K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2016

vì tầm nhìn của mắt người có hạn mà thuyền càng gần người vì bị sóng xô vào

11 tháng 12 2016

ẹc

chắc là vì trái đất hình tròn

18 tháng 1 2017

người câm nói được tài thật

18 tháng 1 2017

viết dấu với mình đọc ko được

21 tháng 12 2016

Giồng nhân viên tiếp thị quá ! (đề nghị nên sửa chữ "em" thành "bạn")

Giá mua máy vi tính :

13 500 000 x (100% - 25%) = 10 125 000 đ

Giá mua tủ lạnh :

8 850 000 x (100% - 35%) = 5 752 500 đ

Giá mua tivi :

15 700 000 x (100% - 30%) = 10 990 000 đ

Tổng thiệt hại gia đình phải trả :

10 125 000 + 5 752 500 + 10 990 000 = 26 867 500 đ

18 tháng 9 2018

mày đi đâu thì kệ mày mắc mớ gì nói với tao làm cái gì

23 tháng 3 2018

Câu 1:

- Có 4 kiểu câu trần thuật đơn có từ "là":

+ Câu định nghĩa.

VD: Câu trần thuật đơn là loại câu do 1 cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về 1 sự việc, sự vật hây để nêu lên 1 ý kiến.

+ Câu giới thiệu.

VD: Hằng là người bạn thân của tôi từ đầu năm lớp sáu đến giờ.

+ Câu miêu tả.

VD: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

+ Câu đánh giá.

VD: Dế Mèn trêu chị Cốc là dại.

- Có 2 kiểu câu trần thuật đơn ko có từ "là":

+ Câu tồn tại.

VD: Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.

+ Câu miêu tả.

VD: Bóng tre trùm ;lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

24 tháng 3 2018

Câu 3 : Xác định phép ẩn dụ trong những câu sau :

A. Ngay ngay mat troi di qua tren lang

Thay mot mat troi trong lang rat do

Ẩn dụ : Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

B.Thuyen ve co nho den Chang

Ben thi mot da khang khang doi thuyen

Thứ nhất,ở đây sử dụng thể thơ lục bát,đây là thể thơ rất đc ưa chuộng,dễ nhớ
Thứ hai: sử dụng biện pháp ẩn dụ ‘’thuyền-bến’’ thay cho đại từ ngôi thứ 2,gợi sự nhớ nhung,quyến luyến,thuyền-bến k thể tách rời
Thứ ba : điệp từ ‘’khăng khăng’’ khẳng định sự chờ đợi mãnh liệt,cho người ta thấy nỗi niềm thương nhớ giữa thuyền và biển
->2 câu thơ mang âm hưởng bài hát,diễn tả tình cảm sắc thái của con người trong cảnh chia xa,khiến người đọc k khỏi ngậm ngùi,đồng cảm.

18 tháng 3 2017

Cách 5 người sang sông :

- Lần 1 : 2 trẻ em sang sông, 1 em ở lại, 1 en quay thuyền lại.

- Lần 2 : 1 người lớn thứ 1 sang sông, 1 trẻ em quay thuyền lại.

- Lần 3 : 2 trẻ em sang sông, 1 em ở lại, 1 em quay thuyền lại.

- Lần thứ 4 : 1 người lớn thứ 2 sang sông, 1 trẻ em quay thuyền lại

- Lần thứ 5 : 2 trẻ em sang sông, 1 em ở lại, 1 em quay thuyền lại.

- Lần thứ 6 : 1 người lớn thứ 3 sang sông, 1 trẻ em quay thuyền lại.

- Lần thứ 7 : 2 trẻ em sang sông.

 Như vậy sau 7 lượt thuyền sang sông và 6 lượt thuyên quay lại, cả 5 người đã sang sống.

Tổng quãng đường thủy con thuyền đã đi :

(7 + 6) x 100 = 1300 mét

16 tháng 4 2018

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.

“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

16 tháng 4 2018

Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:

Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.

Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».

Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.

Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.

Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.

Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).

9 tháng 4 2019

Tổng của 5 số là :
   138 x 5 = 690
Số ở giữa là số thứ ba,vậy số thứ ba là :
   ( 127 x 3 ) - ( 690 - 148 x 3 ) = 135
    Đáp số : 135

23 tháng 4 2019

thanks ban nha

20 tháng 2 2019

Cơ học lớp 8