Câu 1. Đâu là những tính chất vật lý của oxi.
a. Là chất lỏng, tan vô hạn trong nước, mùi thơm.
b. Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
c. Là chất khí, màu vàng, mùi hắc, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí.
d. Hóa lỏng ở - 196oC.
e. Hóa lỏng ở - 183oC.
A. b,e. B. b,d C. a,d. D. c,e
Câu 2. Đâu là những tính chất hóa học của oxi.
a. Tác dụng với nhiều phi kim. b. Tác dụng với nước.
c. Tác dụng với hầu hết kim loại. d. Tác dụng với muối.
e. Tác dụng với nhiều hợp chất. f. Bị phân hủy bởi nhiệt độ.
A. a, e, f. B. b, c, d. C. a, c, e. D. d, e, f.
Câu 3. Sản phẩm của phản ứng hóa học nào được viết đúng.
a. Fe + O2 ® Fe3O4 b. SO2 + O2® SO4
c. Mg + O2 ® MgO d. CH4 + O2 ®CO2 + H2O e. P + O2 ®PO4
A. a, c, d. B. a, d, e. C. b, c, d. D. c, d, e.
Câu 4. Sản phẩm khi cho các chất: C, S, Al, C2H6O tác dụng với oxi dư lần lượt là:
A. CO2 - SO4 - Al2O3 - CO2 và H2O. B. CO2 - SO2 - Al2O3 - CO2
C. CO2 - SO2 - Al2O3 - H2O. D. CO2 - SO2 - Al2O3 - CO2 và H2O.
Câu 5. Khi đốt cháy khí metan CH4, dẫn sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong dư, thấy bị vẩn đục. Đó là do trong sản phẩm cháy có:
A. Hơi nước B. Khí CO2 C. Khí H2 D. Khí CO
Câu 6. Trong không khí chứa 80% về thể tích là N2 và 20% về thể tích là oxi.
Cho một luồng không khí khô đi qua P dư, đốt nóng. Khí thu được sau phản ứng là:
A. O2 B. CO2 C. N2 D. H2
Câu 7. Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên trên ngọn lửa mà không dùng nước. Giải thích nào đúng cho việc làm này?
A. Xăng dầu nhẹ hơn nước nên khi dùng nước sẽ làm đám cháy lan rộng ra. Dùng vải hoặc cát phủ lên ngọn lửa sẽ ngăn không cho xăng dầu tiếp xúc với oxi nên sự cháy sẽ dừng lại.
B. Nước không là chất để dập tắt các đám cháy.
C. Cát không bị cháy trong oxi.
D. Vải dày không bị cháy trong oxi.
Câu 8. Người ta dùng đèn xì oxi-axetilen để hàn và cắt kim loại đó là do:
A. Axetilen C2H2 cháy trong oxi không tỏa nhiệt.
B. Axetilen C2H2 cháy trong oxi tỏa nhiệt rất cao.
C. Axetilen có thể làm đứt các thanh kim loại.
D. Oxi có thể làm nóng chảy các thanh kim loại.
Câu 9. Sự oxi hóa là:
A. Sự tác dụng của chất này với chất khác. B. Sự tác dụng của oxi với một chất.
C. Sự biến đổi chất này thành chất khác. D. Sự phân hủy một chất tạo ra oxi.
Câu 10. Định nghĩa nào đúng:
A. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học của đơn chất với hợp chất.
B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học có hợp chất tham gia phản ứng.
C. Phản ứng hóa hợp là p/ư hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
D. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học từ một chất sinh ra nhiều chất
Câu 11. Những lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của oxi:
a. Sự hô hấp. b. Khử oxit kim loại.
c. Sự đốt nhiên liệu. d. Nạp vào khí cầu. e. Sản xuất axit clohidric
A. a, c. B. b, d. C. d, e. D. a, e.
Câu 12.Các vật dụng bằng kim loại hay bị hư hỏng vì bị oxi hóa trong không khí, đặc biệt là trong không khí ẩm. Người ta thường bôi dầu, mỡ hoặc sơn tráng, mạ các vật dụng đó để bảo vệ chúng. Căn cứ khoa học của việc làm này là:
A. Tạo màu sắc đẹp cho vật dụng. B. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với không khí.
C. Hạn chế sự trầy xước. D. Làm cho kim loại rắn chắc hơn.
Câu 13. Có 3 khí đựng trong bình mất nhãn: O2, N2, CO2. Để nhận ra chúng bằng phương pháp hóa học, người ta dùng:
A. Nước vôi trong và giấy quỳ tím B. Nước và tàn đóm đỏ.
C. Nước và axit clohidric D. Nước vôi trong và tàn đóm đỏ.
Câu 14. Trong số các oxit có công thức hóa học sau đây:SO3, Fe2O3, N2O5, CuO, CO2, CaO, Na2O, NO. Có:
A. 4 oxit bazơ và 3 oxit axit. B. 3 oxit bazơ và 4 oxit axit.
C. 5 oxit bazơ và 3 oxit axit. D. 3 oxit bazơ và 5 oxit axit.
Câu 15. Các oxit: CO2, CuO, SO2.
A. Chỉ có thể được tạo thành từ phản ứng oxi hóa các đơn chất.
B. Không là sản phẩm của sự oxi hóa.
C. Chỉ có thể là sản phẩm của phản ứng phân hủy 1 số chất.
D. Có thể được tạo thành từ phản ứng oxi hóa các đơn chất, oxi hóa các hợp chất chứa C; Cu; S hoặc phân hủy một số hợp chất.
Câu 16. Cho thông tin về một số phản ứng hóa học sau:
STT | Chất tham gia phản ứng | Sản phẩm |
1 | KNO3 | KNO2, O2 |
2 | Ca(HCO3)2 | CaCO3, H2O, CO2 |
3 | Fe(OH)2, O2, H2O | Fe(OH)3 |
4 | Na, Cl2 | NaCl |
5 | MgO, H2SO4 | MgSO4, H2O |
Trong các phản ứng hóa học trên có:
A. 1 phản ứng hóa hợp, 2 phản ứng phân hủy.
B. 2 phản ứng hóa hợp, 2 phản ứng phân hủy.
C. 3 phản ứng hóa hợp, 1 phản ứng phân hủy.
D. 2 phản ứng hóa hợp, 3 phản ứng phân hủy.
Câu 17. Trong phòng thí nghiệm, để thử xem ống thu khí oxi đã đầy chưa ta làm thế nào?
A. Đưa đinh sắt vào miệng ống nghiệm.
B. Đưa que đóm cháy dở vào trong ống nghiệm.
C. Đưa ống nghiệm lên ngang mũi rồi dùng tay phẩy nhẹ.
D. Đưa tàn đóm đỏ vào gần miệng ống nghiệm.
Câu 18. Có chuỗi phản ứng sau: KClO3 A B CuCl2.
A, B có thể là chất nào?
A. KCl, KNO3. B. O2, Cl2. C. O2, CuO. D. O2, CuSO4.
Câu 19. Đâu là điều kiện phát sinh sự cháy:
A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy, phải có đủ khí oxi cho sự cháy.
B. Trong quá trình phản ứng phải có nhiệt độ.
C. Chất cháy tiếp xúc trực tiếp với oxi.
D. Chất cháy để ở nơi thoáng gió.
Câu 20. Muốn dập tắt sự cháy, cần thực hiện một hoặc đồng thời cả 2 biện pháp nào?
a, Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
b, Cho chất cháy tiếp xúc với chất không cháy.
c, Cách ly chất cháy với oxi.
d, Cách ly chất cháy với môi trường.
A. a, b. B. a, c. C. b, d. D. a, d.
Câu 21. Có 1 số ý kiến sau về sự ô nhiễm không khí.
a. Không khí ô nhiễm gây tác hại đến sức khỏe của con người và đời sống của động, thực vật.
b. KK bị ô nhiễm hay không bị ô nhiễm ít ảnh hưởng đến con người vì cây xanh quang hợp lại nhả ra khí oxi.
c. Không khí bị ô nhiễm có thể phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử.
d. Không khí bị ô nhiễm chỉ ảnh hưởng đến những sinh vật sống.
Những ý kiến đúng là:
A. b, c. B. a, d. C. a, c. D. d
Câu 22. Những việc làm nào giúp bảo vệ không khí không bị ô nhiễm
a. Đốt rác thải bừa bãi.
b. Xử lí khí thải của các nhà máy, lò đốt, phương tiện giao thông.
c. Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh.
d. Phá rừng lấy gỗ hoặc đốt rừng làm nương.
A. b, c. B. a, d. C. a, c. D. b, d.
Câu 23. Hiện tượng nào chứng tỏ trong không khí có hơi nước:
A. Về mùa đông có sương mù hay thấy có những giọt nước bám ngoài cốc nước lạnh.
B. Xuất hiện váng cứng trên bề mặt hố tôi vôi.
C. Khi có cơn giông xuất hiện sấm sét.
D. Xuất hiện lốc xoáy.
Câu 24. Để dập tắt đám cháy, người ta có thể dùng nước. Biện pháp này không đúng trong trường hợp nào:
A. Cháy nhà bằng tre, gỗ. B. Đám cháy nhỏ.
C. Cháy nhà trong khu cao tầng. D. Cháy do xăng dầu.
Câu 25. Nhận xét nào đúng về một số hiện tượng sau:
a. Hiện tượng "ma trơi" ta nhìn thấy vào buổi tối ngoài đồng là sự cháy.
b. Khi tôi vôi có tỏa rất nhiều nhiệt nhưng không phát sáng vì vậy là sự oxi hóa chậm.
c. Sự oxi hóa các chất hữu cơ trong cơ thể tạo ra năng lượng dùng cho hoạt động sống là sự oxi hóa chậm.
d. Bóng điện phát sáng đó là sự cháy.
e. Ngọn lửa hàn của đèn xì oxi - axetilen khi hàn cắt kim loại là sự cháy.
A. a, b, c. B. a, c, e. C. b, c, d. D. b, c, e.
Câu 26. Viên than tổ ong phải đục nhiều lỗ là để:
A. Tiết kiệm nguyên liệu.
B. Giảm khối lượng khi chuyên chở.
C. Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và oxi khi đốt cháy.
D. Đảm bảo về mặt mỹ quan.
Câu 27.Trong TPN để thu được khí O2 tinh khiết từ hỗn hợp (O2, CO2, hơi nước) cần tiến hành như thế nào?
A. Dẫn hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
B. Dẫn hỗn hợp qua nước vôi trong dư rồi qua bình làm khô khí (đựng dung dịch H2SO4 đậm đặc)
C. Dẫn hỗn hợp nước muối đậm đặc.
D. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch axit.
Câu 28. Dãy bazơ nào tan được trong nước tạo dung dịch kiềm:
A. LiOH, NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2, Ba(OH)2 B. LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
C. NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2. D. KOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, Ba(OH)2.
Câu 29. Trong số các muối cho dưới đây:
NH4Cl, NaHCO3, NaH2PO4, KHS, Na3PO4, KNO3, Ca(HSO4)2, CuSO4, NaCl, Al(NO3)3
Số muối trung hòa và muối axit lần lượt là:
A. 6 và 4 B. 5 và 5 C. 4 và 6 D. 3 và 7
Câu 30. Trong số các chất cho dưới đây:
SO3, MnO2, H2CO3, HClO, Fe(OH)3, Na2SO4, MgCl2, KOH, Al(NO3)3, NaHSO4, NaClO, CuO, H3PO4, H2SO3, Ca(HCO3)2, HMnO4, HCl, Ba(OH)2.
Số chất thuộc các loại: oxit- axit- bazơ- muối lần lượt là:
A. 2- 4- 6- 6 B. 5- 4- 3- 6 C. 3- 2- 6- 7 D. 3- 6- 3- 6
Câu 31. Có các oxit bazơ sau: FeO, Al2O3, Li2O, CuO, BaO, PbO
Những bazơ tương ứng với các oxit đó lần lượt là:
A. Fe(OH)3; Al(OH)3; LiOH; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Pb(OH)2.
B. Fe(OH)2; Al(OH)3; LiOH; CuOH; Ba(OH)2; Pb(OH)2
C. Fe(OH)2; Al(OH)2; Li(OH)2; Cu(OH)2; Ba(OH)2; PbOH
D. Fe(OH)2; Al(OH)3; LiOH; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Pb(OH)2
Tách ra 5,6 câu thôi bn dài quá
uk