K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2021

Em tham khảo: https://vietjack.com/de-kiem-tra-lop-6/de-kiem-tra-hoc-ki-1-dia-li-6-2.jsp

11 tháng 11 2021

C1: học trong đề cương

C2; học xong đề cương rồi thì lên mạng làm trắc nghiệm của các bài đã học 

C3: https://download.vn/de-thi-giua-hoc-ki-1-lich-su-dia-li-6-sach-chan-troi-sang-tao-39293

Chúc thi tốt

Bạn gõ trên mạng ý
13 tháng 12 2021

tra google nha bn

6 tháng 1 2022

đây là đề của kết nối tri thức với cuộc sống e nhé

Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: Người tinh khôn có đời sống như thế nào?

A. Sống theo bầy, hái lượm, săn bắt.

B. Sống theo bầy, săn bắn.

C. Sống thành thị tộc.

D. Sống riêng lẻ, hái lượm, săn bắt.

Câu 2: Kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại là

A. buôn bán nô lệ.

B. nông nghiệp trồng cây lâu năm.

C. thủ công nghiệp và buôn bán bằng đường biển.

D. nông nghiệp trồng lúa nước.

Câu 3: Đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại là gì?

A. Đứng đầu nhà nước là vua, vua nắm mọi quyền hành.

B. Đứng đầu nhà nước là quý tộc, quan lại.

C. Đứng đầu nhà nước là nông dân công xã, họ nuôi sống toàn xã hội.

D. Nhà nước mà có quan hệ xã hội là sự bóc lột dã man, tàn bạo giữa chủ nô và nô lệ.

Câu 4: Nhà nước nào đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc?

A. Nhà Sở

B. Nhà Tần

C. Nhà Hạ

D. Thương- Chu

Câu 5Nhà nước đế chế La Mã cổ đại gồm những tầng lớp nào?

A. Vua - Tăng lữ - Qúy tộc.

B. Viện nguyên lão - Hoàng Đế - Đại hội nhân dân

C. Quý tộc - Quan Lại - Địa chủ - Nông dân.

D. Hoàng Đế- Viện nguyên lão- Đại hội nhân dân.

Câu 6: Nền kinh tế chính của các quốc gia sơ kì ở ĐNÁ là gì

A. Thương mại biển

B. Nông nghiệp là chủ yếu với cây lúa nước và một số cây gia vị, hương liệu.

C. Nghề thủ công.

D. Cả A và B.

Câu 7: Nếu tỉ lệ bản đồ 1: 6 000 000 thì 5 cm trên bản đồ này sẽ ứng với khoảng cách thực địa là:

A. 30km

B. 3km

C. 3000km

D. 300km

Câu 8: Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?

A. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1 : 700 000

B. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1 : 700

C. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1 : 70 000

D. Tỉ lệ của bản đồ đó là 1 : 7000

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

A. Là dạng địa hình nhô cao.

B. Có đỉnh tròn, sườn dốc.

C. Độ cao tương đối thường không quá 200m.

D. Thường tập trung thành vùng.

Câu 10: Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa:

A. Miệng

B. Cửa núi

C. Mắc-ma

D. Dung nham

Câu 11: Đới khí hậu quanh năm giá lạnh (hàn đới) có lượng mưa trung bình năm là:

A. Dưới 500mm

B. Từ 1.000 đến 2.000 mm

C. Từ 500 đến 1.000 mm

D. Trên 2.000mm

Câu 12. Khí hậu là hiện tượng khí tượng

A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.

B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.

C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.

D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) : Trình bày các chính sách của nhà Tần khi thống nhất đất nước và vẽ sơ đồ sự phân hóa xã hội dưới thời nhà Tần?

Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến ĐNÁ từ TK VII đến TK X?

Câu 3 (1,0 điểm): Em hãy nêu vai trò của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất ?

Câu 4: (2,0 điểm) Trình bày các biểu hiện của biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu ngày nay.?

1 tháng 3 2022

chỉ thi 2 môn giữa kì thôi bạn ơi, tui gửi cho

1 tháng 3 2022

TK

Đề thi giữa kì 2 lớp 5 môn Toán Đề 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: (0,5 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Chữ số 5 trong số 254,836 có giá trị là:

a. 50

b. 500 000

c. 5 000

d. 50 000

Câu 2: (1 điểm) Biết 25% của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu?

a. 10

b. 20

c. 30

d. 40

Câu 3: (1 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 15m và chiều cao 9m là:

a. 67,5m2

b. 675m2

c. 12m2

d. 135m2

Câu 4: (1 điểm) Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ với số học sinh của cả lớp là:

a. 60%

b. 40%

c. 18%

d. 30%

Câu 5: (0,5 điểm) Thể tích hình lập phương cạnh 1cm là:

a. 4 cm3

b. 6 cm3

c. 1 cm2

d. 1 cm3

Câu 6: (1 điểm) Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy là 18cm và 12cm, chiều cao 9 cm.

a. 135 cm2

b. 315 cm2

c. 135 cm

d. 153 cm2

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 7: (2,0 điểm) Đặt tính rồi tính:

a) 5 giờ 28 phút + 3 giờ 47 phút

b) 6 năm 5 tháng – 3 năm 8 tháng

c) 5 phút 12 giây x 3

d) 13 giờ 20 phút : 4

Câu 8: (1,0 điểm) Tìm x:

a) X x 12,5 = 6 x 2,5

b) x – 1,27 = 13,5 : 4,5

Câu 9: (1,0 điểm) Lan đi học từ nhà đến trường bằng xe đạp với vận tốc 20 km/giờ, hết 15 phút. Tính quãng đường từ nhà Lan đã đi

Câu 10: (1,0 điểm) Một tấm gỗ dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 8dm, chiều rộng 6dm, chiều cao 20cm. Hỏi tấm gỗ nặng bao nhiêu ki lô gam, biết rằng 1dm3 khối gỗ nặng 800g.

9 tháng 5 2019

mik thi roi nhung cung quen roi nao ca vang nha ban

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀUTRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT        ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1          MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022A. LÝ THUYẾT: CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG  1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.- Ta nhìn...
Đọc tiếp

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀU

TRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT

 

       ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1

         MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022

A. LÝ THUYẾT:

CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 

2. Sự truyền ánh sáng :  

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ)

- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.                      Hình 1.

Ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ - 1.a )

+ Chùm sáng hội tụ   ( Hình vẽ 1.b )

+ Chùm sáng phân kì  ( Hình vẽ 1.c )

 

 

 

                   

                            Hình 1.a                                 Hình 1.b                                Hình 1.c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh  sáng :

 a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

  b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

 c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.

d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

 

CHỦ ĐỀ 2 :  ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG - GƯƠNG CẦU

1. Gương phẳng :

- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.

- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng

- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng  phản xạ ánh sáng.

- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới .

- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ .

3. Định luật phản xạ ánh sáng.

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường  pháp tuyến với gương tại điểm tới  .

- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)

4.  Ảnh của một vật qua gương phẳng.

- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

5. Gương cầu lồi:

- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi

- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật.

-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

6. Gương cầu lõm :

-  Gương gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu .

-  Đặt một vật gần sát gương cầu lõm nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn  và nhỏ hơn vật .

- Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương .

- Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm, ở một vị trí thích hợp tạo ra chùm sáng phân kì đến gương cho chùm tia phản xạ là chùm sáng song song .

   B. BÀI TẬP VẬN  DỤNG :

     I.   BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trong lớp học người ta thương lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không lắp một bóng đèn lớn ở ngay giữa lớp. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.                                                      B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.     D. Để học sinh không bị chói mắt.

2.  Khi góc tới tăng thì góc phản xạ sẽ:

A.Giảm               B. Tăng                C. Không đổi            D.Vừa tăng,vừa giảm

3.  Một vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang . Đặt một gương phẳng chếch 45so với mặt bàn.

Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào ?

A.   Nằm theo phương chếch 450                      B. Nằm theo phương chếch 750

C. Nằm theo phương chếch 1350                                 D. Nằm theo phương thẳng đứng .

4 . Hai gương phẳng đặt song song với nhau, hướng mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng

 l =  1m  . Đặt một vật AB song song ,nằm giữa  hai gương và cách gương G1 một khoảng 0,4m Khoảng cách giữa hai ảnh thứ nhất của AB qua hai gương G1G2 l à :

A.     2 m                              B.1,6m                             C.1,4m                           D. 1,2m .

5 . Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ,ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất :

A. Song song             B. Hội tụ                  C. Phân kì              D. Không truyền theo đường thẳng .

6. Trên xe ô tô , người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng .

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn gương phẳng

C.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng             B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.

C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm     D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song

8 .Khi khám răng bác sĩ nha khoa dùng loại gương nào sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn ?

A.Gương phẳng         B. Gương cầu lõm        C. Gương cầu lồi      D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm

9 . Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt một gương phẳng sao cho góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng 300 .Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 300 ngược chiều kim đồng hồ thí góc phản xạ là bao nhiêu?

A.     900                          B. 600                          C. 300                      D. 00   

10. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i’ = 0°                 B. i’ = 45°                   C. i’ = 90°                             D. i’= 180°

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN :

Bài 1:Trên hình vẽ bên ,SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.

Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?

       

 (ĐS:  i = 45)                                                                                               S                             R                                                                   

 

 

                                                                                                                               I

 

 

 Bài 2:   Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ trong các trường hợp sau :

                                                                                                                    

 

 

                                                                                                          

                                                                                          S

1200

                                        I                                                                                                          

 

 

 

                                                                                                                             

 

450

                                                                                                                                                    M

 

 

 

                 S             G                                                                              I                                                                                                    

                                            H. a                                                             H .b 

                            

( ĐS:   H.a  i’=i= 450  ;          Hb  :    i’ = i= 300   )    

Bài 3 :Cho một gương phẳng M và một tia tới SI hợp với gương một góc 450. Chứng minh rằng tia tới và tia phản xạ sẽ vuông góc nhau .(vẽ hình minh họa )

M

N

Bài 4:Một cây cau ( MN) cao 1,8m được trồng bên cạnh                                                   

 

một hồ nước phẳng lặng .

    a/ Hãy vẽ ảnh MN’ của cây cau MN in bóng dưới mặt hồ.              

     b/ Tính độ cao của ảnh MN’.

   c/ Biết bờ hồ cách mặt nước 50cm. Tính  MM.

 

 

Bài 5 : Một người cao 1m7 đứng trước một gương phẳng, cách gương 2m

a)                 Xác định vị trí và tính chất ảnh của người đó .

b)                 Nếu người đó giơ tay phải lên chào bạn ,thì ảnh trong gương giơ tay gì ?

c)                 Nếu thay gương phẳng bằng gương cầu lồi thì tính chất ảnh sẽ thay đổi ra sao ?

Bài 6 : Với một gương cầu lõm và một gương phẳng cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt

a)  Gương nào cho bề rộng vùng nhìn thấy lớn hơn ?

b) Vùng nhìn thấy trên mỗi gương tùy thuộc vào những yếu tố nào ?

 

1
24 tháng 10 2021

cậu nên tách từng phần ra 

hihi

24 tháng 10 2021

tách v tốn thời gian ;-;

ok tutu để mk chụp lại

17 tháng 11 2021

Lên google nhiều lắm bn.

17 tháng 11 2021

toàn ko giống đề cương cho đâu