Phân tích khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh ở trích đoạn Cảnh ngày xuân.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân
2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân
3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân
4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân
5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích cùng tên bằng những bút pháp nghệ thuật nào? Nêu cách hiểu của em về nghệ thuật miêu tả đó.
7. Em hãy so sánh 2 câu thơ đầu trong đoạn thơ vừa chép của tác giả Nguyễn Du với 2 câu thơ cổ Trung Quốc:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Hoa lê đã nở trên cành vài bông).
Em tham khảo:
Nguyễn Du được biết đến là bậc thầy của vẽ những bức tranh bằng ngôn ngữ. Bức tranh đầu tiên được ông miêu tả là khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh. Bức tranh mùa xuân hiện lên với một vẻ đẹp tươi mới và tràn đầy sức sống. Tác giả vẽ ra một không gian rộng lớn đất trời khi mùa xuân về. Cánh én chính là báo hiệu cho mùa xuân về, một mùa gợi lên sự ấm áp, sự sống căng đầy và niềm vui trọn vẹn. Khung cảnh bầu trời tràn ngập cánh én, vừa diễn tả sự trôi đi quá nhanh của thời gian. Màu xanh của cỏ non tạo nên sự tươi mới và tinh khiết của đất trời. Trên nền xanh của cỏ, của bầu trời có điểm xuyết “một vài bông hoa” trắng tinh khiết. Một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, có sự giao thoa và hòa quyện giữa đất và trời. Không khí mùa xuân, hương sắc mùa xuân và cả ý vị mùa xuân cứ thế tràn ra đẹp đến vậy.
a. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về gia cảnh Vương viên ngoại.
- Có ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan.
- Nhân tiết thanh minh, ba chị em rủ nhau đi chơi xuân.
b. Thân bài:
* Quang cảnh ngày xuân:
- Tiết thanh minh vào đầu tháng ba (âm lịch), khí trời mưa xuân mát mẻ, trong lành, hoa cỏ tốt tươi, chim chao liệng trên bầu trời quang đãng.
- Khung cảnh rộn ràng tấp nập, ngựa xe như nước, tài tử, giai nhân dập dìu chen vai sát cánh...
- Nhà nhà lo tảo mộ cũng bởi ... sự giao hòa giữa người sống và người chết diễn ra trong không khí thiêng liêng.
* Cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.
- Ba chị em vui vẻ hòa vào dòng người đi trẩy hội.
- Lần đầu tiên được đi chơi xa, tâm trạng ai cũng náo nức, hân hoan...
- Chiều tà, người đã vãn, cảnh vật gợi buồn.
“Nao nao dòng nước uốn quanhDịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang...Chị em thơ thẩn dan tay ra về”c. Kết bài:
- Tâm trạng Thúy Kiều vui buồn bâng khuâng khó tả.
- Vương Quan giục hai chị em rảo bước bởi đường về còn xa.
Gợi ý
Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
- Lễ tảo mộ: ngày tựu trung đến viếng, dọn dẹp, sửa sang và thắp hương phần mộ của người thân.
- Hội đạp thanh.
- Sử dụng những từ ngữ gợi tả:
+ Gần xa, nô nức (tính từ): tâm trạng náo nức.
+ Yến anh, tài từ, giai nhân, chị em (danh từ): gợi sự đông vui náo nhiệt.
+ Sắm sửa, dập dìu (động từ): không khí rộn ràng, nhộn nhịp.
⇒ Không khí cảnh lễ hội rộn ràng, náo nức, cùng những nghi thức trang nghiêm khi viếng mộ.