K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2022

em chịuleuleu

5 tháng 4 2022

(=? v cmt lmj

23 tháng 11 2018

ai nhanh mk nhé!!

24 tháng 11 2018

Chuyện kể quanh cuốn Túp lều bác Tôm

TÔ HOÀNG

NVTPHCM- “Người đẹp bé nhỏ đã nổ súng mở màn một cuộc chiến tranh lớn” - Chính Cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã nói về tác giả tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm” như vậy. Quả là cuốn sách đã trở thành “con chim báo bão” cho cuộc nội chiến ở Mỹ những năm sau đó.

               

Ngày 20 tháng Ba năm 1825 tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm” ra mắt độc giả. Cuốn sách không chỉ mang lại cho tác giả sự nổi tiếng trên khắp thế giới mà còn làm nổi sóng dư luận xã hội một thời, đóng góp vào kho tàng văn học một thể loại mới.

TỪ MỘT GIẤC MƠ TỚI MỘT CUỐN SÁCH

               

“Túp lều bác Tôm” được viết bởi người đàn bà Mỹ tên là Harriet Beecher Stowe. Bà sinh trong gia đình một người truyền đạo. Một thời gian dài bà là cô giáo ở một trường nữ học.

               

Harriet Beecher Stowe bắt đầu cuộc sống tự lập từ khá sớm. Năm 14 tuổi cô gái đã đứng lớp dạy tiếng La tinh. Bước qua tuổi 16 dạy môn thần học. Beecher Stowe sớm mồ côi mẹ - và theo lời bà chính điều này khiến bà dễ đồng cảm với đau khổ của những người phụ nữ nô lệ phải sống xa con cái của mình. Những gì riêng tư trong tình cảm của những con người bất hạnh kia sau này đã được nữ văn sỹ miêu tả lại trong các tác phẩm của bà.

               

Trước “Túp lều bác Tôm” nữ văn sỹ viết sách giáo khoa và sáng tác những truyện ngắn ( truyện ngắn đầu tay- “Bác Tim” ra mắt bạn đọc khi nữ văn sỹ 20 tuổi). Nhưng phải đợi tới “ Túp lều bác Tôm” tên tuổi của Beecher Stowe mới thực sự có tiếng vang rộng rãi. Theo lời của chính nữ tác giả những tình tiết trong “Bác Tim” đã đưa tới sự ra đời của “Túp lều bác Tôm”.

               

Trong dịp lễ Phục sinh nữ văn sỹ gặp một “ảo giác ” lạ. Trong lúc nửa thực nửa mơ ấy bà thấy một tên cai hung ác hành hạ, đánh đập một người da đen đã lớn tuổi. Nhưng người da đen lại cầu Chúa tha tội cho kẻ đã hành hạ mình. Nữ văn sỹ khi đó đã 40 tuổi cố cầm nước mắt để không òa khóc ngay khi còn ở nhà thờ. Và khi về nhà bà đã ghi lại những gì thấy được trong cơn ảo giác kia và đọc những ghi chép ấy cho chồng nghe. Người chồng đă khuyên bà nên mở rộng cốt truyện ra. Chẳng bao lâu sau, câu chuyện về cái chết của nhân vật chính cứ “phổng phao lên” để cuối cùng biến thành cuốn tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm”.

Chương đầu của “Túp lều bác Tôm” ra mắt một năm sau đêm nữ văn sỹ gặp “ảo giác” lạ và được in trên tờ tuần báo tại New York The National Era - một tờ báo tích cực hưởng ứng phong trào giải phóng nô lệ. Chương này được bạn đọc tán thưởng khiến nữ văn sỹ hăng hái viết tiếp các chương sau. Mỗi tuần lễ trên tờ tuần báo kia lại xuất hiện một chương mới kể về cuộc sống của bác da đen nhân hậu, tốt bụng khiến bạn đọc càng sốt ruột chờ đợi chương tiếp. Cú thế, kéo dài tới 10 tháng tận đến khi nhật báo đăng chương cuối cùng.

               

Ngày 20 tháng Ba năm 1852 “Túp lều bác Tôm” ra mắt bạn đọc như một cuốn sách độc lập. Kết quả thật không ngờ: 300 ngàn cuốn được bạn đọc tranh giành nhau như tranh giành những chiếc bánh rán ngon lành, nóng hổi…

Tranh minh họa tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm”

BÁC TÔM LÀ AI?

               

Xét theo cốt chuyện, nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết - một người Mỹ gốc Phi trong suốt tuyến chuyện đã nhiều lần làm nô lệ cho các ông chủ khác nhau và cuối cùng rơi vào vòng kiềm tỏa của lão chủ nô độc ác lấy việc hành hạ những người nô lệ của mình làm thú vui. Dù nhân vật nô lệ gốc Phi trải mọi điều cơ cực, nhọc nhằn, nhưng lúc nào ông cũng là một con người trung thực, nhân hậu; thậm chí còn biết cảm thông với cả những kẻ thù của mình.

Bác Tôm, giống như những người nô lệ da đen khác không biết đọc, biết viết nhưng bác Tôm rất rành rõ Kinh Thánh. Và bác luôn luôn hành xử theo lời khuyên nhủ của Chúa. Đặc điểm này, rõ ràng được nữ tác giả “phú” cho nhân vật của mình. Bởi lẽ, như chúng ta đã nói, nữ văn sỹ Beecher Stone sinh trưởng và lớn lên trong gia đình của một nhà truyền đạo và bản thân bà cũng đã từng có những bài giảng về giáo lý thật sâu sắc.

               

Chú Tôm tốt bụng đã cứu một số nhân vật trong cuốn tiểu thuyết: Ví như cô bé bị rơi khỏi boong tàu trong một chuyến hành trình trên biển hoặc hai người nô lệ trốn tên chủ đồn điền khùng  điên trên gác bếp nhà bác. Nhưng bác Tôm đã tử nạn chính vào lúc cuộc đời của bác có thể sẽ sang trang khác khi có người muốn giúp bác thoát khỏi kiếp nô lệ.

TÔM, “PHẢN TÔM” VÀ CUỘC NỘI CHIẾN.    

               

Cuốn tiểu thuyết của một nữ văn sỹ da trắng lên tiếng tố cáo chế độ nô lệ đương nhiên sẽ gặp sự khen chê khác nhau. Nhiều người da trắng ở Nam Mỹ buộc tội Beecher Stone xuyên tạc sự thật và cường điệu việc áp bức bóc lột người da đen.

Như để đáp lại, nữ nhà văn cho xuất bản thêm một cuốn sách nữa - “Chiếc chìa khóa để mở cánh cửa vào túp lều của bác Tôm”. Ở cuốn sách này tác giả chứng minh rằng những sự việc có thật cùng những quan sát lâu ngày của bà chính là cơ sở của những gì bà đã miêu tả quanh cuộc sống của những người nô lệ da đen.

               

Nhưng những tên chủ nô vẫn phẫn nộ. Chẳng bao lâu sau, tại các cửa hàng sách xuất hiện những ấn phẩm như đòn phản công lại cuốn “Túp lền bác Tôm”. Những cuốn sách này (mà tác giả là những người da trắng ở Nam Mỹ) ca ngợi lòng tốt của các ông chủ nô và miêu tả những ông chủ đồn điền như những bậc cha mẹ của những gia đình lớn đầy lòng thương yêu, chăm lo tới những người nô lệ của họ. Loạt tiểu thuyết như vậy có tên gọi là “Phản Tôm”.

Bây giờ thì tên tuổi của phần lớn các tác gỉa viết nên loạt sách “Phản Tôm” như thế đã bị quên lãng, còn sách của họ hầu như không ai nhắc tới. Còn “Túp lều bác Tôm” vẫn giữ được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc qua nhiều năm tháng, nhiều thế hệ và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

               

Mười năm, tính từ khi công bố những chương đầu của tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm” tại nước Mỹ bùng nổ cuộc Nội chiến, mà kết thúc của nó với thắng lợi chế độ nô lệ bị xóa bỏ. Nhiều người đã lên tiếng khẳng định “Túp lều bác Tôm” đã trở thành một thứ vũ khí tuyên truyền mạnh mẽ, thậm chí như một hồi kèn trận thúc dục những ai còn lương tri, lương tâm hãy tham gia vào cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng của những người bị áp bức. Người ta vẫn truyền tụng nhau rằng chính Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln trong một lần tiếp xúc với nữ văn sỹ Harriet Beeher Stone đã nói rằng: “Chị thanh mảnh, nhỏ bé vậy mà đã làm bùng nổ một cuộc chiến tranh lớn đến như vậy!”.

24 tháng 11 2018

Ra mắt độc giả vào  năm 1852, tiểu thuyết Túp Lều Bác Tom đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới quan điểm của những người tiến bộ trong tầng lớp da trắng cũng như nhận được sự đồng cảm sâu sắc của những người nô lệ da đen.

Thông qua nhân vật chính là bác Tom, một người nô lệ da đen trung thực phải chia lìa vợ con, phải sống cuộc sống tủi nhục, thường xuyên bị đánh đập, ngược đãi, bị bán đi bán lại như một món hàng, tác phẩm ca ngợi sự kiên quyết bảo vệ phẩm giá con người của những người nô lệ da đen, đồng thời đanh thép phê phán chế độ nô lệ tàn bạo với những điều luật bênh vực bọn chủ nô mất nhân tính, sẵn sàng vì đồng tiền mà chà đạp lên quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của những người da đen bất hạnh.

24 tháng 11 2018

thank bn nhưng đây là đề viết bài tập làm văn 2 tiết nha bn ít nhấp phải 4 mặt giấy

24 tháng 11 2018

Túp lều bác Tom (tên tiếng Anh: Uncle Tom's Cabin), còn được gọi với tên là Cuộc sống giữa những lầm than (tiếng Anh: Life Among the Lowly) là một tiểu thuyết chống chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ của nhà văn Harriet Beecher Stowe người Mỹ. Được xuất bản vào năm 1852, cuốn tiểu thuyết đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm đối với những người Mỹ gốc Phi và tình cảnh nô lệ ở Hoa Kỳ, làm tăng thêm sự xung đột giữa các tầng lớp dẫn đến Nội chiến Hoa Kỳ, theo Will Kaufman.[1]

Nhà văn Stowe là một người hoạt động chống lại sự nô lệ, đã làm nổi bật trong tiểu thuyết của mình nhân vật bác Tom một nô lệ da đen phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Tiểu thuyết mô tả sự độc ác, tàn bạo có thật của sự nô lệ, đồng thời cũng khẳng định tình yêu thương có thể vượt qua mọi thứ để chiến thắng, lật đổ sự nô dịch hoá trong xã hội loài người.[2][3][4]

Túp lều bác Tom là một cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất trong thế kỷ 19, trong tuần đầu tiên 5.000 bản đã được bán sạch [5] (và cũng là quyển sách bán chạy thứ hai trong thế kỷ đó, sau Kinh Thánh)[6] và được tin là động lực cho cuộc đấu tranh bãi nô.[7] Trong năm đầu tiên sau khi xuất bản, 300.000 bản được bán hết chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ mặc dù cuốn tiểu thuyết bị cấm tại các bang miền Nam nước này. Cuốn sách quan trọng đến mức, khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp Stowe vào năm 1862 đã chào mừng bà bằng câu nói nổi tiếng: "Hóa ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến tranh vĩ đại".[8]

24 tháng 11 2018

 “Túp lều bác Tôm” là tác phẩm kể về cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen -bác Tôm- một người trung thực, ngay thẳng, biết trọng danh dự. Nhưng cuộc đời bác là một chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này qua nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng, vì bảo vệ nhân phẩm của mình, bác đã bị đánh chết trong một đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mỹ, nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than.

Tác phẩm ca ngợi những người nô lệ da đen là những người trung thực, biết tôn trọng phẩm giá con người như bác Tôm, những người mẹ dũng cảm như Êliđa, những thanh niên cương nghị, tha thiết với tự do như Gioócgiơ. Đồng thời, tác phẩm cũng lên án đanh thép chế độ nô lệ, những tên chủ nô lệ cùng bọn tay sai vô cùng tàn bạo, đóng góp một phần vào công cuộc giải phóng nô lệ ở nước Mỹ.

Thủ pháp nghệ thuật đặc biệt của tác phẩm là miêu tả ngoại hình, miêu tả hành động và ngôn ngữ đối thoại. Khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ để bộc

24 tháng 11 2018

Nếu bạn là một người yêu nước Mỹ, yêu văn học Mỹ, không thể bỏ qua tác phẩm kinh điển này.

“Túp lều của Bác Tôm” là câu chuyện về những người da đen sống tại Mỹ trong thế kỉ XIX. Nước Mỹ tư bản bấy giờ đang trên đà phát triển công nghiệp. Kinh tế lớn mạnh dẫn đến việc thiếu trầm trọng những công nhân lao động. Một lẽ tất yếu sản sinh ra ngành dịch vụ buôn người, mà người ở đây chính là dân da đen từ Châu Phi sang. Và họ đã gọi những người khốn khổ da màu bị bắt đi khỏi đất nước, ngôi nhà, gia đình ấy là NÔ LỆ.

Đến giữa thế kỉ XIX, vì vấn đề chế độ nô lệ đã chia nước Mỹ thành 2 miền chống đối lại nhau. Miền Bắc là nơi có chủ trương xóa bỏ chế độ nay để thu hút công nhân, trong khi ấy miền Nam thì muốn giữ chặt công nhân với ruộng đất, với nghề trồng bông, duy trì chế độ này. Sự đấu tranh về tư tưởng và quyền lợi giữa hai miền đã nảy sinh ra cuộc nội chiến ở Mỹ. Rất nhiều người Mỹ sẵn sàng giúp đỡ nô lệ bỏ trốn, đưa người sang Canada (một đất nước lúc bấy giờ đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ này).

Phải nói ngay từ khi cầm quyển sách lên, nhìn tên tác giả và tên sách, mình đã hình dung đây là một nam nhà văn, và phải đến khi đọc xong hết cuốn tiểu thuyết rồi, quay lại đọc lời mở đầu, mình mới biết được thực ra người viết cuốn sách này lại là một phụ nữ. Thật tuyệt vời! Một điều kì diệu.

Câu chuyện xoay quanh những người nô lệ da đen khốn khổ và cuộc đời chìm nổi của họ. Điểm sáng trong câu chuyện chính là bác Tôm, một người nô lệ nhưng không hề có một trái tim bị nô lệ xiềng xích. Phần đầu câu chuyện bác xuất hiện chỉ như một điểm sáng nhỏ nhoi, không thực sự khiến mình chú ý, và mình nghi ngờ tại sao tên tác phẩm lại đặt là “Túp lều Bác Tôm”, liệu bác ý có thực sự là nhân vật chính không vậy? Nhưng phải đến khi khép lại cuốn sách, dịu đi nhưng cảm xúc dâng trào, mình mới thấu hiểu được dụng ý của tác giả. Càng đọc đến cuối, mình càng ngưỡng mộ con người ấy, tinh thần ấy, trái tim ấy. Một hòn ngọc không gì có thể làm vấy bẩn được. Bác đã khiến mình thay đổi tư tưởng, thái độ, suy nghĩ hoàn toàn về những người da đen, người nô lệ, sự đói nghèo, khổ đau và thất vọng cùng cực.

Một lời khuyên chân thành cho các bạn là đừng đọc bất cứ bài spoil nội dung nào hết, kể cả lời mở đầu. Hãy lao vào ngấu nghiến ngay cuốn sách này, để tận hưởng mọi cung bậc cảm xúc, để thấu hiểu phần nào cuộc sống của những người nô lệ dưới thời thực dân. Để thấy được những ánh sáng của thiên đường, của tình thương, để biết được rằng, ta gieo xuống đất một hạt mầm, chăm sóc, tưới tiêu cho nó, ắt ta sẽ được cả một khu vườn.

good luck #####

22 tháng 6 2017

Đáp án A

7 tháng 9 2016

nội dung thì cũng không cần phải bàn cãi vì những ai đã tìm đọc cuốn sách này thì chắc đã nghe nói nhiều về cái hay, cái cảm động của nó. Câu chuyện về cuộc đời của chú chó Bim đã được khắc họa vô cùng sinh động, bên cạnh đó là cái nhìn khách quan về những loại người trong xã hội. Mình khuyên các bạn khi đọc một tác phẩm cổ điển thì nên đặt nhiều tâm tư vào để có thể cảm được cái hay mà tác giả đem lại, cũng như trong tác phẩm này, cảm nhận và nhìn thấy được một người bạn tốt như chú chó Bim, ông Ivan, Tôlich, Aliôsa,... Tóm lại đây là một tác phẩm đáng đọc ở mọi lứa tuổi.

7 tháng 9 2016

Đọc truyện này mới biết là hồi đó Liên Xô quản chó chặt như vậy. Mình còn lấy làm lạ nữa chứ. Với lại, không ngờ là trên đời lại có những người như bà thím, đọc mà thấy tức sôi máu. Không "nhờ vào" bà thím này thì Bim cũng chẳng đến nỗi phải chết rồi.
Tội Bim, lang thang tìm chủ ròng rã, chịu đói rét, chịu bị người ta hành hạ, đánh đập, vậy mà đến lúc chết vẫn không được gặp mặt chủ lần cuối nữa. Ước gì ông Ivans Ivanưt có thể đến sớm hơn một chút, vậy thì đỡ buồn hơn rồi!

1 tháng 10 2021

bạn ơi cho mik hỏi đây là câu hỏi hay câu đố của bạn vây :)))

1 tháng 10 2021

Câu hỏi đó bạn vì đây là câu về lịch sử thời trung đại mà !

28 tháng 8 2018

cảm ơn bạn