K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2016

a) Biến đổi khí hậu toàn cầu  trở thành vấn đề cấp bách bởi vì:

- Sự thay đổi khí hậu dang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có bởi một khối lượng khổng lồ khí CO2, CH4 và các khí khác gây hậu quả nghiêm trọng

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: gây ung thư da, mù mắt…

- Ảnh hưởng đến mùa màng, sinh vật: nghề làm muối bị mất mùa, dịch bệnh hại cây trồng vật nuôi…

- Băng tan gây ngập lụt, mất đất nông nghiệp, đe dọa thiếu lương thực

- Nhiều thiên tai nghiệm trọng xảy ra không theo một quy luật nào cả (bão, lụt…)

- Mưa a xit ảnh hưởng đến tài nguyên đất, nước, các công trình xây dựng…

b) Nỗ lực của Việt Nam chống biến đổi khí hậu toàn cầu:

- Việt Nam là một trong những nước có Chương trình mục tiêu quốc gia chống biến đổi khí hậu sớm nhất (từ tháng 12, năm 2008). Đây là cơ sở để nước ta có những hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu, xây dựng luật phòng chống thiên tai, ban hành các chính sách cứu trợ thiên tai cho từng vùng.

- Khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực… cho lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Việt Nam đặt mục tiêu từ nay đến 2015 sẽ vận động được nguồn tài trợ 3 đến  5 tỉ USD chống biến đổi khí hậu.

- Lập quy hoạch, kế hoạch, phân vùng, đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề biến đổi khí hậu

- Sắp tới, kế hoạch chống biến đổi khí hậu của nước ta sẽ tập trung vào 5 vấn đề lớn:

+ Khẩn trương xây dựng và gia cố hệ thống đê biển, quai đê ở ĐBSCL.

+ Chú trọng đến rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng ngập mặn có tác dụng tiêu lực sóng biển, giảm bão lũ

+ Phòng chống triều cường tại các tỉnh phía Nam

+ Đưa ra đề án chống biến đổi khí hậu tại ĐBSCL

+ Hoàn thiện hệ thống quan trắc, đo đạc, dự báo thời tiết.

17 tháng 2 2016

Những năm gần đây, ở hạ lưu hầu hết các lưu vực sông (LVS) xuất hiện tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng, gây tác động lớn đến môi trường sinh thái các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội.

Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân khách quan nhưng chủ yếu là những nguyên nhân chủ quan. Lâu nay, chúng ta thường chỉ chú trọng giá trị thủy điện, thủy lợi của nước mà chưa chú ý đầy đủ, toàn diện đến các giá trị nhiều mặt và thiết yếu của nước trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường (BVMT). Nhiều vấn đề lớn đang đặt ra cần giải quyết nhằm khắc phục tình trạng mất an ninh về nước.

1. Thực trạng suy giảm nghiêm trọng nguồn nước ở hạ du các LVS

Nước ta có tài nguyên nước thuộc loại trung bình trên thế giới, song ẩn chứa nhiều yếu tố kém bền vững. Xét lượng nước vào mùa khô thì nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với thiếu nước, một số khu vực thuộc loại khan hiếm nước. Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên quý hiếm như mấy năm gần đây khi nhu cầu nước không ngừng tăng lên mà nhiều dòng sông lại bị suy thoái, ô nhiễm, nước sạch ngày một khan hiếm. Hạn hán, thiếu nước diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng. An ninh về nước cho phát triển bền vững và BVMT đang không được bảo đảm ở nhiều nơi, nhiều vùng ở nước ta.

Tình trạng suy giảm, khan hiếm nước ở hạ lưu các dòng sông xảy ra thường xuyên trong khi điều kiện khí hậu trên lưu vực diễn ra bình thường hoặc không có biến động lớn như trong những năm hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng: 1987 - 1988, 1997 - 1998... Số liệu điều tra cơ bản 5 năm gần đây ở 40 trạm quan trắc, nguồn nước mưa trung bình lãnh thổ nước ta khoảng 585 tỷ m3, xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN) là 592 tỷ m3) tuy thường tập trung vào một vài tháng và mùa mưa kết thúc sớm hơn bình thường; mùa khô thường kéo dài với hàng tháng không mưa hoặc mưa nhỏ không đáng kể. Trong khi đó, tài nguyên nước mặt ở hạ du các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên những LVS chính nước ta, như sông Hồng, Đồng Nai - Sài Gòn, Ba, Vu Gia - Thu Bồn... phổ biến thấp hơn trung bình hàng năm (TBNN), có nơi thấp hơn khá nhiều. Tại hạ lưu sông Đà, Thao, Lô và Hồng - Thái Bình, nguồn nước trong 5 năm 2003 - 2007 thấp hơn TBNN từ 9 - 20%; tại Hà Nội, thấp hơn tới 22%, có năm thấp hơn tới 30%; trong mùa kiệt, nguồn nước còn thấp hơn trung bình cùng kỳ đến 50 - 60%; trên các lưu vực sông khác ở nước ta, nguồn nước mặt phổ biến ở mức thấp hơn TBNN 15 - 40%, riêng các sông ở Nam Trung bộ như ở tỉnh Bình Định, Bình Thuận, lượng dòng chảy thấp hơn TBNN tới 55 - 80%.

Trong mùa kiệt những năm qua, nguồn nước mặt suy giảm nghiêm trọng đã diễn ra ở hạ lưu các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, dẫn tới suy giảm liên tục ở hạ lưu sông Hồng. Đây là hiện tượng hoàn toàn khác với bình thường vì về nguyên tắc, các công trình hồ chứa đều có nhiệm vụ bổ sung nguồn nước vào mùa kiệt. Tình trạng trên còn khá phổ biến ở đa số các lưu vực sông khác như sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, sông Kôn, sông Ba, Đồng Nai - Sài Gòn, Sê San, Srepok... làm cho nhiều dòng sông vốn khá phong phú nguồn nước nay mất dòng chảy hoặc cạn đến mức chưa từng thấy trong nhiều năm qua và lại diễn ra trong thời gian dài, có khi nhiều tháng. Dòng sông Hồng, sông Thao có những thời kỳ dài trơ đáy, nguồn nước còn lại quá nhỏ, mực nước giảm quá thấp, cạn kiệt trong nhiều tháng liên tục vào mùa khô 6 - 7 năm gần đây làm con sông luôn sống “lay lắt”, hạ lưu sông Hồng “héo hon” một cách tệ hại chưa từng thấy (mực nước thấp nhất năm tại Hà Nội liên tục xuống thấp, năm sau thấp hơn năm trước, lập những kỷ lục cạn kiệt chưa từng thấy trong chuỗi số liệu quan trắc trong gần 110 năm qua). Khan hiếm nước do nguồn nước ở hạ lưu các sông suy giảm lại bị tác động mạnh của nước thải ô nhiễm và xâm nhập mặn làm cho việc cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất gặp những bất trắc lớn. Theo số liệu điều tra, tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, hạn hán đã, đang xảy ra trên không chỉ ở một vài LVS mà nhiều năm còn bao trùm cả vùng, miền hoặc ở khắp cả nước.

Theo dự báo của cơ quan chức năng, tình trạng suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra trên diện rộng ở nhiều vùng trên cả nước, nhất là các tháng cuối mùa kiệt. Thiếu nước, suy giảm nguồn nước có thể căng thẳng hơn ở hầu khắp các khu vực làm ảnh hưởng lớn tới cấp nước sinh hoạt và sản xuất ở vùng hạ du nhiều LVS chính nước ta.

2. Những nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên nước

Suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước ở hạ lưu các LVS trong những năm gần đây, ngoài nguyên nhân tự nhiên của tài nguyên nước, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và của hiện tượng El Nino, còn do tác động của con người, mà trước hết là do:

- Chưa có biện pháp hiệu quả phát triển nguồn nước, điều hòa hợp lý dòng chảy trên LVS, trong mạng lưới sông ngòi; suy giảm rừng, thay đổi sử dụng đất trên lưu vực theo chiều hướng làm suy giảm khả năng điều tiết dòng chảy LVS, giảm tỷ lệ diện tích các thủy vực, giảm nguồn nước mặt, nguồn nước bổ cập cho các tầng nước dưới đất vào mùa mưa và gia tăng hạ thấp mực nước dưới đất vào mùa khô.

- Việc khai thác, sử dụng nước chưa hợp lý; khai thác, sử dụng ở thượng lưu, chưa chú ý đầy đủ tới khai thác, sử dụng ở hạ lưu; quản lý, vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện còn chưa hợp lý, thường phải chú trọng một vài lợi ích chính, các lợi ích khác, có khi, có thời kỳ, bị xem nhẹ. Ngoài ra, do trên các lưu vực thường có hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa mà lại thiếu phối hợp nên luôn có tình trạng hồ trên tích được đầy nước thì hồ phía hạ lưu không còn đủ nước (Ví dụ như việc tích nước vào các hồ chứa ở Trung Quốc trên phần LVS Hồng thường làm giảm đáng kể nguồn nước về nước ta làm cho các hồ chứa rất khó khăn trong tích nước đầy hồ).

- Năng lực hoạt động của công trình hồ chứa thủy lợi hầu hết đã và đang bị xuống cấp, nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi đang vận hành dưới công suất thiết kế. Năng lực trữ nước của nhiều hồ chứa nước bị giảm đáng kể do bồi lắng, tổn thất nước chiếm tỷ lệ lớn, khó đảm bảo an toàn. Cơ sở hạ tầng phân phối nước sau công trình đầu mối bị xuống cấp nên tổn thất nước trong nhiều hệ thống công trình thủy lợi còn chiếm tỷ lệ quá lớn, hiệu quả sử dụng nước còn thấp. Tình trạng ở đầu mối các công trình luôn thừa nước, nhưng chưa tới cuối công trình phân phối thì đã hết nước là khá phổ biến.

- Công trình thủy điện, thủy lợi đều gây thay đổi lớn chế độ nguồn nước, chất lượng nước và các hệ thủy sinh ở cả thượng và hạ lưu dòng sông. Về nguyên tắc, hồ chứa tạo điều kiện để điều hòa dòng chảy, trữ nước trong mùa lũ và bổ sung nước vào mùa cạn, nhưng thực tế hoàn tòan khác: do bảo đảm phát điện hoặc nước tưới nên việc vận hành nhiều hồ chứa chưa phân phối, điều hòa nguồn nước cho các nhu cầu sử dụng một cách hợp lý; chưa có cơ chế cần thiết để bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích chính, giữa chống lũ và phát điện, giữa phát điện hoặc tưới và cấp nước cho hạ du, cấp nước sinh hoạt, duy trì dòng chảy môi trường, đẩy mặn ở vùng cửa sông ven biển...

- Chưa tích đủ nước vào hệ thống công trình. Nhiều năm qua, đa số công trình thủy điện, thủy lợi đều có vấn đề về tích nước vào cuối mùa mưa, lũ. Tình trạng chung là chưa tích đủ nước vào hệ thống công trình. Các hồ chứa thủy điện thường được tích đầy nước hơn ở các hồ chứa thủy lợi trong khi nguồn nước trên lưu vực có đủ điều kiện để tích nước đầy hồ.

- Đa số các công trình hồ chứa thủy lợi và thủy điện chưa có quy trình vận hành hoặc có nhưng chưa hợp lý, chậm được cập nhật sau hàng chục năm, có khi sau 20 - 40 năm hoạt động trong khi điều kiện tài nguyên nước và mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của công trình cùng một số đặc trưng đã có những thay đổi lớn. Ở nhiều hồ chứa, việc tích nước, xả nước vào những thời kỳ nhất định thường chưa tuân thủ đúng quy trình vận hành đã được phê duyệt, chưa theo đúng thiết kế, thậm chí vi phạm nghiêm trọng việc vận hành bảo đảm nguồn nước tối thiểu cho hạ lưu, không bảo đảm dòng chảy môi trường, không bảo đảm đời sống bình thường của một dòng sông. Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ở hạ lưu sông Hồng cuối những năm gần đây là những ví dụ rõ nhất về vấn đề này.

- Mất cân đối giữa tiềm năng nguồn nước và nhu cầu nước. Theo dự tính, nhu cầu dùng nước đến năm 2010 ở nước ta do tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa... sẽ lên đến 130 tỷ m3/năm, gần tương đương với nguồn nước các LVS vào mùa kiệt. Thiếu nước là rõ ràng nếu không có biện pháp quản lý, phát triển, bảo vệ, điều hòa, phân phối hợp lý, sử dụng tổng hợp, hiệu quả và tiết kiệm các nguồn nước.

- Khai thác, sử dụng chưa đi đôi với bảo vệ, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước như: Bảo vệ rừng đầu nguồn nâng cao hiệu quả sản sinh dòng chảy trên lưu vực; thiếu quy hoạch tổng thể về tài nguyên nước LVS; xả nước thải không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu vào nguồn nước gây suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, làm nghiêm trọng hơn tình trạng thiếu nước sạch.

- Tài nguyên nước chưa được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu như mong muốn. Khai thác, sử dụng nước quá mức cho phép, lại lãng phí diễn ra ở nhiều nơi; chưa kết hợp hài hòa giữa khai thác, sử dụng nước mặt với nước dưới đất. Nước mặt và nước dưới đất có mối quan hệ thủy động lực rất chặt chẽ và bổ cập cho nhau tùy theo điều kiện nguồn nước trong năm nên trong bất kỳ điều kiện nào, cũng phải chú ý đến tính thống nhất của chúng.

- Phương thức khai thác, sử dụng nước thường chậm được cải tiến để phù hợp với điều kiện tài nguyên nước trên mỗi vùng, mỗi LVS. Việc canh tác lúa nước phổ biến cả ở những vùng thường xuyên khan hiếm nước như vùng Nam Trung bộ hoặc phát triển quá mức diện tích cà phê cần tưới ở Tây Nguyên rõ ràng là không hợp lý.

- Nhu cầu nước tăng cao và chưa được kiểm soát, quản lý vẫn theo cách truyền thống “cần bao nhiêu cấp bấy nhiêu”, chậm chuyển sang quản lý nhu cầu dùng nước.

3. Hậu quả tác hại của tình trạng suy giảm nguồn nước thường xuyên và kéo dài

Hậu quả tác hại do suy giảm nguồn nước là rất nghiêm trọng đối với con người và BVMT và đời sống dòng sông; gây gia tăng nguy cơ kém bền vững trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội và BVMT. Nguy cơ thiếu nước, hiếm nước ngày càng tăng vào những tháng cuối mùa khô. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng bị ngưng trệ và chịu thiệt hại nặng. Một số vùng thiếu nước sản xuất lúa, phải chuyển đổi cây trồng, mùa vụ. Bảo đảm đủ nguồn nước cho đời sống, cho sản xuất đang là vấn đề thời sự ở nhiều vùng. Vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước cho phát triển bền vững ở một số vùng quan trọng của đất nước như đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ đang trở thành vấn đề có tính quốc gia. Những hậu quả chính thường là:

- Làm suy kiệt trữ lượng nước trong mạng sông, trong các tầng chứa nước, trên LVS dẫn tới suy giảm nguồn nước có thể diễn ta trong thời kỳ dài.

- Thay đổi nghiêm trọng môi trường và hệ sinh thái nước ở hạ lưu các dòng sông. LVS là một hệ thống nhất với các bộ phận cấu thành quan hệ mật thiết, tương hỗ với nhau. Do vậy, nếu nguồn nước ở vùng hạ lưu bị suy giảm trong thời kỳ dài đều dẫn đến tình trạng môi trường, tài nguyên nước suy thoái đến mức không thể khôi phục được. Chẳng hạn như: làm giảm nguồn cung cấp nước cho các tầng nước dưới đất; giảm trữ lượng, hạ thấp mực nước dưới đất trên vùng rộng lớn ven sông; gia tăng lún sụt mặt đất, sạt lở bờ, lòng dẫn... đến mức khó kiểm soát; dẫn tới hủy hoại tài nguyên và môi trường sinh thái lưu vực; gia tăng xâm nhập mặn.

- Tác động đến đời sống, sức khỏe mọi người dân, gia cầm, gia súc, mùa màng vùng bị ảnh hưởng, tới tốc độ tăng trưởng, thậm chí gây đình trệ sản xuất, phát triển, dẫn tới buộc người dân phải di cư khỏi nơi đã sinh sống lâu nay. Thiếu nước nghiêm trọng, lâu dài khó giải quyết có thể dẫn tới xung đột giữa các cộng đồng dân cư; gia tăng nguy cơ kém bền vững trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội và BVMT.

- Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khan hiếm, thiếu nước đã, đang làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đây thực chất là vấn đề về sự công bằng và các quyền hợp pháp trong sử dụng nước, các vấn đề xã hội; về nguyên tắc ứng xử với nước và với cộng đồng dân cư nên cần phải được xem xét một cách thỏa đáng. Tác động xã hội và môi trường thường rất sâu sắc và khó đánh giá, khắc phục.

4. Những vấn đề cấp bách cần giải quyết

Tình trạng suy giảm nguồn nước đòi hỏi chúng ta phải nhận rõ những tồn tại, bất cập và đề ra những giải pháp tổng thể, toàn diện và có hệ thống để bảo vệ, quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và đa mục tiêu nguồn nước vốn hữu hạn lại dễ bị tổn thương ở nước ta.

- Phát triển hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã tạo bước tiến quan trọng trong sử dụng tài nguyên nước phục vụ bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhưng cũng bộc lộ nhiều bất cập. Việc phát triển thủy điện thời gian qua do chịu sức ép lớn của phát triển kinh tế - xã hội nay đang trở nên “quá nóng”. Trong một năm, có khi có hàng chục công trình lớn, vừa, nhất là thủy điện nhỏ được xây dựng. Nhiều trường hợp, có tới 3 - 5 công trình thủy điện cùng đồng thời thi công xây dựng trên một lưu vực, gây ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên nước, hủy hoại môi trường và ĐDSH. Theo đánh giá, việc phát triển thủy điện, thủy lợi nay đã ở “ngưỡng” tới hạn trên các LVS, các vùng lãnh thổ. Tác động của các công trình thủy điện, thủy lợi đến tài nguyên nước là rất sâu sắc, không thể chỉ phản ánh một cách “khái lược” trong các báo cáo mang nặng tính học thuật dạng báo cáo “nghiên cứu khả thi” hoặc “đánh giá tác động môi trường”. Do vậy, đòi hỏi phải xem xét, đánh giá toàn diện hơn quá trình phát triển thủy điện, thủy lợi, cân nhắc kỹ từ quy hoạch đến thiết kế, thi công xây dựng, vận hành để phát huy tối đa mặt lợi, đồng thời giảm thiểu tác động xấu tới tài nguyên nước và giảm tác hại do những thay đổi về nguồn nước gây ra đối với tài nguyên, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.

- Quy hoạch sử dụng tài nguyên nước, trong đó có quy hoạch thủy điện, thủy lợi, cần phải dựa trên quy hoạch tổng hợp LVS. Quy hoạch LVS, môi trường phải là căn cứ để hoàn thiện, điều chỉnh quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, BVMT của các ngành, trong đó có thủy điện, thủy lợi; phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, cơ quan, dựa trên cơ sở khoa học công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến để đẩy mạnh xây dựng, trình Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thực hiện các quy hoạch LVS, BVMT làm căn cứ cho xây dựng, hoàn chỉnh các quy hoạch các ngành, lĩnh vực liên quan.

- Việc vận hành công trình đơn lẻ cũng như vận hành hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa rõ ràng đang còn rất nhiều bất cập. Việc tổng kết thực tiễn ở nước ta cần được đặt ra một cách cơ bản, toàn diện, làm căn cứ xây dựng cơ chế bảo đảm điều hòa, phân bổ khách quan, hợp lý tài nguyên nước cho các nhu cầu sử dụng, bảo vệ dòng sông và môi trường. Nguồn nước LVS, trong đó có nước trong các dòng sông, các thủy vực, các tầng chứa nước dưới đất, nhất là trong các hồ chứa, là tài sản chung của toàn xã hội được nhà nước thống nhất quản lý phục vụ lợi ích chung. Các công trình tài nguyên nước dù được xây dựng từ nguồn vốn nào, nhưng nguồn nước vẫn cần được xem là tài sản chung, vì lợi ích chung; sử dụng nguồn nước của quốc gia là phải trả tiền hợp lý. Trong trường hợp thiếu nước, khan hiếm nước thì các nguồn nước trên lưu vực phải được ưu tiên cho sinh hoạt, cho các nhu cầu thiết yếu khác. Các hồ chứa cần được bảo vệ, quản lý và vận hành theo quy định chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không để kéo dài tình trạng vận hành hồ chứa mà thiếu quy trình, quy trình chưa hợp lý; cần chấm dứt kiểu vận hành quá chú trọng đến lợi ích trước mắt hoặc chỉ vì lợi ích của một vài lĩnh vực riêng lẻ. Cần có cơ chế phối hợp hoặc tổ chức đủ thẩm quyền để bảo đảm vận hành hiệu quả các hồ chứa sao cho nguồn nước được sử dụng tiết kiệm, đa mục tiêu, nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội - môi trường.
 

- Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp cơ bản, lâu dài như tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước LVS, bảo vệ, bảo tồn, phát triển hợp lý nguồn nước; xây dựng cơ chế để sử dụng nước hợp lý, tránh khai thác quá mức, sử dụng phải tiết kiệm, hiệu quả và phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; cải tiến phương thức sử dụng nước để phù hợp với điều kiện tài nguyên nước trên mỗi vùng, mỗi LVS thì cần nghiên cứu và thực thi các giải pháp để chuyển từ cách quản lý truyền thống là “đáp ứng nhu cầu, cần bao nhiêu cấp bấy nhiêu” sang quản lý nhu cầu dùng nước; thực hiện quản lý các hồ chứa thủy điện, thủy lợi theo những giải pháp mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả tổng hợp của chúng, trước hết là xây dựng cơ chế phối hợp các Bộ, ngành và địa phương để tạo chuyển biến trong quản lý vận hành các hồ chứa, LVS.

- Cần xây dựng một cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính, đầu tư thích hợp để bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, được bảo vệ và bảo đảm sử dụng đa mục tiêu, hiệu quả và tiết kiệm. Cần sớm xác định nội dung và định hướng cụ thể các bước đi để làm rõ giá trị kinh tế, giá trị hàng hóa (ngoài giá trị xã hội) và nâng cao giá trị đóng góp của tài nguyên nước trong phát triển. Sớm xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện “dùng nước, sử dụng nước của quốc gia thì phải trả tiền”. Đây là vấn đề mới nhưng đã trở thành cấp thiết hiện nay nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

- Phải gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước; cần ứng xử hợp lý với tài nguyên nước. Trong điều kiện thiếu nước hoặc tài nguyên nước trở nên khan hiếm thì các cơ quan quản lý và toàn xã hội cần nâng cao trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước; sử dụng phải tiết kiệm, đa mục tiêu và nhằm tới hiệu quả tổng hợp cao nhất có thể; khắc phục tình trạng “đầu nguồn thừa nước, chưa tới cuối nguồn đã hết nước”, trong khi hàng trăm hộ dân còn thiếu nước sạch sinh hoạt, hàng nghìn hecta cây trồng thiếu nước tưới mà vẫn nhiều nơi sử dụng nước lãng phí; không chờ “Trời” ban nước; đừng để năm nào cũng phải “chạy hạn”... là những vấn đề cần được mọi người suy ngẫm, thấm nhuần để hành động.

- Thực tế cuộc sống cho thấy, nguồn nước quý giá có thể bảo vệ, giữ gìn được bằng chính hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Việc tuyên truyền, phổ biến cho toàn dân về pháp luật tài nguyên nước, những kinh nghiệm khai thác, sử dụng nước ở các nước khác (nơi có nguồn nước còn rất ít, quý hiếm hơn cả những vùng khó khăn nhất ở nước ta) có ý nghĩa quan trọng để xây dựng nếp ứng xử phù hợp với nước, với điều kiện nơi sinh sống, đối phó hiệu quả với suy giảm nguồn nước, thiếu nước.

5. Kết luận và kiến nghị

Vấn đề suy giảm nguồn nước ở hạ lưu các LVS đang diễn ra và ngày càng diễn biến phức tạp. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, có tính hệ thống và thực hiện kiên trì trên toàn LVS với quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước LVS, quản lý suy giảm nguồn nước, khan hiếm nước. Những biện pháp quan trọng hàng đầu gồm: Điều tra cơ bản đồng bộ; Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước LVS; phát triển nguồn nước với các biện pháp công trình và phi công trình; xây dựng cơ chế điều hòa, phân bổ nguồn nước ở một số lưu vực trọng điểm; tăng cường quản lý nhu cầu, có cơ chế kinh tế, tài chính bảo đảm dùng nước hiệu quả, tiết kiệm và nâng cao giá trị đóng góp cho phát triển của tài nguyên nước; xây dựng cơ chế phối hợp bảo đảm vận hành hiệu quả các công trình tài nguyên nước; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực trên cơ sở quy hoạch tổng thể lưu vực để phù hợp với tiềm năng nguồn nước; tăng cường phòng chống ô nhiễm, suy thoái nguồn nước...

Đề xuất một số giải pháp cấp bách, trước mắt là:

Tăng cường phối hợp quản lý tài nguyên nước trong mùa khô ở các địa phương có các LVS với nhiều công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi, nhất là trong giám sát, kiểm soát việc quản lý vận hành, khai thác sử dụng các hồ chứa nhằm tích đủ nước vào hồ, bảo đảm nguồn nước cho hạ du đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, kinh tế, xã hội và BVMT.

Phối hợp liên ngành ở TW và các địa phương liên quan trong quản lý vận hành hợp lý các hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa lớn trọng điểm quốc gia (như trên LVS Hồng, Đồng Nai - Sài Gòn, Srepok, sông Ba, Vu Gia - Thu Bồn...) nhằm khai thác hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước, bảo đảm hài hòa các lợi ích của các ngành kinh tế, xã hội và BVMT.

Tăng cường và có biện pháp khai thông việc hợp tác với các nước láng giềng trong quản lý các LVS quốc tế, trước hết là với Trung Quốc trong quản lý LVS Hồng, giảm thiểu tác động của việc sử dụng tài nguyên nước thuộc phần lưu vực thuộc Trung Quốc đến suy giảm nguồn nước về Việt Nam.

Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất và tăng cường trao đổi thông tin tài nguyên nước và dữ liệu liên quan phục vụ giám sát, chỉ đạo quản lý khắc phục và giảm thiểu tác động của tình trạng suy giảm nguồn nước đến đời sống và phát triển kinh tế, xã hội, BVMT.

   Xã hội ngày một phát triển,công nghệ cũng ngày một hiện đại hơn chính nguyên nhân này đã làm các bạn trẻ sa sút về mặt đạo đức.Sách là một phương tiện thông tin và là một người bạn chân thành nhất trong cuộc đời chúng ta,xã hội văn minh mà thiếu đi sách cũng rống như cơ thể không có linh hồn.Sách chính là chìa khóa đưa ta đến với chi thức vô vàn của nhân loại loài người,mỗi vấn đề trong cuộc sống cách sử lí đơn giản nhất là nhờ tói sách vở,nhờ tới sự tìm tò,hiếu học của mỗi chúng ta.Nên nếu muốn một xã hội đầy văn minh thì chắc chắn sách sẽ là một người bạn không thể thiếu được rồi,nên các thanh thiếu niên,các mầm non tương lai của đất nước hãy cùng nhau đọc sách để có thêm nhiều kiến thức góp phần xây dựng quê hương,đất nước thêm giàu đẹp.

4 tháng 5 2021

Trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ ý.

Cảm ơn mọi nhười nhiều!

4 tháng 5 2021

Biển đổi khí hậu là sự thay đổi những yếu tố gốc ở một trong hai môi trường quan trọng hoặc vật lý hoặc là sinh học, những biến đổi này mang tính tiêu cực và có những tác động xấu khó có thể phục hồi đến đời sống tự nhiên cũng như sinh hoạt chung của hệ động vật sinh thái và con người.

14 tháng 12 2016

Việt Nam đang đối mặt với vấn đề không còn nguồn nước sạch, không khí sạch để sống cũng như là nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và ảnh hưởng do bão, áp thấp,...... Vì thế chúng ta cần đề ra các biện pháp khắc phục, trồng cây xanh, tái chế nguồn nước,...

16 tháng 1 2017

Việt Nam chịu nhiều biến đổi khí hậu như Mùa hạ thì càng ngày càng nóng

mùa đông thì lạnh buốt (Miền Bắc) nguồn nước sạch thì thiếu ,không khí thì bị ô nhiễm .Thế nên các bạn hãy chung tay bảo vệ Môi trường nha

16 tháng 2 2023

1-khói bụi từ phương tiện giao thông 

2-các nhà máy thải các khí thải ra môi trường 

3-tình trạng xói mòn đất 

4-chặt phá rừng bữa bãi gây hạn hán 

 

10 tháng 10 2016

dân số , ô nhiễm môi trường