờ là cái mảnh mặt trời tắt hẳn thì nó trở về là chính nó-vị chúa tể tàn bạo ,dữ dội,làm chủ bóng tối.Qua bút pháp lãng mạn của Thế Lữ ,ông đã vẽ nên một bộ tranh ko gì có thể sánh bằng,tuyệt đpẹ ,hùng vĩ.Phóng khoáng !Và đồng thời cũng đã làm sống dậy một thời huy hoàng ,quyền uy của vị chúa tể rừng già

27 tháng 1 2021

Thê áy tâm trạng uất hận của con hổ đâu bn. Câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc??

30 tháng 1 2023

Tâm trạng của hổ khi ở trong vườn bách thú đã được nhà thơ Thế Lữ khắc hoạ thật sinh động(độc đáo) trong bài thơ "Nhớ Rừng". Trước hết, hình ảnh con hổ đc thi sĩ nói tới với bao thương xót, cảm thông. Hổ đang phải nằm trong cũi sắt nơi vườn bách thú, chúa sơn lâm ma phải trong cảnh tù hãm thì quả là cay đắng và uất hận biết bao! Bị nhốt trong cũi sắt, tất cả đau đớn cay đắng chất khối thành khối"Gặm mãi mà chẳng tan, chẳng hết", hổ chỉ con bt nằm dài bất lực. Hổ cảm thất đau khổ khi bị chế diễu, bị nhục nhằn tù hãm, bị trở thành 1 món đồ chơi cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ và lũ gấu dở hơi. Nhưng chán chường buông xuôi chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài còn ẩn dấu trong tâm lòng mãnh hổ là nỗi uất hận vô cùng to lớn. Cách diễn đtạ "khối căm hờn" làm cho nỗi căm hờn ấy từ vô hình trở nên hữu hình như có thể nhìn thấy cụ thể. Nỗi căm hờn không chỉ dừng lại khoảnh khắc mà nó đã kết đọng lại từ lâu.
*2023 làm chắc không cần đâu=)))

Tham khảo:

Nào ai biết nó đang gậm một khối căm hờn trong cũi sắt “gậm” không phải là nhai ngấu nghiến mà là nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Bằng cách đó con hổ muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức trong nó đang đến cao độ. Nó căm tức vì bị giam cầm thì ít mà bị xếp ngang hàng với “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo vô tư lự” thì nhiều. Tâm trạng nó lúc này còn là cảm thấy vô cùng nhục nhã với hoàn cảnh nó đang phải chịu đựng. Nhục nhã vì nó đường hoàng là một chúa sơn lâm vậy mà lại bị lũ hãm để "làm trò lạ mắt thứ đồ chơi " cho "lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ" mà nó hết sức khinh ghét. Với biện pháp nhân hoá, Thế Lữ đã làm rõ tâm trạng của con hổ khi ở trong tù, nổi bật là sự hờn căm uất hận và nỗi nhục nhã mà nó đang phải chịu đựng.

19 tháng 1 2022

Refer:

Trong bài thơ " Nhớ rừng", Thế Lữ đã rất thành công khi khắc họa tâm trạng của của con hổ khi bị giam cầm trong cũi sắt.. Trong phần đầu bài thơ, tác giả đã thể hiện rõ tâm trạng đau khổ, uất hận của hổ khi bị tước mất tự do. Dưới song sắt của sở thú giam cầm, con hổ chỉ thấy căm hờn và uất hận. Nó hận vì sao lại bị giam chân ở giữa chốn ngục tù này . Một thời huy hoàng của hổ giờ đây bị thay thế bằng chuỗi ngày dài ngao ngán , chán chường. Nó khinh những kẻ tầm thường không hiểu vì về khát vọng tự do, giương mắt giễu oai linh hùng vĩ.  Nhưng, đau xót hơn là từ một chúa sơn lâm đứng ở vị trí tối cao - chúa tể chốn rừng xanh thế mà giờ đây hổ lại phải “chiu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi ”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Ẩn chứa đằng sau mỗi từ, mỗi câu là tâm trạng đầy bị kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, rơi vào cảnh “nhục nhằn, tù hãm”. Qua đây, ta cũng thấy được khát vọng được sống tự do của vị chúa tể rừng già. Thử hỏi  với cương vị của một vị chúa sơn lâm mà giờ đây hổ bị loài người coi như một con vật mua vui giải trí thì liệu nó có cảm thấy buồn ?  . Chẳng phải giờ đây, hổ thật sự trở nên tầm thường trong mắt mọi người đó sao !  Đó là minh chứng rõ nhất cho thấy con hổ là một con vật hoàn toàn bị mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt.

31 tháng 1 2022

Em tham khảo:

Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà “lũ người kia” đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối “học đòi” cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái “cảnh sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi” mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng tâm sự của con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ - người từng có thời hoạt động trong một “hội kín” yêu nước? (Câu hỏi tu từ) Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh “Tây Tàu nhố nhăng” đang thay thế cho những “vẻ hoang vu” của “bóng cả cây già” “những đêm vàng bên bờ suối”, “những bình minh cây xanh nắng gội”... một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi “nhớ rừng” cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thơ xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất - đoạn thứ hai và thứ ba trong bài - là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta “bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” giữa “sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”, đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.

1 tháng 2 2021

để nêu lên một cách thầm kín nỗi niềm của người dân, do bọn Pháp sẽ không cho đăng tải những bài viết chống thực dân hoàn toàn

Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.