Nêu nội dung bộ luật Hồng Đức. Bộ luật Hồng Đức có điểm gì so với các bộ luật trước đó?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Nội dung chính của bộ luật Hồng Đức thời Lê Sơ:
-Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc
- Bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ
*Điểm tiên tiến của bộ luật Hồng Đức
-Bảo vệ quyền lợi,địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
-Chú trọng vào việc bảo vệ lãnh thổ đất nước
1. n/d chính :
Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
2 . Điểm giống nhau :
bao gồm nhiều các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực hình sự; lĩnh vực dân sự; luật tố tụng; luật hôn nhân và gia đình; luật hành chính;...
Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.
3. Năm 1488, vua Lê Thánh Tông cho biên soạn bộ luật Hồng Đức, gồm 722 điều chia làm 16 chương.
tham khảo cụ này này ;v
https://hoc24.vn/cau-hoi/noi-dung-chinh-cua-luat-gia-long-va-luat-hong-duc-neu-diem-giong-nhau-cua-2-bo-luat-nay-bo-luat-hong-duc-duoc-bien-soan-va-ban-hanh-duoi-thoi-vua-na.6056051
bạn tham khảo nha
Nội dung chính của Luật Gia Long và Luật Hồng Đức?
-Luật Gia Long quy định rất ngặt và xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng nhận tiền của hối lộ, bắt dân phải nộp tiền… nếu như ai bị mắc vào mức nào thì căn cứ vào luật mà xử đoán. Những viên quan nào đến mức bị tước bỏ bằng, sắc, cáo của vua ban và bị xóa tên trong sổ bộ quan là bị bãi chức hoàn toàn.
-Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
Nêu điểm giống nhau của 2 bộ luật này?
.-Điểm giống nhau :
bao gồm nhiều các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực hình sự; lĩnh vực dân sự; luật tố tụng; luật hôn nhân và gia đình; luật hành chính;...
Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.
Bộ Luật Hồng Đức được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
Bộ luật này được ban bố lần đầu tiên trong khoảng những năm 1470 - 1497 dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu là Hồng Đức.
chúc bạn học tốt nha
Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức là:
- Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia
- Khuyến khích phát triển kinh tế
- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
* Điểm tiến bộ trong bộ luật này là đã có quyền lợi cho phụ nữ, vì những bộ luật khác không có quyền lợi gì cho phụ nữ, trong khi đó họ là những con người chính trong sản xuất, lao động.
1.
Đây là bộ luật hoàn chính đầu tiên của nước ta và có những điều tiến bộ. Nội dung cơ bản của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chú ; bảo vệ chủ quyền quốc gia ; khuyến khích phát triển kinh tế ; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc ; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
* Điểm tiến bộ của bộ luật Hồng Đức là so với các bộ luật trước là :
- Đề cao vai trò người phụ nữ
- Khuyến khích dân sản xuất
- Đề cao tinh thần nho giáo ( yêu nước, ...)
- Có tính chất nhân đạo
- Đề cao việc học và tuyển chọn nhân tài
- Có những chính sách quan tâm tới dân ( chia đất đai không cho quan lại quá nhiều, ...).
Chúc bạn học tốt!
Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới.
Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam. Ví dụ: Điều 1 quy định trượng hình chỉ đàn ông phải chịu: "Từ 60 cho đến 100 trượng, chia làm 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tuỳ theo tội mà thêm bớt. Xử tội này có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng chỉ đàn ông phải chịu." Điều 680: "Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm hai tư; ngục quản bị đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi, nhưng chưa đủ hạn một trăm ngày mà đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc. Nếu đã đủ 100 ngày mà không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại bị tội biếm hay tội phạt"..
Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và lúa má của người khác (điều 601), tự tiện giết trâu ngựa (điều 580) v.v Những điều luật trong Quốc Triều Hình Luật đã xác định trách nhiệm của nhà nước thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người nghèo khổ trong xã hội (Điều 294; Điều 295).
Điểm thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường. Ví dụ: Điều 17 Quốc Triều Hình Luật quy định: "Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật.Khi ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội đến khi lớn mới phát giác thì xử tội theo luật lúc còn nhỏ". Quốc Triều Hình Luật còn thể hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội tuy chưa bị phát giác và tự thú trước (trừ phạm tội thập ác hoặc giết người). Điều 18 và điều 19: "Phàm ăn trộm tài vặt của người sau lại tự thú với người mất của thì cũng coi như là thú ở cửa quan". Điều 21, 22, 23, 24 của Quốc Triều Hình Luật quy định cho chuộc tội bằng tiền (trừ hình phạt đánh roi vì cho rằng đánh roi có tính chất răn bảo dạy dỗ nên không phải cho chuộc).
Điểm thứ năm, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ: Điều 40: "Những người miền thượng du (miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội. Những người thượng du phạm tội với người trung châu (miền trung du và miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội.". Có thể nói đây là một trong những điều luật thể hiện rõ nhất tính sáng tạo của nhà làm luật. Điểm thú vị của quy định này ở chỗ luật pháp dù có hoàn bị đến đâu cũng không thể phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn vai trò của phong tục tập quán vốn dĩ đã tồn tại lâu dài trước cả khi có luật.
* Nội dung của bộ luật Hồng Đức:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc
+Bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ.
* Điểm tiến bộ của bộ luật Hồng Đức là có thêm luật bảo vệ quyền lợi phụ nữ.
* Nội dung của bộ luật Hồng Đức:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc
+Bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ.
* Điểm tiến bộ của bộ luật Hồng Đức là có thêm luật bảo vệ quyền lợi phụ nữ.
Pháp lật thời Lê Sơ ngoài những nội dung có trong pháp luật thời Lý, Trần thì còn bổ sung thêm: bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
tham khảo
* Giống nhau:
- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.
- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
* Khác nhau:
Thời Lý - Trần | Thời Lê sơ |
- Bảo vệ quyền lợi tư hữu, giai cấp thống trị - Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ | - Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế. - Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. - Hạn chế phát triển nô tì. - Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn bộ luật trước đó. |
tham khảo
* Giống nhau:
- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.
- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
* Khác nhau:
Thời Lý - Trần | Thời Lê sơ |
- Bảo vệ quyền lợi tư hữu, giai cấp thống trị - Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ | - Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế. - Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. - Hạn chế phát triển nô tì. - Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn bộ luật trước đó. |
Ý 1:
Nội dung cơ băn của bộ luật Hồng Đức là:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc
+ Bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển khinh tế, giữ gìn truyền thống của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ
Ý 2:
Đề cao vai trò người phụ nữ
Khuyến khích dân sản xuất
Đề cao tinh thần nho giáo ( yêu nước, ...)
Có tính chất nhân đạo
Đề cao việc học và tuyển chọn nhân tài
Có những chính sách quan tâm tới dân ( chia đất đai không cho quan lại quá nhiều, ...)
Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).
- Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ