K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2022

giải hộ mình câu văn, mình cần gấp

 

30 tháng 3 2022

bạn ơi thiếu bài thơ rồi nhé

1 tháng 3 2022

đoạn trích nào bn

1 tháng 3 2022

Nói đi

18 tháng 9 2021

Tham khảo

Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập nội với ngoại cảnh: "Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật." Câu văn làm nổi bật nỗi bất hạnh của hai anh em. Hai anh em quá nhỏ để hứng chịu nổi đau đớn như thế này. Đồng thời tạo cảm giác não nề góp phần làm sâu sắc thêm tâm trạng cho hai anh em. Cảnh thiên nhiên là phương tiện để tác giả ký thác tâm trạng buồn thương của nhân vật lên.

1.biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ đầu tiên của bài cảnh khuya đem đến cho em những cảm nhận gì về tiếng suối?2.Hai từ chưa ngủ ở cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu thơ thứ 4 trong bài thơ Cảnh khuya đánh dấu 2 nét tâm trạng .hãy cho biết:a. Đó là những nét tâm trạng gìb. Vì sao em cho rằng tác giả lại có những nét tâm trạng đó c. Qua đó em có cảm nhận gì về con người...
Đọc tiếp

1.biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ đầu tiên của bài cảnh khuya đem đến cho em những cảm nhận gì về tiếng suối?

2.Hai từ chưa ngủ ở cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu thơ thứ 4 trong bài thơ Cảnh khuya đánh dấu 2 nét tâm trạng .hãy cho biết:

a. Đó là những nét tâm trạng gì

b. Vì sao em cho rằng tác giả lại có những nét tâm trạng đó

c. Qua đó em có cảm nhận gì về con người Hồ Chí Minh

3. hình ảnh đàn gà đã hiện lên với vẻ đẹp như thế nào trong hồi tưởng của tác giả

4.hãy nêu cảm nhận của em về niềm vui của cháu khi mặc quần áo mới

5. hãy tìm và phân tích những chi tiết miêu tả hình ảnh người bà hiện lên trong bài tiếng gà trưa?

6 . Trong đoạn thơ cuối của bài tiếng gà trưa tác giả muốn khẳng định và nhấn mạnh điều gì?

7. Tác giả đã cảm nhận giá trị của Cốm một cách đầy đủ và tinh tế từ những phương diện nào ?

8. theo em qua bài Cơm này tác giả muốn gửi gắm những ý nghĩ gì về sự thưởng thức Cốm?

 

0
20 tháng 10 2021

MÌNH CẦN GẤP CÁC BẠN ƠI GIÚP MÌNH VỚI

3 tháng 11 2021

Viết đoạn văn theo phương pháp diễn dịch nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên (kieeif ở lầu ngưng bích , 8 câu giữa) . Trong đoạn có sử dụng câu phủ định, 1 câu dẫn trực tiếp.

 

Tham khảo 

 

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích từ tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Tác phẩm đã cho thấy nỗi cô đơn khắc khoải của người chinh phụ có chồng ra chiến trận. Nỗi cô đơn ấy càng đậm nét hơn khi nàng vừa tiễn chồng đi còn mình trở về nơi buông the cô đơn lạnh lẽo. Tất cả những cung bậc cảm xúc đó đã được khắc họa trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Văn bản được trích từ câu 193 đến câu 216 của bản diễn Nôm. Sau buổi đưa tiễn chồng, người chinh phụ trở về, tưởng tượng nơi chiến trường đầy chết chóc mà lòng xót xa, lo lắng cho chồng và thương cảm cho hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi của mình. Tâm sự của nàng diễn biến qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau đã được tác giả tinh tế nắm bắt trọn vẹn.

 

Tám dòng thơ đầu cho thấy tâm trạng bồn chồn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi, đơn chiếc :

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen

Không gian hết sức cô quạnh, vắng vẻ chỉ có bước chân người chinh phụ thầm gieo trên hiên vắng. Tâm trạng nàng hết sức bồn chồn, lo lắng, nàng đứng ngồi không yên, hết rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại ngong ngóng tin chồng trở về, nhưng người chồng vẫn ra đi bặt vô âm tín. Hành động treo rèm lại rồi lại kéo rèm xuống là hành động diễn ra trong vô thức, nàng làm mà không hề hay biết, điều đó càng khắc họa rõ nét hơn nỗi thất vọng tràn trề của nàng. Dù ở ngoài hiên hay trong rèm nàng vẫn cô đơn, lẻ loi hết sức. Nàng mong ngóng tiếng con chim thước báo tin nhưng chim thước cũng im ắng. Đêm khuya chỉ có một mình, nàng càng khao khát sự sẻ chia hơn bao giờ hết, nhưng ngọn đèn vô tri, vô cảm không thể an ủi, chia sẻ với nàng: Đèn có biết dường bằng chẳng biết/ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Hình ảnh Hoa đèn kia với bóng người khá thương càng đậm tô hơn nữa sự cô đơn, tội nghiệp của người chinh phụ.

 

Từ nỗi khát khao đồng cảm chuyển sang sự chờ đợi dài đằng đẵng: Gà eo óc gáy sương năm trống/ Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên/ Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. Tiếng gà eo óc thê lương, càng vang vọng hơn trong không gian đêm khuya tĩnh mịch vắng vẻ. Tiếng gà ấy vừa là sự chảy trôi chậm chạp của thời gian vừa là sự giày vò trong lòng người chinh phụ, nghe tiếng gà, lòng lại càng thổn thức chờ mong hơn gấp bội. Nhìn ra ngoài đêm tối mịt mùng, bóng hòe phất phơ cứ đều đặn lay động qua trước mắt, càng khiến cho thời gian chậm chạp, nặng nề trôi hơn. Thời gian tâm lý được nhân lên gấp bội Khắc giờ đằng đẵng như niên và mối sầu trong lòng người lẻ loi, cô đơn trải ra một không gian vô tận tựa miền biển xa. Trong bốn câu thơ tác giả đã sử dụng thành công bốn từ láy vừa gợi âm thanh vừa gợi nên sự giày vò trong tâm trạng (éo óc) vừa diễn tả sự hoang vắng (phất phơ), từ lại gợi nên không gian thời gian vô tận (đằng đẵng, dằng dặc), qua đó đã diễn tả được nỗi cô đơn, sầu muộn trong vô vọng của người chinh phụ.

 

Khổ thơ thứ tư diễn tả những gắng gượng của người chinh phụ để trốn khỏi sự bủa vây của nỗi cô đơn, nhưng càng cố trốn tránh nỗi cô đơn lại càng ôm chặt lấy nàng. Nàng lấy gương soi trang điểm để quên nhưng nhìn thấy mặt mình nàng lại không cầm nổi nước mắt lệ lại châu chan. Nàng đốt hương mong lấy lại sự thư thái trong tâm hồn nhưng hồn đà mê mải, nỗi cô đơn sầu muộn lại càng đậm sâu hơn. Và đau đớn nhất là khoảnh khắc: Sắt cầm gượng gảy ngón đàn/ Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng, đàn cầm và đàn sắt khi hòa âm với nhau thường được ví với sự sum vầy, hòa hợp yên ấm của hai vợ chồng. Dây uyên biểu tượng cho lựa đôi gắn bó, tất các sự vật đều có đôi có lứa, chỉ riêng mình nàng là cô đơn lẻ bóng. Những biểu tượng ấy càng khơi sâu nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ. Ba từ gượng diễn tả sự trớ trêu, xót xa trước cảnh ngộ của chính mình. Dây đàn đứt và chúng đều là dấu hiệu của điềm xấu trong tình yêu, bởi vậy, nỗi kinh sợ của người chinh phụ khi gượng gảy đàn trở thành một nỗi ám ảnh về sự cô đơn lẻ loi trọn kiếp của người cô phụ.

Khổ thơ cuối cùng diễn tả nỗi khao khát gửi gắm tình cảm thương nhớ sâu nặng của người chinh phụ đến nơi chiến trường xa xôi. Nàng gửi tình cảm qua ngọn gió đông (gió xuân) nhưng gió đông yếu ớt không đủ sức mang nỗi nhớ thương nghìn vàng của nàng đến nơi Non Yên xa thẳm. Người chinh phụ lại phải đối mặt với thực tế và thấm thía bi kịch cá nhân: Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu/ Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong/ Cảnh buồn người thiết tha lòng/ Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun. Nỗi niềm chìm vào cô đơn, chìm vào không gian lạnh lẽo, quạnh vắng, cảnh vật ảm đạm thê lương như đang bủa vây lấy người chinh phụ. Nàng đang đớn, tuyệt vọng đến cùng cực.

Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn từ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu tượng, đoạn trích đã diễn tả thật tinh tế và chính xác những cung bậc cảm xúc của người chinh phụ, đó là nỗi cô đơn, lẻ loi vô cùng. Đoạn trích có ý nghĩa đề cao hạnh phúc cá nhân đồng lời là lời tố cáo, lên án chiến tranh phi nghĩa đã hủy hoại hạnh phúc của con người.

18 tháng 3 2021

Tham khảo:

Đặng Trần Côn là nhà văn tài năng với nhiều tác phẩm để đời. Nổi bật trong số đó phải kể đến bài thơ Chinh phụ ngâm đã khắc họa rõ nét sự cô đơn, lẻ loi của người thiếu phụ khi tiễn chồng ra chiến trận nhưng không hẹn ngày về. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc qua cảnh người chinh phụ đơn độc, lẻ bóng nơi phòng the với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

8 câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra chiến trận thì tâm trạng lúc nào mong ngóng, bồn chồn, cảnh vật xung quanh cũng trở nên cô quạnh và lạnh lẽo:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thừa rủ thác đòi phen

Không gian hiu quạnh chỉ có người chinh phụ đơn độc trước hiên nhà, nàng chẳng thiết tha làm gì, chỉ còn biết gieo từng bước chân nặng nhọc với tâm trạng lo lắng, nỗi chán chường, cô đơn khi không có chồng bên cạnh. Nàng dường như chỉ còn biết làm mọi việc theo thói quen khi “rủ thác đòi phen” một cách vô định, còn tâm trí thì chỉ nghĩ đến chồng ở phương xa.

 

Tác giả đã khắc họa hình ảnh người thiếu phụ đơn độc trong căn nhà trống, thiếu vắng sự yêu thương, lòng thì lúc nào cũng lo sợ, mong ngóng ngày người thương trở về. Ngày ngày nàng chỉ biết mong tin lành từ chim thước nhưng đợi mãi cũng chẳng thấy chim báo tin. Đêm về nàng lại lẻ bóng giữa không gian bao la, tịch mịch, không tiếng nói, không ai tâm tình, tâm tư đơn độc, lẻ loi.

Nàng chỉ còn biết tâm sự với chính bản thân mình “đèn có biết dường bằng chẳng biết/ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”. Cùng với hình ảnh hoa đèn như càng tô đậm thêm nỗi cô đơn, khao khát hạnh phúc đang tràn ngập và đè nặng nỗi lòng của người chinh phụ.

Tác giả đã khéo léo sử dụng những từ ngữ đối lập nhau như “ rủ- thác”, “ngoài- trong” để nhấn mạnh sự lặp đi lặp lại những hành động của người chinh phụ một cách nhàm chán, chỉ làm qua loa như một thói quen hằng ngày chứ không hề có hứng thú.

Bên cạnh đó là những từ ngữ miêu tả đặc sắc tâm trạng nặng nề của người chinh phụ như: Bi thiết, buồn rầu, khá thương,...gợi lên nỗi buồn vời vợi, sự chung thủy và khao khát tình yêu nhưng bị chiến tranh ngăn cách đang trỗi dậy trong lòng nàng.

 

8 câu thơ tiếp theo gợi lên sự chờ đợi đến mỏi mòn của người chinh phụ ngày qua ngày với hy vọng chồng trở về bình an:

Gà eo óc gáy sương năm trống
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

Người chinh phụ từ tâm trạng bồn chồn, muộn phiền chuyển thành sự chờ đợi dằng dẵng từng ngày. Đối với nàng “Khắc giờ đằng đẵng như niên”, sự mong ngóng từng giây trôi qua dài như một năm, chờ từng ngày, từng đêm ăn ngủ không yên, cảnh vật xung quanh đối với nàng cũng trở nên buồn rười rượi khi “gà eo óc gáy”, “hòe phất phơ rủ” chẳng có lấy một chút động lực, chẳng thể có lấy một ngày vui.

Nàng luôn chờ đợi một ngày sum họp, tình yêu hạnh phúc sẽ trở về nhưng chờ mãi đến mức trong lòng cũng dâng lên “Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”, nỗi lòng không ai thấu, nỗi niềm không người kề bên, sẻ chia, tình yêu không trọn vẹn.

Từng từ ngữ vừa diễn tả âm thanh vừa diễn tả cảnh vật một cách lẻ loi, heo hút của Đặng Trần Côn đã khiến không gian trở nên buồn bã hơn, tô đậm sự đơn côi, cô quạnh thăm thẳm từ sâu trong lòng của người chinh phụ.

 

Nàng cố tìm một chút động lực để an ủi bản thân bằng cách làm những việc khác, nhưng dường như sự cô đơn vẫn bủa vây chặt lấy nàng. Tác giả đã sử dụng từ “gượng” để diễn tả cho sự gượng gạo, miễn cưỡng của người chinh phụ. Nàng muốn lạc quan nhưng không thể vui nỗi, nàng muốn phấn chấn hơn để tô điểm cho bản thân cũng không thể làm nỗi. Người thiếu phụ ấy buồn phiền đến mức “hương gượng đốt”, “gương gượng soi”, “gượng gảy ngón đàn”.

Bởi có lẽ nàng nghĩ “Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng”, soi gương trang điểm mà không ai xem, gảy đàn mà không ai thưởng thức, chỉ có đơn độc mình nàng thì có làm những việc này cũng vô nghĩa.

 
1. 2 câu thơ đầu:- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em...
Đọc tiếp

1. 2 câu thơ đầu:

- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ

- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ?

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

3
27 tháng 11 2016

1. - Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.

- BPNT : So sánh
+ Động tả tĩnh.
+ Tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.
+ Tiếng suối trong trẻo rì rầm vọng đến như tiếng hát xa.
+ gợi tả núi rừng đêm chiến khu mang sức sống hơi ấm con người.

_ NT: Tiểu đối,
Điệp từ, nhân hoá.
Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm với đất nước, lo cho vận mệnh của đất nước , lòng yêu nước sâu sắc.
=> Tình yêu thiên nhiên + đất nước = chất thi sĩ + chất chiến sĩ; truyền thống - hiện đại, .

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ? Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là: >

  • Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

  • Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

_ Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, điệp từ.
Ngôn từ bình dị, gợi cảm.
Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

27 tháng 11 2016

+) Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối.

+)Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó.

+)Câu thơ làm ta thấy được tính nhân văn thường thấy trong thơ Bác, cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người. Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm.

2 câu thơ cuối

+) Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất.

+) Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động

+) Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp