K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2022

tk

Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Riêng trong học tập, những biểu hiện của đức tính trung thực là các bạn học sinh không quay học, không mang tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. Nó mang đến một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau. Người trung thực luôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người. Ngày nay, tính trung thực lại càng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt, được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

18 tháng 5 2022

refer

Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Riêng trong học tập, những biểu hiện của đức tính trung thực là các bạn học sinh không quay học, không mang tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. Nó mang đến một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau. Người trung thực luôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người. Ngày nay, tính trung thực lại càng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt, được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

17 tháng 2 2021

ggggggggggggggggg

1 tháng 10 2021

cần làm gì ah

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

Người biết ít thì nói nhiều, người biết nhiều thì nói ít. Có thể nói, khiêm tốn là chiến thắng đầu tiên trong giao tiếp. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn nhún nhường trước người khác. Người khiêm tốn thường giao tiếp điềm đạm, nhỏ nhẹ, luôn biết nhường nhịn người khác, không khoe mẽ về bản thân, tôn trọng và lịch thiệp trong giao tiếp. Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Ai cũng cần có lòng khiêm tốn. Chính sự khiêm tốn gắn kết con người lại với nhau, tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng còn tính cách trưởng thành trong bão tố. Kẻ sống không có lòng khiêm tốn, thích khoe khoang, hợm hĩnh, kiêu ngạo quá mức sẽ bị mọi người khinh ghét, xa lánh, nhất định sẽ thất bại trong cuộc sống này.

14 tháng 5 2022

Trung thực là lối sống thật thà, ngay thẳng; không gian dối, lừa gạt làm hại người khác để mưu lợi cho mình. Người có tính trung thực không nhận những món lợi (vật chất, tinh thần) không phải do mình làm nên. Người trung thực luôn can đảm nhận lỗi hoặc những hạn chế yếu kém của mình; dám phản ánh những vấn nạn của xã hội… Trung thực rõ ràng là đức tính cần thiết và quan trọng nhất đối với mỗi con người. Sống trung thực thì lòng sẽ được thanh thản, lương tâm trong sạch, hưởng được hạnh phúc cuộc sống; được nhiều người tin tưởng, kính trọng. Sống trung thực giúp ta tin yêu con người, làm cho xã hội văn minh tiến bộ. Trung thực là đức tính đáng quý ở con người cần được trân trọng, biểu dương. Để đề cao tính trung thực trong đời sống, chúng ta cần quyết liệt phê phán những ai sống lừa gạt, kiếm tiền bằng cách nói dối lừa đảo. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, lòng trung thực nhường chỗ để thực hiện một điều cao cả hơn: đó là tình thương yêu. Ví dụ: bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà bác sĩ vẫn nói tình hình sức khỏe tiến triển tốt để đem lại sự thanh thản cho bệnh nhân trong những giờ cuối cuộc đời…Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Thiếu trung thực, các giá trị đạo đức khác cũng không thể hình thành được ở con người. Bởi vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực để có thể thành công và sống một cuộc đời hạnh phúc.

14 tháng 5 2022

Con người cần phải trau dồi nhiều đức tính tốt đẹp để trở thành một công dân gương mẫu, sống đúng đắn, một trong số đó chính là tính trung thực. Trung thực có thể coi là giá trị cốt lõi trong kho tàng đạo đức, cái làm nên nhân cách, nhân phẩm của con người. Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật vì một mục đích nào đó. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả. Bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trung thực và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tùy theo khả năng của mỗi người. Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời một cách trung thực và can đảm. Không ai có thể yêu mến và giúp đỡ một người không trung thực. Mỗi chúng ta hãy luôn trung thực trong công việc và trong đời sống để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, thành công trong công việc và sống một cuộc đời hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người.

13 tháng 3 2021

Mình đưa ra dàn ý nha

1. Mở đoạn

- Dẫn ra vấn đề cần nghị luận.


2. Thân đoạn

a. Khái niệm
- Khiêm tốn là một đức tính quý giá, là việc con người có những nhận xét, đánh giá đúng mức và phù hợp với bản thân, không tự cho mình là đúng, không tỏ thái độ kiêu kỳ, tự mãn.
- Giản dị là sự tối giản một cách tự nhiên trong nếp sống. Người sống giản dị có gì dùng đó, thích những thứ đơn giản, hữu dụng hơn là những thứ màu mè hoa lá, họ sống một cách khoa học và tiết kiệm. Không chỉ là sự giản dị trong tiêu dùng mà còn là giản dị trong cả tâm hồn, lời ăn tiếng nói.
=> Ăng-ghen nói "Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị", là nhằm khẳng định tầm quan trọng, sự quý giá và cần thiết của hai đức tính này trong quá trình phát triển của con người.

b. Biểu hiện và lợi ích:

* Khiêm tốn:
- Người khiêm tốn, không thích nói nhiều, họ quan tâm đến việc phải làm gì và luôn muốn phát triển bản thân một cách tích cực.
- Luôn nhận được sự tin tưởng, quý trọng từ người khác, được đánh giá một cách khách quan và trung thực, bởi họ thường chứng minh năng lực của bản thân bằng hành động, chính vì thế luôn đem đến cho người khác sự kỳ vọng vượt ngoài mong đợi.

* Người sống giản dị:
- Họ thường sẽ trở thành thành phần trung tính trong xã hội, với lối ăn mặc, sinh sống, trang điểm giản dị, họ thường dễ được chào đón trong môi trường xã hội.
- Giản dị không chỉ ở lối sống mà còn phải giản dị trong cách suy nghĩ, tư tưởng, nghĩ đơn giản, sống lạc quan, tư duy một cách tích cực, không toan tính thực dụng => Dễ tạo thiện cảm với mọi người, đồng thời có được mối quan hệ tốt đẹp.
- Sống giản dị, tiết kiệm giúp chúng ta tiết kiệm chi tiêu, dành tiền bạc của cải vào các quỹ tiết kiệm, hoặc thực hiện được những việc có ý nghĩa.

c. Bàn luận:
- Câu nói của Ăng-ghen đã mở ra cho mỗi chúng ta một quan niệm nhân sinh triết học sâu sắc, cho chúng ta những bài học, lời khuyên quý giá trong việc tu dưỡng đạo đức phẩm giá của mỗi con người.
- Phê phán lối sống kiêu căng, tự mãn và sự phung phí, chạy theo hình thức nguy hại.


3. Kết đoạn

Nêu bài học.

5 tháng 2 2021

 

Em tham khảo nhé !!

Bài 1 : 

Trong cuộc sống con người cần phải rèn luyện cho mình rất nhiều đức tính, một trogn số đó là lòng vị tha. Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình. Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại. Lòng vị tha có thể được bắt gặp khi luôn hết lòng vì người khác, sẵn sàng phần thiệt thòi về bản thân,  sẵn lòng tha thứ cho những lầm lỗi của những người xung quanh. Và lòng vị tha có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của con người. Người có lòng vị tha sẽ chiếc thắng được phần ích kỉ trong mình, để tự hoàn thiện bản thân. Bởi con người bao giờ cũng tồn tại những sự ích kỉ cho bản thân và chiến thắng bản thân bao giờ cũng là chiến thắng vẻ vang nhất.  Lòng vị tha giúp ta sống bình an, thanh thản, ta không phải bận tâm về những lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình. Đồng thời nó còn có sức mạnh  cảm hóa những người xung quanh, giúp họ sống hướng thiện. Ví dụ tiêu biểu đó chính là luật pháp, luôn có những sự khoan hồng. Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Thật vậy ! Họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống. Vì vậy, những kẻ sống thờ ơ, ích kỉ thật đáng phê phán. Bản thân mỗi người hãy biết vị tha đúng lúc, đúng chỗ để khiến cuôc sống có ý nghĩa hơn,

 

5 tháng 2 2021

Bài 2 : 

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Còn được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt . Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

  
21 tháng 4 2021

Mỗi con người trong chúng ta đều vẫn luôn cố gắng mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân hơn. Và đương nhiên để hoàn thiện được thì không chỉ cần có trí tuệ nà còn cần những phẩm chất và tính cách tốt hơn. Mà một trong những tính cách quan trọng ấy là tính khiêm tốn. Đây là một trong những tính cách mà mỗi người trong chúng ta nhất định phải có để trở nên tốt đẹp hơn. Không khoe khoang, phóng đại những thành tích của bản thân mà từ tốn hơn, biết nhận những khuyết điểm và sửa chữa. Trong xã hội, một con người khiêm tốn sẽ luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.

TK#

Con người có rất nhiều đức tính tốt, một trong số đó là lòng khiêm tốn. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không kiêu căng, tự phụ. Người có tính khiêm tốn là người luôn phải cố gắng nhiều hơn trong mọi việc. Lòng khiêm tốn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó là một phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Giúp ta nâng cao phẩm giá, cũng như được mọi người xung quanh tôn trọng và quý mến. Như Bác Hồ sống một cuộc sống hết sức khiêm tốn với ngôi nhà sàn gỗ mộc mạc, đơn sơ nhưng Bác vẫn là một vị lãnh tụ kiệt xuất. Vậy mà hiện nay vẫn còn những con người có tính tự cao, tự đại. Đó là những người cần đáng phê phán và loại bỏ. Tóm lại, khiêm tốn là một đức tính tốt của con người, vì vậy mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

24 tháng 3 2021

Trong xã hội hiện nay có rất nhiều đức tính đẹp, một trong số đó là đức tính khiêm tốn. Vậy ta cần hiểu khiêm tốn là gì? Đó là đức tính khiêm nhường, không khoe khoang, sĩ bọ với người khác, dấu kín trong lòng. Biểu hiện là khi có chuyện vui thì không khoe cho mọi người, bình tĩnh xử lí các tình huống, không công nhận mình giỏi hơn người khác mà chỉ nhận bằng thôi hoặc kém hơn. Trong xã hội ngày nay có rất nhiều người có đức tính khiêm tốn, một trong số đó là Bác Hồ. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp không có đức tính khiêm tốn như Dế Mèn. Nói tóm lại, mỗi chúng ta cần giữu cho mình đức tính khiêm tốn trong mọi tình huống.

24 tháng 3 2021

Trong cuộc sống, mỗi người hãy tự rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn. Đây là điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Đức tính khiêm tốn là đức tính quý báu mà mỗi người cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Vậy khiêm tốn là gì? Đó là thái độ nhún nhường, hòa nhã, đối lập với sự kiêu căng và tự phụ, lòng khiêm tốn có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Người có lòng khiêm tốn dễ gây được thiện cảm với người khác. Khiêm tốn giúp con người biết những hạn thức của mình để không ngừng học hỏi. Trái lại, kiêu căng tự phụ sẽ làm việc học hỏi bị hạn chế rất dễ đi đến thất bại. Tóm lại, khiêm tốn là một đức tính quý báu mà con người phải có trong cuộc sống