Cho hai câu thơ:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng"
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tk
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
- Ẩn dụ và nhân hóa" Thuyền ta lái gió với buồm trặng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
Trong bài "Đoàn thuyền đánh cá" Huy Cận viết:
" Thuyền ta lái gió....lưới vây giăng"
Đó là hình ảnh con người lao động mới trong thời điểm đánh cá trên biển. Những người ngư dân bắt tay vào công việc đánh cá trên biển làm việc trong tư thế làm chủ chinh phục thiên nhiên, biển cả. Họ được đặt vào không gian rộng lớn của biển, trời, trăng, sao để làm tăng khí thế của con người lao động.
" Thuyền ta............vây giăng "
Với hình ảnh ẩn dụ, lãng mạn cho thấy thiên nhiên cũng như tiếp sức cho con người. Gió trời trở thành người lái, trăng sà xuống cánh buồm như làm bạn với con người. Con thuyền không hề có cảm giác nặng nề mà như bay lên giữa thiên nhiên cao rộng. tầm vóc của người ngư dân vụt lớn bổng lên ngang tầm vũ trụ. Đó là tư thế của những con người lao dộng mới
" Ra đậu.............vây giăng"
Hình ảnh ẩn dụ và nhân hóa cho thấy những người ngư dân như những nhà thám hiểm đang ngày đêm thăm dò khám phá đại dương để đánh thức tiềm năng của lòng biển, để làm cho cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc, góp phần làm cho đất nước giàu đẹp. Họ đang trong cuộc chinh phục biển khơi. Họ đến trận chiến này 1 cách hào hứng mê say, lao động cần mẫn để có thành quả. Vũ khí của họ là những mỏ lưới thả xuống biển cả làm nổi bật vị thế của người lao động trong tư thế làm chủ thiên nhiên.
+) Ẩn dụ :lái gió ,buồm trăng
+) Nói quá :lướt giữa ...biển bằng
+) Nghệ thuật đối :mây cao vs biển bằng
Tác dụng:
+“Lái gió”, “buồm trăng” là những hình ảnh ẩn dụ được xây dựng trên sự tưởng tượng táo bạo.
+ Ẩn dụ, nói quá ⇒ Con thuyền bỗng mang sức mạnh và vẻ đẹp của vũ trụ. Con người trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời quê hương.
+ Phép đối tạo nên nét đẹp kì vĩ của không gian.
1. Chép ba câu thơ
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Đoạn thơ là hành trành đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
2. Biện pháp phóng đại của cảm hứng lãng mạn đã thổi một nguồn sinh lực lớn vào các hình ảnh, biến cái bình thường thành cái khác thường, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ thú vị. Hai động từ “lái”, “lướt” đã kết nối các hình ảnh thành một không gian vũ trụ đặc biệt: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc thật lớn lao khi nó được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng. Con thuyền chính là con người, con người mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.
3. Yêu cầu:
- Hình thức: đoạn văn khoảng nửa trang giấy
- Nội dung: Suy nghĩ về hình ảnh ngư dân ngày đêm ra khơi bám biển.
Em tham khảo:
- Các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên trong hai câu thơ là: gió, trăng, mây, biển.
- Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ có tác dụng:
+ Khắc họa hình ảnh con thuyền:
Khắc họa hình ảnh đoàn thuyền ra khơi tìm luồng cá với một tư thế mới, đẹp một cách hùng tráng và thơ mộng.
Tô đậm hình ảnh con thuyền ra khơi: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc lớn lao khi được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng.
+ Gợi hình ảnh con người trong tư thế đẹp đẽ, không chỉ hòa mình vào thiên nhiên mà con người còn mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.
“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.
Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.
+ “Lái gió”, “buồm trăng” là những hình ảnh ẩn dụ được xây dựng trên sự tưởng tượng táo bạo.
+ Ẩn dụ, nói quá => Con thuyền bỗng mang sức mạnh và vẻ đẹp của vũ trụ. Con người trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời quê hương.
+ Phép đối tạo nên nét đẹp kì vĩ của không gian.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là:
+ Biện pháp nhân hóa và ẩn dụ “lái gió”, “lướt giữa mây cao”. Nói là nhân hóa vì tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ hành động của con người như “lái”, “lướt” để miêu tả con thuyền.
=> Gợi lên tư thế làm chủ của đoàn thuyền…
+ Ẩn dụ ở đây là ẩn dụ cách thức, con thuyền giữa biển khơi có cảm giác như đang lái theo cả gió, cả trăng đêm. Làn nước dưới biển và mây cao trên trời như hòa cùng vào một và con thuyền nhẹ lướt qua.
+ Phép đối: “mây cao” đối với “biển bằng”
=> Con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.