giup mik voi mik can gap
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Is there any thing to drink ? I'm thirsty .
k mình nha mik nhanh nhất ..
\(\dfrac{x+3}{15}=\dfrac{1}{3}\left(1\right)\\ \Leftrightarrow x+3=\dfrac{1}{3}\cdot15\\ \Leftrightarrow x+3=5\\ \Rightarrow x=5-3\\ \Rightarrow x=2\)
Vậy tập nghiệm phương trình (1) là \(\left\{2\right\}\)
Quê hương thân yêu đã gắn liền với tôi từ lúc tôi mới sinh ra đến tận bây giờ, mười một năm, một thời gian dài đối với tôi. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi. Từ những cánh đồng mùa thu vàng óng nhưng cây lúa trưởng thành, đến bờ đê xanh mướt cỏ kia, bao nhiêu bạn bè, bao nhiêu người thân. Và trong tôi con sông quê hương vẫn là nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
Con sông chảy qua quê hương tôi như một dải lụa đào vắt ngang qua tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ.
Những buổi sáng mùa hè đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò tiếng hét vang lên. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương như những hạt ngọc nhỏ xíu long lanh. Con sông đi hiền hòa như để người ta có đủ thời gian ngắm nhìn nó. Nó phản chiếu từng bụi cây và cả những chú chim non đang cất tiếng hót trên bầu trời mùa hè trong xanh và sâu thẳm. Mặt trời đã nhô lên cao như trao lại sức sống cho muôn loài. Chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông khiến cho nó lung linh như dát vàng. Vào mỗi buổi trưa, chúng em lại í ới gọi nhau đi tắm sông. Từng đứa nhảy xuống khiến nước bắn tung tóe. Chúng tôi té nước vào nhau rồi cười ầm lên phá vỡ khoảng không gian yên tĩnh của trưa mùa hè nóng bức và oi ả, dòng sông vỗ những cơn sóng vào chúng tôi như muốn cùng chơi đùa, nó hiền hòa ôm ấp chúng tôi vào lòng như 1 người mẹ ôm đứa con mình vào lòng vậy. Vào những buổi tối sáng trăng chúng tôi thường mang xuồng ra đây để câu cá. Câu cá chán chúng tôi nằm lăn ra hát và ngâm thơ cho nhau nghe sóng vỗ vào cạnh xuồng như hát cho chúng tôi nghe ru cho chúng tôi ngủ. Cuối cùng cả bọn ngủ đi lúc nào không biết.
Yêu biết mấy dòng sông quê tôi, nó thật đẹp và huyền ảo làm sao. Sông ơi! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân hiền lành chất phác. Ôi dòng sông đã ôm ấp bao kỉ niệm, bao khát khao của những tâm hồn bé bỏng!
DÀN Ý TẢ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG
1. MỞ BÀI
Giới thiệu dòng sông quê hương gắn liền với tuổi thơ
2. THÂN BÀI
Tả cảnh hai bên bờ sông
Dòng sông qua các thời điểm
Kỉ niệm của bản thân gắn với dòng sông quê
3. KẾT BÀI
Nêu cảm nghĩ của bản thân: dòng sông quê đã gắn liền với tuổi thơ của em, dòng sông cũng chính là hiện thân cho quê hương
Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu ... mới sống qua được): câu chuyện con hổ với bà Trần.
- Đoạn 2 (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu.
Tóm tắt:
Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại. Có hai đoạn chia như phần Bố cục.
Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm được sử dụng là nhân hóa.
Nói về con hổ cũng là nói về con người. Con hổ là loài ăn thịt, là con thú hung dữ mà còn biết trọng tình nghĩa huống chi là con người.
Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Câu chuyện con hổ với bà đỡ Trần: hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái, biếu bà một cục bạc, còn được hổ dẫn ra tận cửa rừng.
- Câu chuyện con hổ với bác tiều: bác tiều giúp lấy cái xương bị hóc trong miệng con hổ, được hổ đền đáp và nhớ ơn mãi về sau.
→ Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn trong lần được giúp đỡ còn con hổ thứ hai thì nhớ ơn mãi về sau, cả khi bác tiều đã mất.
Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện đề cao lối sống nghĩa tình trong cuộc sống. Thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.
Luyện tập
Câu chuyện về một con chó có nghĩa với chủ:
- Tính khôn, hiểu ý chủ, biết nghe lời của chú chó.
- Quấn quýt với mọi người, hay chơi đùa, vẫy đuôi chạy ra tận cổng khi chủ về,...
- Chú chó dũng cảm cứu chủ trong cơn hoạn nạn.
Tóm tắt
Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.
Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.
Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:
- Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.
- Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.
Câu 2:
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.
Câu 3: Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.
- Các hành động:
+ Gõ cửa cổng bà đỡ
+ Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.
+ Mừng rỡ, đùa giỡn với con.
+ Đào cục bạc tặng bà đỡ.
+ Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi.
Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, lo lắng đến mạng sống của cô vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Hổ không nói được, nhưng cử chỉ cầm tay và đỡ rồi nhìn hổ cái là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.
- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:
+ Mắc xương, lấy tay móc họng.
+ Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.
+ Tạ ơn một con nai.
+ Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.
Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.
Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.
* Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
* Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô , đại từ xưng hô điển hình ) : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp .
* Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
* Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô , đại từ xưng hô điển hình ) : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp .
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi :
- Đại từ chỉ ngôi thứ nhất ( chỉ người nói ) : tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…
- Đại từ chỉ ngôi thứ hai ( chỉ người nghe ) : mày, cậu, các cậu, …
- Đại từ chỉ ngôi thứ ba ( người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới) : họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,…
* Đại từ dùng để hỏi : ai ? gì? nào? bao nhiêu ?…
* Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp : vậy, thế .