K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2023

giúp mk với, nhớ đúng chủ đề câu hỏi nha

21 tháng 1 2023

Tham khảo:Giải thích:
– Nghệ thuật: Nghệ thuật là một lĩnh vực của cuộc sống khác các lĩnh vực khoa học. Nghệ thuật mà Lê Ngọc trà đặc biệt nhấn mạnh ở đây là văn học – những tác phẩmnghệ thuật ngôn từ có hình tượng.
– Bao giờ: luôn luôn.
– Là tiếng nói tình cảm con người: Tình cảm của con người được thể hiện trong tác phẩm và tình cảm của chủ thể sáng tạo – nhà văn – người nghệ sĩ.
– Là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư: những tình cảm ấy được nói ra, được viết ra xuất phát từ nhu cầu:
. Được giãi bày: được bày tỏ, chia sẻ những gì chất chứa ở trong lòng để có thể nhân đôi những niềm vui và vơi bớt những nỗi buồn.
. Gửi gắm những tâm tư: muốn kí thác vào tác phẩm những lời nhắn nhủ, những bức thông điệp, những tư tưởng, tình cảm của nhà văn….
=> Ý kiến đề cập đến đặc trưng của văn học: Văn học là tiếng nói của tình con người, những tình cảm được nói ra, viết ra từ nhu cầu được bày tỏ, chia sẻ, gửi gắm vào tác phẩm những tình cảm, tư tưởng của nhà văn. Ý kiến đồng thời đưa ra tiêu chí để đánh giá một tác phẩm chân chính phải chứa đựng những tình cảm đẹp, những tư tưởng tiến bộ làm đẹp cho tâm hồn con người.

26 tháng 12 2021

tự học

22 tháng 3 2019

a/ Giải thích:

– Nghệ thuật: Nghệ thuật là một lĩnh vực của cuộc sống khác các lĩnh vực khoa học. Nghệ thuật mà Lê Ngọc trà đặc biệt nhấn mạnh ở đây là văn học – những tác phẩmnghệ thuật ngôn từ có hình tượng.

– Bao giờ: luôn luôn.

– Là tiếng nói tình cảm con người: Tình cảm của con người được thể hiện trong tác phẩm và tình cảm của chủ thể sáng tạo – nhà văn – người nghệ sĩ.

– Là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư: những tình cảm ấy được nói ra, được viết ra xuất phát từ nhu cầu:

. Được giãi bày: được bày tỏ, chia sẻ những gì chất chứa ở trong lòng để có thể nhân đôi những niềm vui và vơi bớt những nỗi buồn.

. Gửi gắm những tâm tư: muốn kí thác vào tác phẩm những lời nhắn nhủ, những bức thông điệp, những tư tưởng, tình cảm của nhà văn….

=> Ý kiến đề cập đến đặc trưng của văn học: Văn học là tiếng nói của tình con người, những tình cảm được nói ra, viết ra từ nhu cầu được bày tỏ, chia sẻ, gửi gắm vào tác phẩm những tình cảm, tư tưởng của nhà văn. Ý kiến đồng thời đưa ra tiêu chí để đánh giá một tác phẩm chân chính phải chứa đựng những tình cảm đẹp, những tư tưởng tiến bộ làm đẹp cho tâm hồn con người.

b/ Lí giải, chứng minh:

* Tại sao “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư”?

-.Văn học nghệ thuật ra đời trong những phút giây thăng hoa của tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ trước con người và cuộc sống.

– Văn học đi sâu khám phá chiều sâu không cùng của tâm hồn, tình cảm của con người

– Văn học khi viết về tình cảm của con người không tách rời với việc phản ánh tâm tư, tình cảm ước mơ, khát vọng và những suy nghĩ, nhận thức, tư tưởng của nhà văn về con người và cuộc sống.

– Sự phản ánh và biểu hiện bao giờ cũng được thực hiện thông qua việc xây dựng thế giới hình tượng nghệ thuật.

..........................Cm tác pẩm Vội vàng

26 tháng 10 2019

Sinh thời, Thạch Lam đã từng nói rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức”. Đúng như vậy! Đối với những nhà văn chân chính, khai thác tâm lí, tâm trạng của con người luôn là nỗi niềm trăn trở của họ bởi thiên chức của nhà văn là hướng về con người. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Và có lẽ rằng bằng chính nhận thức về nghề nghiệp nên trong các sáng tác của Thạch Lam đều mang đậm diễn biến tâm lí của nhân vật. Tiêu biểu cho khuynh hướng đó chính là truyện “Hai đứa trẻ” mà thể hiện rõ nhất cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam chính là Liên- một cô bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng mang dáng dấp của một thiếu nữ trưởng thành.

Tâm lí, tâm trạng của con người được diễn biến khá phức tạp và bất ngờ. Chính vì thế phải có cái tài thấu hiểu mới có thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể nhưng thu hút người đọc, để lại cho họ những dấu ấn khó phai mờ. Vì thế, có thể nói rằng “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. “Thước đo” chính là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh  ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

Điều đó đã được minh chứng qua rất nhiều tác giả văn học của nước nhà mà tiêu biểu là Nam Cao. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có thể gọi là “hóa công”, Nam Cao đã đặt dấu chân văn chương của mình cho nhiều thế hệ bạn đọc. Với một Chí Phèo, một anh Hộ,… có những diễn biến tâm lí hết sức bất ngờ được bàn tay tài tình của Nam Cao xây dựng mà đã gây nên bao đau đớn, trăn trở cho người tiếp nhận. Và qua tâm trạng Liên trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã minh chứng cho người đọc thấy được tài năng của mình trong văn học. Bằng những cảm nhận tài tình với cách miêu tả đời thường, bình dị nhưng cũng khá góc cạnh, sắc sảo, Thạch Lam đã đưa Liên đến với chúng ta nhẹ nhàng nhưng cũng rất ấn tượng, làm lay động trái tim người đọc về một cô gái có diễn biến tâm lí đặc sắc trước cảnh trời và con người ở một phố huyện nghèo.

Về tác giả Thạch Lam, ông là nhà văn xuất sắc có đóng góp to lớn cho công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945). Mặc dù ông là người có chân trong Tự lực văn đoàn, theo khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam có một quan điểm văn chương lành mạnh, tiến bộ. Ông là cây bút truyện ngắn tài hoa, là người mở đầu cho lối viết truyện không có cốt truyện hay nói cách khác là chuyện tâm tình. Nhà văn hướng ngòi bút của mình tới những thân phận bất hạnh trong xã hội cũ hay cụ thể hơn là những mảnh đời vô danh, vô nghĩa bằng trái tim nhân đạo sâu sắc. Văn của Thạch Lam có ngôn ngữ giản dị, trong sáng kết hợp giữa hiện thực và trữ tình rất phù hợp với tâm lí nhân vật. Và có thể nói rằng “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Truyện in trong tập “Nắng trong vườn”, qua cái nhìn của Liên về phố huyện trong khoàng thời gian từ chiều tối tới đêm khuya. Khi tàu về ta lại càng thấy cái tài của Thạch Lam.

Đầu tiên, tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế lúc chiều tàn, khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình, phát hiện những cảm giác mơ hồ, khó hiểu. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng, khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vang xa từng tiếng gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của Liên, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nề áng mây ấy, những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ, chỉ có vài thứ hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muỗi vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được chứng tỏ rằng không gian bây giờ yên tĩnh. Ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh, những dấu hiệu quen thuộc của buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây: nghèo nàn và tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê với hình ảnh và những âm thanh quen thuộc, buổi chiều êm như nhung đó dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.

Tâm trạng của Liên còn thể hiện qua cái nhìn bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện ở cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo thì nhặt nhạnh những thứ còn xót lại, đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa nhưng chúng rất mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu Liên khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm nhận về cuộc sống nghèo khổ, xơ xác ở nơi đây mà buồn còn do Liên không có gì để giúp đỡ họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt nhưng lạ nói lên nhiều điều, tâm sự của một người giàu lòng trắc ẩn.

Khi chợ tàn, màn đêm dần buông xuống, Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình.  Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc, đó là hình ảnh những ngôi sao, hình ảnh của sự yên tĩnh trong đêm khi có thể nghe rõ tiếng hoa bàng rơi khẽ trên vai. Và đó là hình ảnh của những kiếp người lam lũ trên mảnh đất này. Đầu tiên, là hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép- một công việc bấp bênh qua ngày, đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình bác Xẩm với hình ảnh manh chiếu rách và tiếng đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở ế hàng mà lại đắt đỏ. Rồi cụ Thi điên ngày nào cũng đến mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng đều giống nhau ở điểm là nghèo khổ, bất hạnh thậm chí là bế tắc. Dường như qua ngòi bút Thạch Lam, Liên luôn động lòng thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khó kia mặc dù hoàn cảnh của cô chẳng khấm khá hơn họ là bao.

Và có lẽ rằng, thể hiện rõ nhất tâm lí của Liên chính là hoạt động cuối cùng của phố huyện- chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mang theo bao kí ức của cô. Khi tàu đến, vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt những người nơi đây, khi họ mong tàu là mong một tương lai tươi sáng hơn, còn chị em Liên, đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những nguồn vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói, con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về nên cô mong mỏi được nhìn thấy chúng chạy qua. Ánh mắt Liên tập trung vào ánh sáng của đoàn tàu, ánh sáng đó như mở ra bao kí ức đẹp, cũng là miền khao khát, tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này phải rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi mắt Liên nhìn cho tới khi chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta thấy rõ điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi  tàu là xuất phát từ nhu cầu tinh thần, cô mong những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua… Chỉ là một lát cắt của cuộc sống nhưng Thạch Lam cho chúng ta thấy tâm hồn của Liên thật nhạy cảm, mơ hồ, tinh tế nhưng cũng rất dung dị, đời thường.

Không những miêu tả tâm hồn Liên một cách khá sắc sảo mà Thạch Lam còn phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật. Buổi chiều, cửa hàng hơi tối- đôi mắt Liên ngập dần trong bóng tối và cảm giác buồn man mác trước dư vị của ngày tàn. Đêm xuống, tâm hồn Liên yên bình hẳn- đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ. Tới đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy, khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nhe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối … Việc thể hiện rõ ngoại cảnh với tâm lí nhân vật làm cho truyện ngắn hợp lí, tuy không có cốt truyện nhưng nó vẫn lôi cuốn người đọc.

Về mặt nghệ thuật, Thạch Lam dùng thủ pháp đối lập, tương phản- thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng. Đến với “Chữ người tử tù” của nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nơi ngục tù, ẩm ướt. Và với “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt, bóng tối thì bao trùm, bủa vây. Ánh sáng thì chỉ là những khe sáng, hột sáng, vệt sáng còn bóng tối thì dày đặc như màn đêm không đáy. Chưa hết, sự đối lập còn thể hiện giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên. Khi còn ở Hà Nội, Liên được đi chơi bờ hồ, ướng những thức uống xanh đỏ. Giờ đây, khi đâng ở cái tuổi bay bổng nhất thì bị giam hãm ở cái quán nhỏ nơi phố huyện nghèo này. Thêm vào đó nữa là sự đối lập giữa cái thoảng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững, bủa vây. Tất cả làm nên một ngoại cảnh thúc đẩy diễn biến tâm trạng, tâm lí của Liên làm cho người đọc cảm nhận được ở Liên vừa là một đứa trẻ vừa là một cô gái trưởng thành. Thêm vào đó, Thạch lam lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị, nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam. Qua đây, ta có thể thấy được rằng, Thạch lam là một nghệ sĩ được đánh giá cao về tài năng chỉ qua việc xây dựng hình ảnh nhân vật Liên. Miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực cua xót ấy vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc với nhân vật bé nhỏ của mình. “Thước đo tài năng” đã đánh giá Thạch Lam ở vị trí cao vì thế không những “Hai đứa trẻ” mà truyện khác của ông sẽ vượt qua thời gian, lưu dấu ấn mãi cho các thế hệ bạn đọc hiện tại và sau này

Sinh thời, Thạch Lam đã từng nói rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức”. Đúng như vậy! Đối với những nhà văn chân chính, khai thác tâm lí, tâm trạng của con người luôn là nỗi niềm trăn trở của họ bởi thiên chức của nhà văn là hướng về con người. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Và có lẽ rằng bằng chính nhận thức về nghề nghiệp nên trong các sáng tác của Thạch Lam đều mang đậm diễn biến tâm lí của nhân vật. Tiêu biểu cho khuynh hướng đó chính là truyện “Hai đứa trẻ” mà thể hiện rõ nhất cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam chính là Liên- một cô bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng mang dáng dấp của một thiếu nữ trưởng thành.

Tâm lí, tâm trạng của con người được diễn biến khá phức tạp và bất ngờ. Chính vì thế phải có cái tài thấu hiểu mới có thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể nhưng thu hút người đọc, để lại cho họ những dấu ấn khó phai mờ. Vì thế, có thể nói rằng “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. “Thước đo” chính là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh  ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

Điều đó đã được minh chứng qua rất nhiều tác giả văn học của nước nhà mà tiêu biểu là Nam Cao. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có thể gọi là “hóa công”, Nam Cao đã đặt dấu chân văn chương của mình cho nhiều thế hệ bạn đọc. Với một Chí Phèo, một anh Hộ,… có những diễn biến tâm lí hết sức bất ngờ được bàn tay tài tình của Nam Cao xây dựng mà đã gây nên bao đau đớn, trăn trở cho người tiếp nhận. Và qua tâm trạng Liên trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã minh chứng cho người đọc thấy được tài năng của mình trong văn học. Bằng những cảm nhận tài tình với cách miêu tả đời thường, bình dị nhưng cũng khá góc cạnh, sắc sảo, Thạch Lam đã đưa Liên đến với chúng ta nhẹ nhàng nhưng cũng rất ấn tượng, làm lay động trái tim người đọc về một cô gái có diễn biến tâm lí đặc sắc trước cảnh trời và con người ở một phố huyện nghèo.

Về tác giả Thạch Lam, ông là nhà văn xuất sắc có đóng góp to lớn cho công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945). Mặc dù ông là người có chân trong Tự lực văn đoàn, theo khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam có một quan điểm văn chương lành mạnh, tiến bộ. Ông là cây bút truyện ngắn tài hoa, là người mở đầu cho lối viết truyện không có cốt truyện hay nói cách khác là chuyện tâm tình. Nhà văn hướng ngòi bút của mình tới những thân phận bất hạnh trong xã hội cũ hay cụ thể hơn là những mảnh đời vô danh, vô nghĩa bằng trái tim nhân đạo sâu sắc. Văn của Thạch Lam có ngôn ngữ giản dị, trong sáng kết hợp giữa hiện thực và trữ tình rất phù hợp với tâm lí nhân vật. Và có thể nói rằng “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Truyện in trong tập “Nắng trong vườn”, qua cái nhìn của Liên về phố huyện trong khoàng thời gian từ chiều tối tới đêm khuya. Khi tàu về ta lại càng thấy cái tài của Thạch Lam.

Đầu tiên, tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế lúc chiều tàn, khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình, phát hiện những cảm giác mơ hồ, khó hiểu. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng, khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vang xa từng tiếng gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của Liên, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nề áng mây ấy, những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ, chỉ có vài thứ hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muỗi vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được chứng tỏ rằng không gian bây giờ yên tĩnh. Ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh, những dấu hiệu quen thuộc của buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây: nghèo nàn và tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê với hình ảnh và những âm thanh quen thuộc, buổi chiều êm như nhung đó dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.

Tâm trạng của Liên còn thể hiện qua cái nhìn bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện ở cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo thì nhặt nhạnh những thứ còn xót lại, đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa nhưng chúng rất mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu Liên khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm nhận về cuộc sống nghèo khổ, xơ xác ở nơi đây mà buồn còn do Liên không có gì để giúp đỡ họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt nhưng lạ nói lên nhiều điều, tâm sự của một người giàu lòng trắc ẩn.

Khi chợ tàn, màn đêm dần buông xuống, Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình.  Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc, đó là hình ảnh những ngôi sao, hình ảnh của sự yên tĩnh trong đêm khi có thể nghe rõ tiếng hoa bàng rơi khẽ trên vai. Và đó là hình ảnh của những kiếp người lam lũ trên mảnh đất này. Đầu tiên, là hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép- một công việc bấp bênh qua ngày, đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình bác Xẩm với hình ảnh manh chiếu rách và tiếng đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở ế hàng mà lại đắt đỏ. Rồi cụ Thi điên ngày nào cũng đến mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng đều giống nhau ở điểm là nghèo khổ, bất hạnh thậm chí là bế tắc. Dường như qua ngòi bút Thạch Lam, Liên luôn động lòng thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khó kia mặc dù hoàn cảnh của cô chẳng khấm khá hơn họ là bao.

Và có lẽ rằng, thể hiện rõ nhất tâm lí của Liên chính là hoạt động cuối cùng của phố huyện- chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mang theo bao kí ức của cô. Khi tàu đến, vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt những người nơi đây, khi họ mong tàu là mong một tương lai tươi sáng hơn, còn chị em Liên, đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những nguồn vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói, con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về nên cô mong mỏi được nhìn thấy chúng chạy qua. Ánh mắt Liên tập trung vào ánh sáng của đoàn tàu, ánh sáng đó như mở ra bao kí ức đẹp, cũng là miền khao khát, tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này phải rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi mắt Liên nhìn cho tới khi chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta thấy rõ điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi  tàu là xuất phát từ nhu cầu tinh thần, cô mong những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua… Chỉ là một lát cắt của cuộc sống nhưng Thạch Lam cho chúng ta thấy tâm hồn của Liên thật nhạy cảm, mơ hồ, tinh tế nhưng cũng rất dung dị, đời thường.

Không những miêu tả tâm hồn Liên một cách khá sắc sảo mà Thạch Lam còn phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật. Buổi chiều, cửa hàng hơi tối- đôi mắt Liên ngập dần trong bóng tối và cảm giác buồn man mác trước dư vị của ngày tàn. Đêm xuống, tâm hồn Liên yên bình hẳn- đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ. Tới đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy, khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nhe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối … Việc thể hiện rõ ngoại cảnh với tâm lí nhân vật làm cho truyện ngắn hợp lí, tuy không có cốt truyện nhưng nó vẫn lôi cuốn người đọc.

Về mặt nghệ thuật, Thạch Lam dùng thủ pháp đối lập, tương phản- thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng. Đến với “Chữ người tử tù” của nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nơi ngục tù, ẩm ướt. Và với “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt, bóng tối thì bao trùm, bủa vây. Ánh sáng thì chỉ là những khe sáng, hột sáng, vệt sáng còn bóng tối thì dày đặc như màn đêm không đáy. Chưa hết, sự đối lập còn thể hiện giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên. Khi còn ở Hà Nội, Liên được đi chơi bờ hồ, ướng những thức uống xanh đỏ. Giờ đây, khi đâng ở cái tuổi bay bổng nhất thì bị giam hãm ở cái quán nhỏ nơi phố huyện nghèo này. Thêm vào đó nữa là sự đối lập giữa cái thoảng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững, bủa vây. Tất cả làm nên một ngoại cảnh thúc đẩy diễn biến tâm trạng, tâm lí của Liên làm cho người đọc cảm nhận được ở Liên vừa là một đứa trẻ vừa là một cô gái trưởng thành. Thêm vào đó, Thạch lam lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị, nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam. Qua đây, ta có thể thấy được rằng, Thạch lam là một nghệ sĩ được đánh giá cao về tài năng chỉ qua việc xây dựng hình ảnh nhân vật Liên. Miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực cua xót ấy vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc với nhân vật bé nhỏ của mình. “Thước đo tài năng” đã đánh giá Thạch Lam ở vị trí cao vì thế không những “Hai đứa trẻ” mà truyện khác của ông sẽ vượt qua thời gian, lưu dấu ấn mãi cho các thế hệ bạn đọc hiện tại và sau này

9 tháng 4 2019

Trái tim con người có sức mạnh phi thường và kì diệu. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Mọi điều xuất phát từ trái tim“. Điều này quả là minh xác đối với mọi phương diện đời sống và càng chuẩn xác hơn trong sáng tác văn chương nghệ thuật. Trước khi rỏ từng giọt tâm hồn ra ngòi bút để viết nên những câu chữ đẹp đẽ tinh khôi; mỗi nhà văn đều để dòng tư tưởng thấm xuyên qua con tim thổn thức để từ đó, thể hiện cái nhìn sâu sắc về con người mà gửi vào trong sáng tác. Cái nhìn nghệ sĩ luôn đau đáu khôn nguôi hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc, để dựng lên tượng đài cao đẹp và hùng vĩ của con người trong văn chương muôn thuở, trong tình nhân đạo dạt dào.

Chắc hẳn ai cũng hiểu thấu câu nói quen thuộc: “Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực đời sống”. Đúng như vậy, không chỉ văn học mà tất cả mọi phát minh được con người sáng tạo ra đều bắt đầu từ thực tại đời sống của con người và sau đó quay lại phục vụ con người. Nhưng văn học khác với các phát kiến khác ở chỗ bồi đắp cho con người chủ yếu ở phương diện tinh thần. Nhà văn viết một tác phẩm để gửi gắm vào đó một cách nhìn sâu sắc về con người – đối tượng cua văn học – nghĩa là một phát hiện khám phá mới mẻ, độc đáo, đầy ý nghĩa của riêng nhà văn về thế giới nhân sinh. Cách nhìn ấy, phát hiện ấỵ trước hết là cách cảm về con người trong nỗi khổ, cả niềm vui và cái đẹp. Bàỵ tỏ tình thương, lòng trắc ẩn trước đớn đau của cuộc đời và ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống, đó là thiên chức của nhà văn. Thật không thể tin được có người tự nhận lấy, danh hiệu Nhà văn cao quý trong khi trái tim chai sạn trước tiếng rên rỉ, nức nở của một số phận và lạnh lùng, vô cảm khi nhìn thấy vẻ tinh khôi của bông hồng buổi sớm đẫm sượng đêm. Có thể nói, nhà văn phải gửi gắm được vào trong tác phẩm của mình một cái tâm tận thiện tận mĩ. Mỗi phút giây rung động trong tâm hồn là một lần ta sống thật với lòng mình, sống với tất cả bản chất con người của mình. Con người hiện lên hoàn toàn nhất trong nội tâm và cảm xúc. Cố gắng nắm bắt tài tình được đời sống bên trong của mỗi người, nhà văn mới có thể nói là đắc nhân tấm, hiểu sâu sắc và có cái nhìn đúng đắn với nhân loại đông đúc này. Đó chính là phẩm chất cần thiết của một nhà văn chân chính và cũng là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-khốp). Một nhà văn đích thực phải đồng thời là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn và phải đặt cái tâm của mình lên trang giấy. Thiếu lòng yêu thương, tác phẩm văn học chỉ còn là một cái hồ chết, tù hãm và đầy bùn lầy đọng nước.

Tại sao chúng ta có thể khẳng định như vậy? Vì, như đã nói, đối tượng chính của văn học chính là con người. Truyện ngụ ngôn mượn hình ảnh con vật chẳng qua cũng là để chỉ về con người. Văn học tái hiện hình ảnh chân thực của con người, văn học đục bỏ khỏi con người những gì không thuộc về nó. Đặc biệt, không chỉ biểu hiện ngoại hình nhân vật, văn học còn thâm nhập để khám phá được bí ẩn giấu kín đằng sau cánh cửa thế giới tâm hồn, tức đời sống nội tâm bên trong. Niềm hân hoan, vui sướng, nỗi phẫn uất, đau thương, sự căm hờn, nhỏ nhen len lỏi trong mọi ngõ ngách sâu thẳm và cả bao nghịch lí chua chát, mâu thuẫn đắng cay cuồn cuộn chảy trong dòng cảm xúc, tất cả đều không thoát khỏi đôi mắt tinh tường của người nghệ sĩ. Nhà văn giống như nhà giải phẫu tâm hồn đầy tài năng, mỗi trang văn, trang thơ đều là trang lòng trải trên mặt giấy. Do vậy, sáng tác về con người, nhà văn không thể không quan tâm đến đời sống nội tâm và cảm xúc. Nắm bắt được điều ấy là yêu cầu cao nhất mà cũng là bản lĩnh, tài năng và sự tinh tế của nhà văn.

Hiểu về con người với toàn bộ dáng vóc nội tâm cũng là cách nhà văn bày tỏ suy nghĩ sâu sắc về thế giới và nhân sinh. Ai đó đã nói, có một thước đo để đánh giá một nhà văn lớn, ấỵ là anh ta đã đem đến thế giới này cách nhìn mới mẻ và sâu sắc như thế nào về cuộc đời con người. Mỗi sáng tác là mỗi con mắt soi chiếu thế giới này, cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp đâu đó và tha thiết giãi bày tình thương đối với con người. Một lần sáng tác là một lần nghệ sĩ lặn lội với đời bằng cả tấm lòng tha thiết, hết sức trẻ trung trong cách cảm nhận và hết sức già dặn trong suy tư, triết lí về cuộc sống này. Mỗi sáng tác là mỗi cơ hội để nhà văn giãi tỏ một điều gì đó mà kì lạ thay, cả cuộc đời nhà văn chỉ muốn nói điều ấy mà thôi. Đấy chính là cách nhìn, cách cảm riêng, độc đáo và sâu sắc của họ. Nhưng dù thế nào, thì tất cả đều giống nhau ở một điểm, ấy chính là phải thể hiện trong tác phẩm tinh thần nhân đạo, Hướng về con người, văn học không thể không nói đến cái xấu, cái chưa tốt nhưng trước hết và chủ yếu phải thể hiện cái đẹp, cái thiện của con người qua đời sống nội tâm. Đó chính là lòng nhân đạo. Hướng về con người, văn học thốt lên tiếng nói cảm thương với nỗi khổ đau, những mảnh đời lầm lạc hay mạnh mẽ hơn là tiếng nói tố cáo, phản kháng mạnh mẽ bao thế lực chà đạp lên cái tốt, cái đẹp và chà đạp lên số phận con người. Hướng về con người, dù thế nào đi chăng nữa, văn học vẫn luôn bày tỏ niềm tin son sắt, da diết vào chính nghĩa tất thắng; bày tỏ niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người thông qua đời sống nội tâm. Ngợi ca, cảm thống, tố cáo, tin tưởng đó là những gì nhà văn muốn gửi gắm qua cách nhìn riêng của mình. Đó cũng là lí do vì sao mỗi tác phẩm đều là mỗi bậc thang đưa con người tiến đến gần hơn với chân – thiện – mĩ.

Nguyễn Du, người nghệ sĩ thiên tài với trái tim lớn bao la của văn học Việt Nam là một nghệ sĩ như thế. Sáng tác của ông, dù là chữ Hán hay chữ Nôm, đều được viết bằng cả  tấm lòng khổ đau và yêu thương, của tinh thần nhân đạo dạt dào, bày tỏ cái nhìn sâu sắc của Tố Như về những kiếp người tài hoa. Thi phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Thanh Hiên là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó.

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành không

Độc điếu song tàn nhất chỉ thư.

      Câu thơ đầu tả cảnh mà chất chứa bao cảm xúc: Có chút gì đổ ngậm ngùi, chua xót lại có chút gì nuối tiếc, thở than. Một triết lí được nêu ra: Hình như cái gì đẹp, cái gì tài hoa trên thế gian này đều là những cái chóng tàn, chóng lụi. Bãi bể nương dâu, thời gian và thế sự có sức hủy hoại khủng khiếp, vườn hoa thanh nhã của Tây Hồ nổi tiếng nay thành ra gò hoang tàn tạ, cô liêu. Ngay từ đây, cái nhìn sâu sắc của Nguyễn Du đã bộc lộ thật rõ nét, hướng đến tâm trạng ngậm ngùi của mình cũng là cách Tố Như thốt lên lời than não nề cho sự vô tình của tạo vật với cái đẹp trên đời. Và biết đâu, “hoa uyển” kia không chỉ là một vườn hoa vắng lặng mà để chỉ những con người “Thác là thể phách, còn là tinh anh” (Truyện Kiểu – Nguyễn Du) như Tiểu Thanh, cô Cầm, Từ Hải… một thời rạng rỡ vẻ tài hoa thiên phú mà sau bao biến động chỉ còn lại một nấm mồ mờ mịt cỏ xanh? Chằng còn ai nhớ đến họ, chỉ còn mình ta viếng Tiểu Thanh, viếng tất cả các kiếp tài hoa trên đời bằng một trang giấy trước cửa sổ – sơ sài và lạnh lẽo, đạm bạc biết bao! Người đẹp, người tài là của báu đẩt trời mà thế gian thực vô tình với họ, bạc bẽo quá, phũ phàng quá

Không gì khác, chính văn học nghệ thuật sẽ soi sáng, bồi đắp cho tâm hồn ta sạch trong, cao rộng. Ta biết cách nhìn người, biết thấu hiểu, biết hướng tới chân – thiện – mĩ. Vì lẽ đó, chừng nào con người còn tồn tại, chừng đó nghệ thuật sẽ còn là quả quyết: “Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. (Sê-đrin).

9 tháng 4 2019

có sử dụng mạng ko bạn