K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

THI NHẠC     - Các con đã đến đủ chưa? – Giáo sư Vàng Anh hỏi giọng trang nghiêm khác hẳn.     Hôm nay, một ngày đáng ghi nhớ, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình. Giáo sư nghe tim đập hồi hộp. Nhưng hồi hộp hơn là những người trước mặt ông kia.     - Ve Sầu, anh lên đi!     Một chàng trai mặc áo măng tô trong suốt đầy vẻ tự tin đứng dậy, đôi mắt lấp lánh nhìn...
Đọc tiếp

THI NHẠC

     - Các con đã đến đủ chưa? – Giáo sư Vàng Anh hỏi giọng trang nghiêm khác hẳn.

     Hôm nay, một ngày đáng ghi nhớ, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình. Giáo sư nghe tim đập hồi hộp. Nhưng hồi hộp hơn là những người trước mặt ông kia.

     - Ve Sầu, anh lên đi!

     Một chàng trai mặc áo măng tô trong suốt đầy vẻ tự tin đứng dậy, đôi mắt lấp lánh nhìn khắp lượt.

     - Hãy trình bày tác phẩm tốt nghiệp của anh.

     - Vâng, thưa giáo sư. Đây là bản “Giao hưởng mùa hạ”.

     Mọi người nín thở. Và lập tức, ngay sau đấy, gian phòng tràn ngập mênh mang một âm thanh sáng chói. Tiếng vi-ô-lông réo rắt, tiếng cờ-la-ri-nét trong sáng, xen-lô ấm áp, kèn co chói lên từng khúc gây hiệu quả đột ngột khá tốt.

    Trước mắt giáo sư là màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông. Bên hàng giậu, hoa mướp vàng và những đàn ong rù rì. Thoảng mùi hoa thiên lý trong những cơn gió và cảm giác mát rượi của miếng dưa hấu như miếng trăng vàng.

     - Ôi, tuyệt quá! – Ai đó không kìm được, thốt lên đầy thán phục.

     Một trăm phút tôi qua, Ve Sầu đã trình diễn xong, giáo sư vẫn ngồi ngây ra, sực nhớ:

     - Thôi được rồi, anh về chỗ.

     Ông cúi ghi điểm, mắt hấp háy sau kính trắng, cố tỏ vẻ bình thản nhưng giọng đã khản đi vì xúc động.

                                                                                          Theo Nguyễn Phan Hách

B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo các yêu cầu dưới đây.

1. Câu chuyện trên kể về việc gì? 

A. Một buổi thi nhạc.

B. Giáo sư Vàng Anh chấm bài thi.

C. Một buổi biểu diễn nghệ thuật.

2. Bài thi tốt nghiệp của Ve Sầu là bài gì? 

A. Thực hành đánh đàn.          

B. Bản “Giao hưởng mùa hạ”.​

C. Thực hành các loại đàn vi-ô-lông, cờ-la-ri-nét, xen-lô, kèn co.

3. Bài thi tốt nghiệp của Ve Sầu gợi cho thính giả liên tưởng đến điều gì?

A. Màu hoa phượng, trời xanh, nắng vàng, hoa mướp.

B. Những hình ảnh đẹp đẽ của cây cỏ, sắc thời tiết mùa hạ.

C. Hoa phượng, hoa mướp, hoa thiên lý, trời mùa hạ, dưa hấu.

4. Tại sao giọng giáo sư Vàng Anh “đã khản đi”? 

A. Ông hỏi thi quá nhiều, nghe học trò biểu diễn quá lâu.         ​​

B. Kết quả học tập xuất sắc của học trò khiến ông xúc động.

C. Học trò đến dự thi đầy đủ, đúng giờ.   

5. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? trong câu dưới đây:

      Hôm nay, một ngày đáng ghi nhớ, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình.

6. Ghi lại các sự vật được nhân hóa có trong bài.

 

1
26 tháng 3 2022

1. A

2. B

3. A

4. B

5. Hôm nay, một ngày đáng ghi nhớ, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình.

6. Giáo sư Vàng Anh, Ve Sầu

Câu 1. Cho đoạn văn:           Hôm nay sau bao năm dốc toàn bộ tâm lực dạy dỗ giáo sư Vàng Anh tổ chức thi nhạc cho những học trò của ông hằng yêu quý Họ là Ve Sầu Dế Mèn gà Trống Vịt Ông nghe tim đập hồi hộp.a, Em hãy chép lại đoạn văn trên sau khi đã điền các dấu chấm, dấu phẩy thích...
Đọc tiếp

Câu 1. Cho đoạn văn:

           Hôm nay sau bao năm dốc toàn bộ tâm lực dạy dỗ giáo sư Vàng Anh tổ chức thi

nhạc cho những học trò của ông hằng yêu quý Họ là Ve Sầu Dế Mèn gà Trống Vịt Ông

 nghe tim đập hồi hộp.

a, Em hãy chép lại đoạn văn trên sau khi đã điền các dấu chấm, dấu phẩy thích hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b, Tìm một từ ghép, một từ láy có trong đoạn văn trên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2.

a, Em hãy điền một từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống (...) dưới đây.

  - Trước lạ sau ...................

  - Hẹp nhà ………….. bụng.

  - Thức khuya dậy ................

  - Áo rách khéo vá, hơn áo lành ……………….... may.

b, Em hãy điền vào chỗ trống (...) r, d hoặc gi để hoàn chỉnh đoạn ca dao, tục ngữ sau:

                                 Chim khôn kêu tiếng ...ảnh ...ang

                         Người khôn nói tiếng ...ịu ...àng dễ nghe

                               Đất tốt trồng cây ...ườm ...à

                        Những người thanh lịch nói ...a ...ịu ...àng.

Câu 3. Phân loại các từ sau theo nghĩa của tiếng Tài:

           Tài giỏi, tài nguyên, tài trợ, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa.

a, Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b, Tài có nghĩa là “tiền của”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 4. Các câu văn sau thuộc mẫu câu nào?

a, Mấy bạn học trò đứng nép bên người thân.    (……………………………….……)

b, Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.           (..…………………………………..)

c, Bác Hồ là vị anh hùng thiên tài của đất nước.  (…………………..…………..……)

giúp mình đi mà các bn : >

3
17 tháng 1 2022

Mấy bài khác bn tự làm

 Câu 2.

a, Em hãy điền một từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống (...) dưới đây.

  - Trước lạ sau quen

  - Hẹp nhà rộng bụng.

  - Thức khuya dậy sớm

  - Áo rách khéo vá, hơn áo lành vụng  may.

b, Em hãy điền vào chỗ trống (...) r, d hoặc gi để hoàn chỉnh đoạn ca dao, tục ngữ sau:

                                 Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

                         Người khôn nói tiếngdịu dàng dễ nghe

                               Đất tốt trồng cây rườm rà

                        Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.

17 tháng 1 2022

Câu 1. 

 a) Hôm nay, sau bao năm dốc toàn bộ tâm lực dạy dỗ, giáo sư Vàng Anh tổ chức thi

nhạc cho những học trò của ông hằng yêu quý Họ là Ve Sầu, Dế Mèn, gà Trống, Vịt. Ông

 nghe tim đập hồi hộp.

b) 

- Từ ghép: thi nhạc, tim đập

- Từ láy: dạy dỗ, hồi hộp

Câu 2.

a, 

- Trước lạ sau quen

Hẹp nhà rộng bụng.

- Thức khuya dậy sớm

  - Áo rách khéo vá, hơn áo lành vụng may

b, 

                                 Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

                         Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

                               Đất tốt trồng cây rườm rà

                        Những người thanh lịch nói ra dịu dàng

Câu 3. 

a, Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”:

- Tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài năng, tài hoa, tài đức

b, Tài có nghĩa là “tiền của”:

- Tài nguyên, tài trợ, tài sản

Xem Bài ĐọcTHI NHẠCHôm nay, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giáo sư Vàng Anh tổ chức thi nhạc cho những học trò ông hằng yêu quý. Họ là Ve sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi. Ông nghe tim đập hồi hộp.          Ve Sầu với đôi mắt nâu lấp lánh trình bày tác phẩm tốt nghiệp của mình bằng bản giao hưởng "Mùa hạ". Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa...
Đọc tiếp

Xem Bài Đọc

THI NHẠC

Hôm nay, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giáo sư Vàng Anh tổ chức thi nhạc cho những học trò ông hằng yêu quý. Họ là Ve sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi. Ông nghe tim đập hồi hộp.          

Ve Sầu với đôi mắt nâu lấp lánh trình bày tác phẩm tốt nghiệp của mình bằng bản giao hưởng "Mùa hạ". Gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói, vi-ô-lông réo rắt, màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông... Bản nhạc đã dứt từ lâu mà giáo sư Vàng Anh vẫn còn ngây người vì xúc động.          

Gà Trống mở đầu khúc nhạc nhan đề "Bình minh" đầy hứng khỏi. "Tờ réc ... tờ re ... te te". Dế Mèn khoẻ khoắn và trang nhã trong bộ đồ màu nâu cánh gián bắt đầu với bản giao hưởng "Mùa thu". Những chiếc lá khô rơi trong nắng, nắng lung linh như những đợt suối nguồn. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá. Giai điệu mùa thu khiến đôi mắt giáo sư nhoè đi vì sung sướng.          

Nàng Hoạ Mi xuất hiện với tà áo tha thướt trình bày bản giao hưởng "Mùa xuân". Những giọt mưa xuân nhẹ rơi, mầm cây hé nở, hoa đào rộ lên hoa mắt...          

Cuối cùng là phần trình diễn của Vịt với tác phẩm "Ao nhà". Phong cách biểu diễn lôi cuốn làm mọi người hào hứng vô tay nhịp theo "Quạc cò... quạc quạc !". Âm nhạc diễn tả buổi sáng đẹp trời, mặt ao trong trẻo gợn lăn tăn.          

Hội thi kết thúc, giáo sư Vàng Anh đứng lên, đôi mắt dịu dàng lướt trên mặt những đứa học trò ngoan. Giọng xúc động, giáo sư nói :          

- Các con ! Ta rất vui lòng vì sự thành công của các con, cảm ơn các con đã cho ta niềm vui này. Ngày mai các con sẽ trở về với những miền quê yêu dấu của các con, chẳng còn ở bên ta nữa, nhưng lòng ta sẽ mãi dõi theo. (Theo Nguyễn Phan Hách)

Câu 1: Những học trò nào của giáo sư Vàng Anh đã tham gia vào cuộc thi nhạc?

A.   Ve sầu

B.   Sơn ca

C.   Họa mi

D.   Thiên nga

E.    Vịt

F.    Gà trốn

G. Dế mèn

2
23 tháng 12 2017

Những học trò của giáo sư Vàng anh đã tham gia vào cuộc thi nhạc đó là: Ve Sầu, Dế Mèn, Gà Trống, Vịt, Hoạ Mi.

30 tháng 3 2022

Ve sầu, họa mi, gà trống, vịt, dế mèn

Tuổi học trò có biết bao chuyện buồn vui, hờn giận, nhớ nhung... rồi tất cả cũng trở thành những kỉ niệm đáng yêu đáng nhớ trong cuộc đời mỗi chúng ta. Với tôi, kỉ niệm không thể phai mờ trong tâm trí là ngày tổng kết năm học lớp Năm. Dường như đó cũng là một ngày tổng kết cấp học, để rồi từ đó, cuộc đời chúng tôi bước sang một trang mới. Ngày chia tay hội tụ bao tình...
Đọc tiếp

Tuổi học trò có biết bao chuyện buồn vui, hờn giận, nhớ nhung... rồi tất cả cũng trở thành những kỉ niệm đáng yêu đáng nhớ trong cuộc đời mỗi chúng ta. Với tôi, kỉ niệm không thể phai mờ trong tâm trí là ngày tổng kết năm học lớp Năm. Dường như đó cũng là một ngày tổng kết cấp học, để rồi từ đó, cuộc đời chúng tôi bước sang một trang mới. Ngày chia tay hội tụ bao tình cảm yêu mến xúc động dạt dào.
Tôi còn nhớ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi vàmặc đồng phục gọn gàng. Khi cả lớp đã đến hết, bạn lớp trưởng nhắc các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và yêu cầu cả lớp trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Thoạt đầu, khi nghe cô khen ngợi thành tích chung của lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì nghĩ rằng trong thành tích chung ấy có sự đóng góp của mình. Nhưng khi nghe cô chỉ ra những hạn chế còn tồn tại ai cũng cảm thấy xấu hổ vì chợt thấy bóng dáng mình trong đó. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy cô giáo đã bớt lo lắng về chúng tôi, những học sinh trong mắt cô vẫn còn rất bé nhỏ ngây thơ, và cô nở một cụ cười rạng rỡ.
Tiếp đó, cô căn dặn chúng tôi một câu mà đến giờ tôi vẫn khắc ghi trong lòng: “Như vậy là năm học lớp Năm và cũng là năm năm dưới mái trường tiểu học đã trôi qua trong cuộc đời các em. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một sô bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Năm học tới, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô hi vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng trong học tập, lao động và nghe lời các thầy cô giáo mới. Cả lớp hãy hứa với cô đi!”. Nói đến đây thì cô dừng lại, những giọt nước mắt tràn ra trên hai má cô làm cho cả lớp không khỏi xúc động. Lớp chúng tôi là lớp đầu tiên mà cô làm chủ nhiệm. Với lớp, cô đã ân cần biết mấy, cô đã mang tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ để dạy dỗ và yêu thương chúng tôi. Bao nhiêu kỉ niệm về những ân nghĩa cô trò chợt ùa về. Vậy mà cô trò chúng tôi lại sắp phải xa nhau. Các bạn gái xúc động quá đã thút thít khóc. Tôi thì dù đã cố gượng cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai bên má. Cả lớp nghẹn ngào không ai nói được câu nào dù là để đáp lại lời cô. Cô giáo đã tin các học sinh yêu quý của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!”. Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tôi vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thìa biết bao! Chúng như chiếc khăn mềm mại thấm nhanh những giọt nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt cuối cùng. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ nói rồi cô hát tặng chúng tôi, kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cười. Thế là các bạn vui vẻ hẳn lên. Nắng vàng tươi trên sân ngày cuối cùng chúng tôi là học sinh tiểu học, không bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp đẽ đó, chúng tôi mời cô ra chụp ảnh kỉ niệm. Buổi tổng kết ai nấy đều lưu luyến và điều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.
Ngày tổng kết năm học lớp Năm đã qua từ rất lâu nhưng nó chất chứa nhiều tình cảm xúc động trong tuổi học trò của em. Giờ đây đã lớn khôn, nghĩ về ngày ấy, tôi không khỏi tiếc nuối nhưng nhiều hơn vẫn là quyết tâm học tập để xứng đáng với những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

Hu hu mình muốn tuổi học trò kéo dài mải mãi

0
5 tháng 11 2016

 

Tôi còn nhớ một kỉ niệm về thầy giáo dạy toán, kỉ niệ đó vẫn còn trong tôi mãi đến bây giờ. Khi đó là lúc tôi chuẩn bị thi Violympic toán cấp quốc gia, trước kì thi, tôi run và lo sợ lắm. Đang không biết phải làm gì thì thầy đã đến bên tôi động viên và khuyến khích. Cũng là nhờ tình cảm bao la của thầy dành cho tôi, mà lần đó, tôi đã an tâm đi thi và mang về một huy chương đồng. Chính tình cảm của thầy đã giúp tôi vượt qua nỗi sợ, nỗi bất an. Tôi phải cảm ơn thầy vì đã dạy dỗ tôi để nên người như ngày hôm nay. Tôi sẽ cố gắng đạt được nhiều thành tích tốt đẹp hơn để không phụ lòng thầy.

hihi

5 tháng 11 2016

trổ tài tí ai thấy hay like nha ok

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:      Bài học về sự quan tâmTrong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

      Bài học về sự quan tâm

Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!

Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên cô chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bỏ trống.

Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Thưa, thầy có tính điểm không ạ?”. Giáo sư trả lời: “Chắc chắn rồi – ông nói tiếp – trong cuộc sống và công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.

Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.

Vì sao trong đề thi, vị giáo sư lại hỏi tên người phụ nữ quét dọn trường học?

2
31 tháng 8 2018

Hướng dẫn giải

- Vì cô ấy cũng quan trọng và xứng đáng được nhận sự quan tâm của các bạn sinh viên.

25 tháng 2 2022

vì cô ấy ngày nào cũng tận tụy quét dọn cho các bạn sinh viên đáng lẽ ra họ phài quan tâm thương yêu 

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:      Bài học về sự quan tâmTrong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

      Bài học về sự quan tâm

Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!

Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên cô chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bỏ trống.

Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Thưa, thầy có tính điểm không ạ?”. Giáo sư trả lời: “Chắc chắn rồi – ông nói tiếp – trong cuộc sống và công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.

Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.

Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm đến mọi người xung quanh? Khi làm những việc đó em cảm thấy thế nào?

1
1 tháng 2 2019

- Em luôn chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi, hỏi han quan tâm bạn khi bạn bị ốm…

27 tháng 4 2018

  a) Giữ trật tự lớp để thầy giáo có thể giảng dạy nhanh nhất có thể và được nghỉ ngơi sớm.

   b) Tham gia và khuyến khích mọi người trong lớp cùng tổ chức.

   c) Đồng ý và rủ thêm những người bạn khác, không chỉ gửi thiếp mà còn có thể đến nhà thầy cô giáo để thăm.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:      Bài học về sự quan tâmTrong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

      Bài học về sự quan tâm

Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!

Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên cô chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bỏ trống.

Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Thưa, thầy có tính điểm không ạ?”. Giáo sư trả lời: “Chắc chắn rồi – ông nói tiếp – trong cuộc sống và công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.

Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.

Nhân vật “tôi” thay đổi thế nào sau bài học của vị giáo sư?

1
1 tháng 8 2018

- Sau bài học của giáo sư, nhân vật tôi không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.