Viết đoạn văn từ 7 đến 8 câu nêu những suy nghĩ, rèn luyện của bản thân về chủ đề liên quan đến nội dung bài học.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Em sẽ cần một tính tự giác và rèn luyện trong học tập vì em cần một tính tự giác mà phải rèn luyện vì . Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
Thay đổi là thay cái này bằng cái khác hay là sự đổi khác, trở nên khác trước. Thay đổi chính mình là làm cho bản thân mình khác đi, loại bỏ cái xưa cũ, lạc hậu để tìm đến cái mới mẻ tiến bộ từ nhận thức, tình cảm đến hành động. Con người cần thay đổi chính mình. Bởi lẽ cuộc đời mỗi người luôn đối diện nhiều thứ thách, khó khăn, có thành công nhưng cũng không ít lần thất bại, có hạnh phúc và bất hạnh, có niềm vui và nỗi buồn đau,… Rất nhiều người trong chúng ta định nghĩa hạnh phúc là khi đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh những mục tiêu còn có nhiều yếu tố quyết định hạnh phúc của mỗi người, chẳng hạn như thói quen và suy nghĩ. Nếu bạn là một người bi quan, dù có đạt được bao nhiêu mục tiêu lớn đi chăng nữa, bạn vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Do vậy, việc đầu tiên cần làm là thay đổi chính bản thân bạn trước. Nhờ có thay đổi bản thân mà con người luôn biết tìm tòi, học hỏi, sáng tạo. Nhờ đó, cuộc sống vật chất và tinh thần sẽ được cải thiện, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Người biết thay đổi bản thân luôn đạt thành công nhờ trải qua thử thách, được trải nghiệm, rèn luyện ý chí, nghị lực, có niềm tin vào chính mình. Tuy nhiên vẫn tồn tại một bộ phận giới trẻ không thay đổi bản thân nên để lại nhiều hậu quả đáng tiếc: sống không có lí tưởng, ước mơ, hoài bão; trở nên lạc hậu, bi quan, chán nản, luôn gặp thất bại trên đường đời. Từ đoạn trích, mỗi người cần hiểu được sự thay đổi chính mình là cần thiết, từ đó tích cựa học tập và rèn luyện nhân cách, đạo đức, lối sống chuẩn mực.
hay đổi là thay cái này bằng cái khác hay là sự đổi khác, trở nên khác trước. Thay đổi chính mình là làm cho bản thân mình khác đi, loại bỏ cái xưa cũ, lạc hậu để tìm đến cái mới mẻ tiến bộ từ nhận thức, tình cảm đến hành động. Con người cần thay đổi chính mình. Bởi lẽ cuộc đời mỗi người luôn đối diện nhiều thứ thách, khó khăn, có thành công nhưng cũng không ít lần thất bại, có hạnh phúc và bất hạnh, có niềm vui và nỗi buồn đau,… Rất nhiều người trong chúng ta định nghĩa hạnh phúc là khi đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh những mục tiêu còn có nhiều yếu tố quyết định hạnh phúc của mỗi người, chẳng hạn như thói quen và suy nghĩ. Nếu bạn là một người bi quan, dù có đạt được bao nhiêu mục tiêu lớn đi chăng nữa, bạn vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Do vậy, việc đầu tiên cần làm là thay đổi chính bản thân bạn trước. Nhờ có thay đổi bản thân mà con người luôn biết tìm tòi, học hỏi, sáng tạo. Nhờ đó, cuộc sống vật chất và tinh thần sẽ được cải thiện, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Người biết thay đổi bản thân luôn đạt thành công nhờ trải qua thử thách, được trải nghiệm, rèn luyện ý chí, nghị lực, có niềm tin vào chính mình. Tuy nhiên vẫn tồn tại một bộ phận giới trẻ không thay đổi bản thân nên để lại nhiều hậu quả đáng tiếc: sống không có lí tưởng, ước mơ, hoài bão; trở nên lạc hậu, bi quan, chán nản, luôn gặp thất bại trên đường đời. Từ đoạn trích, mỗi người cần hiểu được sự thay đổi chính mình là cần thiết, từ đó tích cựa học tập và rèn luyện nhân cách, đạo đức, lối sống chuẩn mực.
1. Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn luôn tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao.
2. Qua việc Dế Mèn trêu chị Cốc làm liên lụy đến Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình… Nhà văn đã mượn lời của Dế Choắt trước khi chết để nhắc nhở các bạn đọc nhỏ tuổi không nên kiêu căng, tự mãn. Chúng ta phải rèn luyện nhân cách để sau này trở thành người tử tế và hữu ích.
3. Từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" cho ta bài học về cách ứng xử với bạn bè. Chúng ta không nên tự cao như Dế Mèn, để rồi mất bạn. Cũng phải biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn