viết 1 bài văn trình bày ý kiến của em về ht nói tục chửi bậy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một hiện tượng đang lan rộng trong giới học sinh ngày nay và gây nhiều nỗi lo cho các bậc phụ huynh là hiện tượng nói tục chửi thề.Nói tục chửi thề là hiện tượng khi nói người ta thường hay đệm vào những câu tục tĩu, những từ “cấm” có ý nghĩa như một câu chửi tới người nghe. Khi tán gẫu, người ra thường hay mang những câu chuyện tục để gây tiếng cười cũng là một biểu hiện của nói tục chửi thề. Trong giới học sinh, còn có hiện tượng khắc những dòng chữ mang hàm ý xấu, tục lên bàn hoặc lên tường trong lớp học.Hậu quả chính của hiện tượng cần loại bỏ này là mỗi người sẽ tự hạ thấp bản thân mình, bởi vì nghe những lời nói tục chửi thề ta sẽ luôn nghĩ đầu tiền rằng người đó là một người vô học, thiếu văn hóa. Nói tục chửi thề nhiều sẽ thành thói quen, khi nói là phải có vài câu nói tục, làm cho người nghe cảm thấy khó chịu khi cứ phải nghe những câu chửi như nhằm vào cha, vào mẹ của mình, và điều đó làm mất đi sự văn minh, lịch sự trong giao tiếp cộng đồng.Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thiếu ý thức của bản thân, sự bắt chước vô thức khi cứ nghĩ như vậy mới là người lớn.Thêm vào đó là do tác động rất lớn từ môi trường, ngoại cảnh, nhiều người nói tục chửi thề thì lâu ngày những người khác sẽ quen dần và cũng trở nên nói tục chửi thề. Nguyên nhân cuối cùng là gia đình, nhà trường vẫn chưa giáo dục đúng đắn về hiện tượng này, hay bản thân người trong gia đình cũng nói tục chửi thề dẫn đến con cái của mình vì đó mà thành thói quen.Để có thể khắc phục được tình trạng này, bản thân mỗi người phải tự ý thức và kiểm điểm bản thân khi nói tục chửi thề.Nhà trường, gia đình, cộng đồng cần phải giáo dục và tuyên truyền mọi người không nói tục chửi thề.Để cuộc sống văn minh lịch sự, hãy loại bỏ hiện tượng nói tục, chửi bậy.
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, nêu vấn đề nói tục chửi thề. Nhận xét, ý kiến cá nhân về vấn đề này (thói xấu càng từ bỏ. ảnh hưởng đến xã hội,...).
II. THÂN BÀI
Giải thích khái niệm:
- Nói tục chửi thề là gì? Cách nói năng, giao tiếp sử dụng các từ ngữ kém văn hóa, mang ý nghĩa tiêu cực gây xúc phạm đến đối tượng giao tiếp.
Nêu thực trạng nói tục chửi thề của giới trẻ và học sinh hiện nay:
-Nói tục chửi thề đang trở thành một hiện tượng phổ biến ở nhiều tầng lớp trong xã hội đặc biệt là giới trẻ.
-Tốc độ lây lan và gia tăng của thói xấu này ngày càng nhanh chóng.
-Nói tục chửi thề có xu hướng trở thành thói quen của một bộ phận người trong xã hội.
-Việc ngăn chặn và kiểm soát vấn đề chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Nguyên nhân của nói tục chửi thể:
-Ý thức cá nhân của giới trẻ con kém, chưa ý thức được tác hại và bản chất của việc nói tục chửi thề.
-Quan niệm chưa chín chắn về thói nói tục chửi thề ở giới trẻ (xem đây là cách hơn thua, thể hiện bản thân, chứng tỏ,...).
-Ảnh hưởng từ môi trường sống thiếu lành mạnh (bạn bè, người lớn nói tục chửi thề khiến trẻ học theo).
-Gia đình và nhà trường chưa có biện pháp giáo dục và quan tâm thích đáng.
-Sự yếu kém trong kiểm soát các mạng xã hội, game online, phim ảnh,... có sử dụng yếu tố nói tục chửi thề.
Hậu quả của nói tục chửi bậy:
-Ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách, phẩm chất con người.
-Đánh mất đi vẻ đẹp văn minh của xã hội.
-Làm giảm giá trị của một con người, khiến họ không nhận được sự tôn trọng và đánh giá cao từ những người xung quanh.
-Làm tăng sự mâu thuẫn và tranh chấp giữa người và người trong xã hội có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiệm trọng như đánh nhau thậm chí tới tính mạng
Lời khuyên để tránh nói tục chửi thể
-Rèn luyện, nâng cao ý thức cá nhân.
-Học hỏi, chọn lọc và tiếp thu những lời hay, ý đẹp.
-Nhà trường và gia đình có sự quan tâm và điều chỉnh hợp lí trong cách giáo dục và chăm sóc trẻ.
-Các cơ quan nên có sự kiểm soát chặt chẽ hơn các văn hóa phẩm trước khi phát hành.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại vấn đề (nhận định, suy nghĩ của em về nói tục chửi thề). Rút kinh nghiệm, đưa ra lời nhắn nhủ,...
Ông bà ta xưa đã dạy:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.
Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.
Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.
Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.
Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.
1 . Ông bà ta xưa đã dạy:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.
Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.
Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.
Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.
Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.
2.
- Mở bài:
Để tao nên một tập thể, cộng đồng vững mạnh, mỗi cá nhân phải gắn kết mình với cộng đồng. Sự liên kết của nhiều cá nhân sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể, công đồng. Đồng thời, cũng cần tương trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc, vượt qua khó khăn thử thách, hướng đến thành công. Bởi thế, Một trong những đức tính cần phải có đó là tinh thần đoàn kết, tương trợi lẫn nhau.
- Thân bài:
Đoàn kết là gì?
Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng làm việc vì mục đích chung. Tinh thần đoàn kết vốn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn
Tương trợ là gì?
Tương trợ là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Tương trợ còn là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung
Đoàn kết, tương trợ không phải là sự kéo bè, kéo cánh, a dua hoặc bao che cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung.
Tại sao sống phải có tinh thân đoàn kết và tương trợ lẫn nhau?
Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ngoài việc đoàn kết, chúng ta cũng cần sự giúp đỡ của người khác để tiến bộ, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tinh thần tương trợ tiếp thêm cho con người sức mạnh để chiến thắng trong công việc và trong đời sống.
Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đơc người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khằng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân.
Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau còn là truyền thống quý báu cần phải gìn giữ. Nhờ biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau, dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách, chiến thắng biết bao kẻ thù hùng mạnh để giữ vững đất nước, xây dựng cuộc sống yên bình, trù phú và tươi đẹp như thế này.
Rèn luyện tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau như thế nào?
Để tiến bộ và thành công trong học tập và lao động, con người cần phải luôn rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ. Bởi chỉ khi gắn mình với tập thể, với cộng đồng, con người mới được bảo vệ, che chở và nhận được sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời, tập thể và cộng đồng là nơi để con người thể hiện và khẳng định các giá trị của mình.
Rèn luyện lối sống thân ái, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn. Tương thân tương ai không chỉ là hành động mà còn là phẩm chất của con người. Giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống để tình cảm con người trở nên khăng khít, bền chặt và lâu dài.
Kiên quyết phê phán những hành động thiếu sự đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Kiên quyết phê phán những hành động phá hoại, chia rẽ tinh thần đoàn kết tương trợ của tập thể và cộng đồng. Biết gắn kết tình cảm cộng đồng cùng làm việc và hướng đến những lượi ích chung nhất.
Phê phán:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có tinh thàn đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Họ sống ích kỉ, tách mình ra khỏi tập thể, cộng đồng. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân, xa rời mọi người. Thậm chí, họ không muốn tham gia các hoạt động chung của tập thể. Có nhiều người còn âm mưu và hành động phá hoại, chia rẽ tinh thần đoàn kết của tập thể, cộng đồng, dân tộc. Những người như thế thật đáng bị lên án chỉ trích.
Bài học:
Sống phải có tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Đoàn kết chính là nguôn cội tạo nên sức mạnh ở mỗi con người. Không đoàn kết thì sẽ sống cô lạp, tách biệt với mọi người. Không biết tương trợ lẫn nhau thì cũng không được ai quan tâm hay giúp đỡ.
Kết bài:
“Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” (Publilius Syrus). Không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta hợp sức lại. Bởi vậy, để thành công trong cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện và thực hành tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.
hok tốt~~
Dàn bài
Mở bài: Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển nhanh đến mức con người ta chưa tìm hiểu kỹ về nó đã muốn nhanh chóng sử dụng. Vì thế, có ý kiến cho rằng: "Tôi có quyền tự do nói ra bất cứ điều gì trên mạng xã hội vì đó là quyền tự do ngôn luận và cũng không ai biết đến tôi trong thế giới ảo".
Thân bài:
- Định nghĩa:
+ "Thế giới ảo": gồm các nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, trò chơi điện tử, thế giới ảo 3D, thư viện số, v.v.
+ "Tự do ngôn luận" là quyền của mỗi cá nhân được tự do diễn đạt, truyền tải và chia sẻ ý kiến, thông tin và suy nghĩ của mình một cách công khai và tự do.
- Bàn luận, phân tích:
+ Nguyên nhân nêu ý kiến:
-> Chưa hiểu rõ về mạng xã hội.
-> Người nêu ý kiến là người vô trách nhiệm, kiến thức hạn hẹp.
-> ....
+ Ý kiến của em:
-> Việc sử dụng mạng xã hội không có nghĩa là ta có quyền tự do nói bất cứ điều gì mà không phải chịu trách nhiệm.
-> Những gì ta đăng tải trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến những người khác, gây ra những hậu quả không mong muốn cho chính ta. Do đó, ta cần phải có trách nhiệm với những gì mình đăng tải trên mạng xã hội.
-> Không nên lấy quyền "tự do ngôn luận" để bao biện cho sự "nói bậy", muốn nói gì cũng được!
-> Việc cho rằng không ai biết đến ta trong thế giới ảo là một quan điểm sai lầm. Thực tế, mọi hoạt động của chúng ta trên mạng xã hội đều để lại dấu vết và có thể bị theo dõi. Nếu ta đăng tải những thông tin sai lệch hoặc xúc phạm đến người khác, ta có thể bị lên án và bị xử lý theo pháp luật.
-> Đồng thời, ta cần tôn trọng đạo đức của bản thân và cảm xúc của những người khác. Từ đó ăn nói tốt đẹp, không phải là có thể nói ra bất cứ điều gì.
- Quyền tự do ngôn luận cũng đồng nghĩa với việc ta phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói ra. Nếu những gì ta nói ra gây hại đến người khác hoặc xúc phạm đến giá trị của xã hội, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả của hành động của mình.
- Liên hệ thực tế.
- Liên hệ bản thân.
Kết bài: Khép lại, việc cho rằng ta có quyền tự do nói bất cứ điều gì trên mạng xã hội là một quan điểm sai lầm và nguy hiểm. Chúng ta cần phải có trách nhiệm với những gì mình đăng tải trên mạng xã hội và hiểu rõ rằng quyền tự do ngôn luận không có nghĩa là ta có thể nói bất cứ điều gì mà không phải chịu trách nhiệm.
Khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống:
– Nêu được vấn đề cần bàn luận.
– Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối với vấn đề cần bàn luận.
– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
– Bố cục đảm bảo: 3 phần
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
Trong cuộc sống, mỗi sự vật đều có giá trị, ý nghĩa riêng. Một trong những vật có giá trị vô cùng lớn và mang ý nghĩa quyết định đến đời sống con người chính là sách, chính vì thế chúng ta có thể khẳng định: “Sách là người bạn lớn của con người”. Sách là nơi lưu trữ những kiến thức từ lâu đời ở nhiều lĩnh vực khác nhau giúp người đọc mở mang hiểu biết cũng như bồi dưỡng tâm hồn. Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân. Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở. Bên cạh đó, chính chún ta cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở, viết lách. Bạn thử nghĩ xem, nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta liệu sẽ có những bài học bổ ích? Và xã hội sẽ liệu có phát triển được như bây giờ? Sách lưu giữ thông tin của nhiều lĩnh vực, bên cạnh việc cung cấp tri thức, sách còn giúp ta rèn giũa tâm hồn cũng như giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi. Xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của sách vở, chưa có ý thức đọc sách, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mà chỉ lười biếng, dựa dẫm vào người khác. Những người này mãi sẽ không tiến bộ và sẽ bị tụt về phía sau. Mỗi người hãy lựa chọn cho mình những quyển sách tốt nhất để học tập và trau dồi bản thân, giúp cho cuộc sống này trở nên ý nghĩa hơn.
mik cần gấp canafi mik vs
Tham Khảo
“Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” - câu ca dao trên đã nói lên tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp hàng ngày. Vậy mà ngày nay, hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề đang diễn ra rất phổ biến gây ảnh hưởng tới giá trị nhận thức của cộng đồng.
Nói tục, chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, văn hóa khi giao tiếp với bạn bè, người lớn tuổi thậm chí cả những lúc tức giận vô thức thốt lên lời chửi thề. Bất cứ lúc nào, bất kỳ cuộc nói chuyện với ai họ đều nói tục, với họ nói tục cũng giống như những lời nói bình thường trong giao tiếp.
Đôi khi là bạn học sinh này bắt chước bạn khác nói tục, chửi thề rồi dần dần trở thành một thói quen xấu khiến người giao tiếp với họ bực mình, khó chịu, không muốn giao tiếp. Và các bạn học sinh không nhận ra rằng khi họ nói tục, chửi bậy sẽ tạo ra phản cảm với người đối diện, trở thành người thiếu văn minh, kém hiểu biết trong mắt người khác. Người nói tục, chửi thể nghiễm nhiên không được mọi người yêu thích thậm chí là xa lánh.
Nguyên nhân chủ quan của hiện tượng này là học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói lịch sự. Họ nói cho vui miệng, nói như một cách để thể hiện bản thân mình khác, mình chất. Họ cũng chưa hiểu được nói tục chửi bậy là hành vi xấu, là biểu hiện của những người kém văn minh. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xét đến nguyên nhân khách quan là do từ nhỏ, những học sinh đó đã tiếp xúc trong môi trường sống không lành mạnh, toàn những người nói tục thô thiển khiến họ lây nhiễm tật xấu nói tục và chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề.
Vì vậy, để ngăn chặn hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề, thì bố mẹ và nhà trường có trách nhiệm rất quan trọng. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ dễ học những thói xấu đó từ bên ngoài cho nên bố mẹ cần có trách nhiệm không được để trẻ học những thói hư, tật xấu đó. Nhà trường cũng nên tuyên truyền cho các học sinh biết tầm quan trọng của lời nói, dùng lời hay ý đẹp trong giao tiếp và ngăn cấm triệt để hiện tượng học sinh ăn nói thiếu văn minh.
Như vậy, để trở thành một con người văn minh, tài giỏi thì trước hết bản thân mỗi người phải ý thức được tầm quan trọng của lời nói và không nói tục, chửi thề trong mọi trường hợp.