K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2022

Tham Khảo

Câu 4 

Động vật ăn thịt như thú,  bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng ăn thịt và răng hàm. - Răng cửa mảnh hơn các răng khác đầu tù giúp lấy thịt ra khỏi xương. - Răng nanh nhon sắc giúp cắm và giữ con mồi. - Răng trước hàm có nhiều mấu sắc, răng hàm thì  nhiều mấu chắc giúp xé thịt nhỏ hơn để nuốt

Câu 5

- Biện pháp đấu tranh sinh học được hiểu là các biện pháp sử dụng sinh vật hay các sản phẩm của chúng để ngăn chặn hoặc giảm bớt các thiệt hại do sinh vật có hại gây ra.

- Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học được sử dụng rộng rãi gồm: Sử dụng thiên địch tiêu diệt các loài sinh vật có hại hoặc sử dụng thiên địch để đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của chúng. Sử dụng vi khuẩn để gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. Gây vô sinh để diệt động vật gây hại.

Câu 6

Trong quá trình tiến hóa, sự hoàn chỉnh các cơ quan di chuyển tạo điều kiện cho con vật có nhiều hình thức di chuyển (bồ câu, châu chấu) thích nghi với điều kiện sống của chúng. Ớ từng cơ quan vận động, các động tác cũng dần dần linh hoạt, đa dạng hơn thích nghi với điều kiện sống của loài (bàn tay khỉ thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo...).

6 tháng 5 2021

* Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học:

+ Sử dụng thiên địch: – Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. VD: cá ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ

– Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng nên trứng sâu xám ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám.

+  Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. VD: Dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ

+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại. VD: Để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực

* Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học:

+ Ưu điểm:- Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại.

– Tránh ô nhiễm môi trường

+ Hạn chế: – Chỉ có hiệu quả ở ni có khí hậu ổn định

– Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại

– Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển

TK#

- Biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng các thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của các sinh vật gây hại.
* Các biện pháp đấu tranh sinh học :
- Sử dụng thiên địch tiêu diệt các sinh vật có hại.
VD : cóc ăn sâu bọ vào ban đêm, mèo bắt chuột...
- Sử dụng những thiên địch để trứng kí sinh vào sinh vật hay gây hại hay trứng của sâu hại.
VD : Ong mắt đỏ đẻ trứng vào trứng của sâu xám => ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám.
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm ở sinh vật hại.
VD : Dùng vi khuẩn Myoma và Calixi để gây bệnh, hạn chế sự phát triển của thỏ
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại.
VD : Ở Mỹ, loài ruồi gây bệnh loét da ở bò. Người ta tuyệt sản ruồi đực để ruồi cái không sinh sản được.
* Ưu điểm :
- Tiêu diệt được loài sinh vật có hại, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không ảnh hưởng xấu tới sinh vật và sức khỏe con người.

#TK_hoc247

Biện pháp đấu tranh sinh học: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt các thiệt hại do sinh vật hại gây ra.

 

Các biện pháp đấu tranh sinh học:

– Sử dụng thiên địch tiêu diệt trực tiếp sinh vật gây hại

VD: Mèo bắt chuột.

– Sử dụng thiên địch đẻ trứng vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại

VD: Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng.

VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám, ấu trùng nở ra ăn trứng sâu xám.

– Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại.

VD: Sử dụng vi khuẩn Myoma và Calixi để tiêu diệt thỏ

– Gây vô sinh diệt động vật gây hại

VD: Tuyệt sản ruổi đực ruồi cái không sinh sản được

1 tháng 5 2022

Tham khảo

Khái niệm: là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra. Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học: - Sử dụng thiên địch: + Sử dụng thiên địch để tiêu diệt sinh vật hại. Vd cá ăn bị gây và ăn ấu trùng sâu bọ. + Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. Vd ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám. - Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. Vd dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. - Gây với sinh diệt động vật gây hại. Vd để diệt loài ruồi gây loét da lẻ bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực. Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học: - Ưu điểm: + Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại. + Tránh ô nhiễm môi trường. - Hạn chế: + Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định. + Thiên địch không tiêu diệt được triệt để sinh vật gây hại. + Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

1 tháng 5 2022

Tham khảo

Khái niệm: là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra. Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học: - Sử dụng thiên địch: + Sử dụng thiên địch để tiêu diệt sinh vật hại. Vd cá ăn bị gây và ăn ấu trùng sâu bọ. + Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. Vd ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám. - Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. Vd dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. - Gây với sinh diệt động vật gây hại. Vd để diệt loài ruồi gây loét da lẻ bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực. Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học: - Ưu điểm: + Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại. + Tránh ô nhiễm môi trường. - Hạn chế: + Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định. + Thiên địch không tiêu diệt được triệt để sinh vật gây hại. + Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

13 tháng 12 2021

Tham Khảo:

C13:

- Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa thành răn cửa,răng nanh và răng hàm.

- Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não, là động vật hằng nhiệt.

 

C14:

 Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.

- Có 3 biện pháp:

+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại, đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.

+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại.

* Ưu điểm:

- Tiêu diệt những loài sinh vật có hại.

- Tránh gây ô nhiễm môi trường.

* Hạn chế:

- Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

- Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại.

- Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

- Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại.

 

C15:

Thân và đuôi của thằn lằn bóng đuôi dài là động lực chính của sự di chuyển mà không phải là chi trước và chi sau vì chi trước và chi sau ngắn và yếu nên không phải là động lực chính của sự di chuyển

 

C16:

- Khi ăn chim, gà hay ăn thêm các hạt sạn, sỏi vì khi ăn vào đến dạ dày cơ chúng sẽ được trộn lẫn với những hạt sạn, sỏi nhỏ.

- Dạ dày cơ là túi cơ rất dày dưới sự nhu động mạnh mẽ của dạ dày cơ nhào, nghiền, góc cạnh của các viên sạn,sỏi chà, xát thức ăn, một lúc sau thức ăn nhanh chóng bị nghiền nát.

13 tháng 12 2021

Tham khảo:

Đặc điểm chung của thú:

- Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.

- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.

- Tim 4 ngăn.

- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

- Là động vật hằng nhiệt.

12 tháng 5 2017

Câu 9:

- Đấu tranh sinh học là một biện pháp sử dụng các sinh vật và những sản phẩm sinh học từ chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.

*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
— Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
— Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
— Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
Qua thực tê, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.

12 tháng 5 2017

Câu 2:

11 tháng 5 2022

tham khảo

a)

Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về : thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học. xuất khẩu... và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trờ lại đây đang có số lượng giảm sút.
- Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% đuợc xếp vào cấp độ rất nguy cấp (CR)

-Giảm 50% thì được xếp vào cấp độ nguy cấp (EN)

-Giảm sút 20% thì được xếp ờ cấp độ sẽ nguy cấp (VU). - Bất ki một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp (LR).

b

Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:

-Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột

-Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây độc hại cho sinh vật

-Hiệu quả kinh tế

-Đảm bảo đa dạng sinh họcHạn chế:

-Thiên địch cần có điều kiện sống phù hợp.

Ví dụ: kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại lá cam,sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.

-Thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Thiên địch không triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vât gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.Một số thiên địch vừa có ích, vừa có hại: chim sẻ bắt sau hại nhưng cũng ăn lúa, mạ mới gieo.

c)

Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% đuợc xếp vào cấp độ rất nguy cấp (CR); giảm 50% thì được xếp vào cấp độ nguy cấp (EN); giảm sút 20% thì được xếp ờ cấp độ sẽ nguy cấp (VU). Bất kì một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp (LR). 

d)Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học:

Ưu điểm:

+ Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại.

Tránh ô nhiễm môi trường.

Hạn chế:

+ Chỉ  hiệu quả ở nơi  khí hậu ổn định.

+ Thiên địch không tiêu diệt được triệt để sinh vật gây hại.

11 tháng 5 2022

Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về : thực phẩm

=> lợn là đv quý hiếm :D

7 tháng 5 2021

là sử dụng những thiên địch gần gũi với con người để tiêu diệt sinh vật gây hại

+sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại

+gây vô sinh diệt động vật gây hại

+Sử dụng vi khuẩn gây hại truyền cho sinh vật gây hại

Ưu điểm:tránh ô nhiễm môi trường

Hạn chế:ko diệt triệt để mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng

             chỉ hiệu quả ở nơi khí hậu ổn định

 

6 tháng 5 2021
1. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học

- Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm:

+ Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại).

+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại.

- Mục đích: hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

6 tháng 5 2021

2. Ưu điểm và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học

a. Ưu điểm

- Tiêu diệt sinh vật gây hại.

- Hạn chế ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm (rau, …).

- Hạn chế ánh hưởng xấu đến các sinh vật có ích và sức khỏe của con người.

- Hạn chế sự nhờn thuốc của sinh vật gây hại, ít tốn kém.

b. Nhược điểm

- Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

- Thiên địch không triệt để diệt được vi sinh vật gây hại vì thiên địch thường có số lượng và sức sinh sản thấp nên chỉ bắt được con mồi yếu hoặc bị chết.

- Tiêu diệt loài sinh vật gây hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật gây hại khác phát triển.

- Một loài thiên địch vừa có lợi vứa có hại.

17 tháng 5 2016

1/ Các hình thức sinh sản ở động vật là: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Con sinh ra kế thừa đặc điểm của 1 cá thể.

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Con sinh ra kế thừa đặc điểm của 2 cá thể.

2/ Sự tiến hoá của hệ thần kinh qua các ngành đã học: Từ chỗ hệ thần kinh chưa phân hoá (Động vật nguyên sinh) đến hệ thần kinh hình mạng lưới (Ruột khoang), tới chỗ hình chuỗi hạch với hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng( giun đốt) đến hình chuỗi hạch với hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng (Chân khớp) hoặc hệ thần kinh hình ống với bộ não và tủy sống ở Động vật có xương sống

3/ Biện pháp đấu tranh sinh học: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt các thiệt hại do sinh vật hại gây ra.

Các biện pháp đấu tranh sinh học:

- Sử dụng thiên địch tiêu diệt trực tiếp sinh vật gây hại

VD: Mèo bắt chuột.

- Sử dụng thiên địch đẻ trứng vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại

VD: Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng.

VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám, ấu trùng nở ra ăn trứng sâu xám.

- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại.

VD: Sử dụng vi khuẩn Myoma và Calixi để tiêu diệt thỏ

- Gây vô sinh diệt động vật gây hại

VD: Tuyệt sản ruổi đực ruồi cái không sinh sản được