Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.”
(Trích “Ông đồ” - Vũ Đình Liên)
1.Bằng một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) theo cách lập luận quy nạp, em hãy nêu cảm nhận của e về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vẫn(gạch chân, chỉ rõ)
I Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình ảnh ông đồ để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả về một lớp người và lòng hoài niệm đã xa.
II.Thân bài:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
- Khi hoa đào nở rợp khắp bầu trời báo hiệu một năm mới sắp bắt đầu người qua lại thường thấy bóng dáng ông Đồ ngồi viết chữ.
- Ai ai cũng thuê ông, mong xin cho mình một chữ an khang, thịnh vượng, phát tài.
- Những nét chữ thanh cao như rồng bay phượng múa → Ai cũng gật gù ngợi khen, cảm phục hoa tay→ Tài năng đích thực của người nghệ sĩ
- Thời gian trôi đi→ Những người thuê viết dường như đã vô tình quên lãng những giá trị đẹp đẽ xưa kia→ Buồn thương.
- Niềm tiếc thương hay lời trách móc những kẻ đã quên lãng đi cái "hồn" văn hoá đẹp đẽ của dân tộc.
- Tác giả đã khắc họa hình ảnh ông đồ đầy tình tế, qua đó giúp ta hiểu được những giá trị truyền thống đẹp đẽ và lời nhắc nhở hãy trân trọng những giá trị cũ cao đẹp trong quá khứ.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
Bằng các biện pháp nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình để thể hiện
niềm cảm thương trước hình ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi
đấy” như bất động, lẻ loi và cô đơn khi người qua đường thờ ơ vô
tình không ai nhận thấy hoặc đoái hoài tới sự tồn tại của ông.
+ Qua hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, hiểu được nỗi buồn của
con người thấm sâu vào cảnh vật. Hình ảnh “lá vàng, mưa bụi” giàu
giá trị tạo hình vẽ nên một bức tranh xuân lặng lẽ, âm thầm, tàn tạ với
gam màu nhạt nhòa, xám xịt.
+ Khổ thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh ngày
tàn của nền nho học đồng thời thể hiện sự đồng cảm xót thương của
nhà thơ trước số phận những nhà nho và một nền văn hóa bị lãng
quên.
III . Kết bài : Tổng kêý