Mn giúp tui với
Đề : Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt ,có ngày nên kim"
Yêu cầu: +Viết thành một bài văn nghị luận.
+Nêu nghĩa đen ,nghĩa bóng của câu tục ngữ.
Cảm ơn mn nhiều!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Để dạy con cháu về tầm quan trọng của đức tính kiên trì, ông cha ta vẫn thường nhắn nhủ rằng “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh nói quá - một biện pháp nghệ thuật dân gian vô cùng quen thuộc để gói ghém một bài học vô cùng ý nghĩa. Một que sắt to và dài, cứng cáp, nếu kiên trì mài dũa mỗi ngày một chút, quyết không bỏ cuộc dù chặng đường vừa xa lại lắm vất vả, gian truân. Thì chắc chắn sẽ có một ngày mài nhẵn thành cây kim bé nhỏ. Điều đó thực hiện được là nhờ vào đức tính kiên trì và chịu khó.
Phẩm chất kiên trì ấy là một phẩm chất vô cùng đáng quý và quan trọng trong cuộc sống. Bởi vì bất kì việc gì, dù lớn hay nhỏ đều sẽ có những khó khăn, thử thách nhất định. Và việc chúng ta cần làm để chinh phục thành công là vượt qua nó. Tất nhiên, để đạt được ước mơ, chúng ta cần rất nhiều yếu tố. Nhưng nếu như bạn có trí tuệ, có sức khỏe, có thời gian, nhưng bạn lại thiếu tính kiên trì, thấy khó là bỏ thấy lâu là nản. Thì tất cả cũng chỉ là công cốc mà thôi. Giống như trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Đó là một cuộc kháng chiến trường kì với bao gian nan, vất vả và cả hi sinh, mất mát. Nhưng nhân dân ta đã cùng nhau kiên trì đến cùng, quyết không bỏ cuộc dù có thế nào đi chăng nữa. Nhờ vậy, mà ta đã giành được chiến thắng, đạt được độc lập tự do. Trái ngọt quý giá ấy chính là món quà cho tấm lòng kiên trì tuyệt đối.
Từ đó, qua câu tục ngữ, cha ông ta đã nhắn nhủ tới con cháu rằng hãy dựng xây cho mình một trái tim kiên định với lòng kiên trì và nhẫn nại. Tuyệt không được chùn bước trước các khó khăn thử thách. Vì ngọc phải mài thì mới sáng rọi được. Đồng thời, câu tục ngữ cũng là một lời phê phán ý nhị dành cho những người dễ chán nản, bỏ cuộc khi thấy khó khăn. Đây là một tính xấu, rất có hại cho bản thân người đó. Vì thói quen này sẽ khiến họ không thể nào vươn tới thành công. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần biết sử dụng tính kiên trì đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục tiêu. Vì nhiều trường hợp, khi mục tiêu đặt ra chưa phù hợp với năng lực, hoàn cảnh thì việc cứ kiên trì với điều đó sẽ bị biến đổi trở thành cố chấp, cứng đầu. Và thành công đương nhiên cũng mãi là điều xa tầm với.
Như vậy, bài học về sự kiên trì, nhẫn nại là vô cùng ý nghĩa. Chính vì vậy, câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim đã, đang và sẽ là kim chỉ nam trong cuộc sống của mọi người.
Đáp án
Chứng minh câu tục ngữ
MB: Giới thiệu câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Nêu nội dung câu tục ngữ biểu thị.
TB: Giải thích câu tục ngữ
- Nghĩa đen: một mảnh sắt to được mài nhỏ, mài nhỏ thành chiếc kim.
- Nghĩa bóng: chỉ lòng kiên trì của con người có thể làm nên kì tích, thành công.
Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu cho chúng ta về tính kiên trì, sự chăm chỉ miệt mài theo đuổi mục tiêu
Bàn luận
- Câu tục ngữ như lời dạy bổ ích cho mỗi con người ta
- Câu tục ngữ thể hiện sự bền lòng vững chí của người có sự kiên nhẫn
Chứng minh:
Mọi việc khó khăn, nếu có quyết tâm và kiên trì thì đều đạt được thành quả
- Trong học tập
- Trong đời sống thường nhật
Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
KB: nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ, bài học rút ra cho bản thân
Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.
Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.
Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...
Hay:
Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.
Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.
Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.
Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.
Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.
Tham khảo :
Trong cuộc sống con đường dẫn tới thành công không phải là những con đường có cánh đồng hoa thơm ngát. Có ai đứng trên đỉnh vinh quang mà chưa một lần bước qua những con đường sỏi đá? Trên con đường đầy chông gai và thử thách ấy, câu tục ngữ ” có công mài sắt có ngày nên kim” luôn là động lực của ta.
Ai trong chúng ta cũng đã một lần nhìn thấy bác thợ rèn làm việc. Từ những thanh sắt to và dày vô tri vô giác, phải qua một quá trình đầy vất vả thì mới có thể trở thành cây kim nhỏ bé nhưng vô cùng hoàn hảo và hữu ích. Trong thực tế cũng vậy, để đi đến thành công là cả chặng đường gập gềnh mà ta phải vượt qua. Lúc đó, lòng kiên trì và ý chí quyết tâm là bảo bối quý báu giúp ta vượt qua mọi gian truân.
Tính kiên trì là phẩm chất vô cùng quan trọng trong việc học tập. Có người nào cứ làm được một nửa rồi bỏ dở mà đạt kết quả tốt không? Ta không thể quên câu bé Nguyễn Hiền ngày mưa hay ngày nắng, dù có bận đến đâu vẫn kiên trì học tập, nghe nhờ bài giảng ở ngoài cửa lớp. Để rồi bù đắp cho những tháng ngày cần mẫn ấy, cậu bé đã trở thành Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất lịch sử Việt Nam. Hay như chàng thanh niên Cao Bá Quát kiên chì rèn luyện chữ hết ngày này qua ngày khác, ở mọi lúc mọi nơi trong một thời gian dài. Cuối cùng ông đã trở thành tấm gương mẫu mực về ” văn hay chữ tốt”. Nổi tiếng hơn cả là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký – người thầy mẫu mực của ngành giáo dục Việt Nam. Tuy bị tật ở tay, hoàn cảnh gia đình lại vô cùng khó khăn nhưng thầy vẫn ngày ngày đến lớp, cần mẫn tập viết bằng chân. Sau bao năm tháng học tập vất vả, ngày nay, thầy đã trở thành một nhà giáo ưu tú, tiếp thêm ngọn lửa quyết tâm và niềm tin đối với thế hệ trẻ nước nhà.
Không chỉ trong học tập mà trong cả lao động sản xuất hay khoa học kỹ thuật, đức tính kiên trì cũng không thể bị phớt lờ. Tiêu biểu hơn là tiến sỹ nông nghiệp Lương Đình Của. Ông đã làm việc cật lực từ sáng đến tối, ngày ngày bì bõm trên cánh đồng để nghiên cứu đặc điểm của cây lúa nước. Thời gian ông gắn bó với đồng còn nhiều hơn những người nông dân, và kết quả sau bốn vụ mùa ròng rã ông đã phát minh ra giống lúa mới cho năng suất cao và chống chịu lại được với sâu bệnh, phát minh của ông đã xóa đi nỗi lo mất mùa của người nông dân.
Không thể không kể đến, nhà bác học vĩ đại Thomas Edison – người đã chế tạo ra dây tóc bóng đèn. Để tìm ra loại sợi có thể làm sáng lâu, ông đã phải làm thí nghiệm 1000 lần với hàng ngàn loại sợi khác nhau. Cuối cùng điện cũng đã thắp sáng trên toàn thế giới – một sự kiện quan trọng của loài người. Ông khiến chúng tôi vô cùng cảm phục bởi sự kiên trì, nhẫn nại và thành công rực rỡ của mình.
Trong hoạt động thể dục thể thao, những cái tên như Nguyễn Thị Ánh Viên, Lý Hoàng Nam, Nguyễn Công Phượng… đối với chúng ta đã vô cùng quen thuộc. Họ đã mang về những huy chương, những danh hiệu, những chiếc cúp vô địch về cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Những thành công ấy có được chỉ nhờ một phần nhỏ vào tài năng bẩm sinh, còn phần lớn được tạo dựng nên bởi sự kiên trì, bền bỉ, lòng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn. Đằng sau những phút giây tỏa sáng trên đấu trường quốc tế là bao năm trời ròng rã phải luyện tập, thậm chí là chịu chấn thương nặng nề. Người khỏe mạnh đã phải khó nhọc như vậy, nhưng những vận động viên khuyết tật mới thực sự khiến chúng ta phải nể phục. Họ có cơ thể không hoàn thiện, sinh ra trong sự thiếu thốn, thậm chí còn lớn lên trong sự miệt thị của bạn bè. Nhưng họ vẫn không đầu hàng trước số phận, họ đã dám vùng lên, dám vượt qua chính giới hạn của bản thân mình để trở thành những con người có ích cho xã hội. Mỗi chiến thắng hay thành công của họ không chỉ là sự đánh bại đối thủ trên đấu trường mà còn là sự chiến thắng chính bản thân mình.
“Trên bước đường thành công chỉ có 1 % là khả năng bẩm sinh, còn 99% còn lại cần sự cần cù và chăm chỉ” . Bởi thế chúng ta luôn phải rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm vượt khó thì mới mau chóng gặt hái được thành công trong cuộc sống.
Refer
Với câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng. Cũng giống như việc bỏ công sức của mình ra rèn rũa một khối sắt to lớn và xấu xí, dần dần trải qua thời gian, nó sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng.
1 . Khái niệm
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
2. Đặc điểm của văn nghị luận:
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.
- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
3. Cấu trúc :
- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.
- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.
- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.
4. Các phương pháp lập luận :
- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.
- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng chứa vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. ... Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
Tham khảo:
Để răn dạy con cháu về tầm quan trọng của sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ, ông cha ta đã sáng tạo nên câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Câu tục ngữ mượn hình ảnh tưởng như khó khăn đến không tưởng: mài mòn một thanh sắt thành cây kim nhỏ xíu, để nói về sức mạnh to lớn của sự kiên trì và nhẫn nại. Từ đó, khuyên nhủ con cháu, trong cuộc sống khi đã đặt ra mục tiêu, lý tưởng, thì dù khó khăn, vất vả cũng hãy cố gắng đến cùng. Chỉ cần ta không khuất phục thử thách, thì cuối cùng cũng sẽ chạm đến thành công.
Điều đó được chứng minh rõ ràng qua thực tiễn cuộc sống. Bởi bất kì mục tiêu nào, kì vọng nào khi thực hiện cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định, thậm chí là thất bại. Mục tiêu càng lớn lao thì thử thách càng nhiều. Chính vì thế, ta càng cần sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm vững chắc, để giữ vững đôi chân trên chặng đường chinh phục ước mơ. Chẳng hạn như một bạn học sinh, khi gặp bài toán khó. Thay vì bỏ cuộc, bạn ấy giải thật nhiều lần, tìm hiểu đề thật kĩ, tìm sự trợ giúp từ thầy cô, bạn bè, cốt để hiểu được và tự giải. Đó là thành công của sự kiên trì. Hay lớn lao hơn, chính là công cuộc giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ của dân tộc ta. Kẻ thù lớn mạnh, với vũ khí hiện đại, ta đã có những trận chiến bại, có những hi sinh mất mát, có những giờ phút nguy nan. Nhưng chẳng ai nghĩ đến bỏ cuộc, từ tiền tuyến đến hậu phương đều kiên trì chiến đấu đến cùng. Nhờ đó, ta có cuộc sống độc lập ngày hôm nay.
Sức mạnh của sự kiên trì vĩ đại đến như thế. Tuy nhiên, ta cũng cần kiên trì đúng lúc, đúng chỗ. Tránh đặt sự nỗ lực của mình vào nhầm mục tiêu quá xa vời hay không hợp lí. Vì như thế chỉ là công cốc mà thôi. Quan trọng là hãy nỗ lực cho những ước mơ phù hợp với bản thân mình và có ý nghĩa.
Chính bởi tính đúng đắn và giàu ý nghĩa tích cực, mà đến nay câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim vẫn được người dân ta yêu thích và sử dụng rộng rãi.
Câu 1
Ngày nay, có biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ, nản chí. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại và cũng chính từ đó mà ra? Xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.
Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực.
Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.
Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.
Câu 2
Để trở thành một người thành đạt, ngoài những đức tính ham học hỏi, nhạy bén thì sự kiên nhẫn, cần cù cũng là một yếu tố quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của một con người. Để khẳng định tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn và động viên tinh thần cho các thế hệ sau vượt qua khó khăn trên con đường đầy chông gai, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm xương máu một cách ngắn gọn trong câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Cây kim là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thật nhỏ bé nhưng cũng rất hoàn hảo. Thân kim tròn nhỏ, đầu nhọn và cuối thân có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Ông cha ta từ xa xưa muốn làm nên cây kim ấy không có cách nào khác là mài giũa những thanh sắt thô ráp, to lớn qua bao nhiêu ngày tháng mới thành.
Từ sắt để nên kim là cả một quá trình tôi luyện kì công, không chỉ tôi luyện thanh sắt mà đó còn là thử thách sự kiên nhẫn của lòng người. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim, đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công.
Quan điểm “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực tế đã chứng minh rằng nếu chỉ dựa vào trí thức và may mắn thì rất khó để có thể thành công mà còn phải dựa vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người. Đó có thể là con đường đầy chông gai và khó khăn nhưng rất xứng đáng.
Với mỗi người con đất Việt thì kí ức về những cuộc chiến tranh vẫn còn mãi. Đó là dẫn chứng sống động cho câu tục ngữ này. Suốt cả thế kỉ XX dân tộc ta đã phải trải qua những cuộc chiến trường kì để có thể bảo vệ vững chắc độc lập của dân tộc. Chính sự đấu tranh bền bỉ không ngừng nghỉ, lòng kiên trì, quyết tâm trong mỗi trái tim người con Việt Nam đã khiến cho quân địch phải đầu hàng.
Trong đời sống hằng ngày cũng có nhiều tấm gương về lòng kiên trì rất đáng ngưỡng mộ. Có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí với đôi bàn tay kém may mắn bị liệt. Thầy đã không bỏ cuộc mà hằng ngày, từng chút một thầy tập viết bằng đôi bàn chân vụng về của mình.
Sự miệt mài ấy đã sớm hái được quả ngọt khi thầy dù bằng một cách khác người đặc biệt đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam và là nhân chứng sống động cho sự quyết tâm, bền bỉ của con người.
Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Nếu ngay từ đầu chúng ta không kiên trì nắn nót từng chữ viết thì sẽ không thể viết chữ đúng, ngay ngắn, thẳng hàng. Nếu chúng ta không nhẫn nại làm từng phép toán đơn giản thì không thể nào làm được những bài toán khó hơn.
Học tập là một quá trình dài và vất vả, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt. Sự kiên trì của mỗi cá nhân sẽ lớn thêm từng ngày cùng với những thử thách của cuộc sống. Chỉ cần chúng ta lơ là một chút thôi thì sẽ bị thua cuộc và bỏ lại phía sau.
Đây mà một đức tính quan trọng và đầu tiên để giúp chúng ta có thể gặt hái thành công, bài học “Có công mài sắt, có ngày nên kim” vì thế đã được dạy ngay từ bài học đầu tiên của lớp 2 là để chúng ta nhận thức rõ về điều này.
Nói về lòng kiên trì, Bác Hồ cũng đã bằng những kinh nghiệp hoạt động cách mạng lâu dài của mình để dạy các thanh niên rằng:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa, là kết quả của một quá trình dài chiến đấu và lao động của ông cha ta nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đi đến thành công.
Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài sự kiên trì, thế hệ trẻ cần phải tích cực học tập, nhạy bén với thời cuộc, không ngường sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và công việc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Cần cù và kiên trì là đức tính tốt đẹp luôn được ông cha ta coi trọng. Điều đó được thể hiện qua lời khuyên mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” muốn răn dạy con người.
Bài học mà câu tục ngữ muốn nhắc nhở mỗi chúng ta đó là về sự nỗ lực không ngại khó khăn, sự kiên trì trước những thử thách. Nếu làm được như vậy, con người chắc chắn sẽ bước đến thành công.
Trên thế giới, có ai không biết đến cái tên Thomas Edison - nhà phát minh vĩ đại của nhân loại. Câu nói nổi tiếng của ông: “Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và 99 phần trăm đổ mồ hôi” cũng để khẳng định thêm bài học về sự cố gắng, kiên trì. Ông đã phải trải qua vô số lần thất bại mới có thể tìm ra nguyên liệu phù hợp cho sợi dây tóc bóng đèn của mình. Để rồi chiếc bóng đèn đầu tiên của nhân loại đã ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Ở Việt Nam, chắc chắn sẽ không một ai quên được những ngày mùa đông của năm 2018 vừa qua. Không chỉ là người hâm mộ thể thao mà còn là cả những con người vốn không yêu thích thể thao sẽ cảm thấy vô cùng tự hào khi những chàng trai của đội tuyển U23 Việt Nam đã giành được ngôi vị á quân tại giải U23 châu Á. Chúng ta không chỉ ngưỡng mộ về tài năng của những cầu thủ trẻ. Mà còn khâm phục bởi lòng kiên trì không chịu từ bỏ của họ. Nhiều trận đấu, đội tuyển U23 Việt Nam đã bị dẫn bàn trước, nhưng những chàng trai ấy vẫn không hoảng sợ mà vẫn giữ vững tinh thần để chiến đấu và chiến thắng. Còn rất nhiều những tấm gương khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ đều là minh chứng cho tính đúng đắn của lời khuyên mà câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” răn dạy con người.
Như vậy, bài học mà câu tục ngữ trên mang lại thật sâu sắc và ý nghĩa. Từ đó, bản thân một học sinh như tôi sẽ ghi nhớ để vượt qua mọi khó khăn trên con đường tìm đến thành công.
Em tham khảo nhé !
Để trở thành một người thành đạt, ngoài những đức tính ham học hỏi, nhạy bén thì sự kiên nhẫn, cần cù cũng là một yếu tố quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của một con người. Để khẳng định tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn và động viên tinh thần cho các thế hệ sau vượt qua khó khăn trên con đường đầy chông gai, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm xương máu một cách ngắn gọn trong câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Cây kim là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình. Nó thật nhỏ bé nhưng cũng rất hoàn hảo. Thân kim tròn nhỏ, đầu nhọn và cuối thân có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Ông cha ta từ xa xưa muốn làm nên cây kim ấy không có cách nào khác là mài giũa những thanh sắt thô ráp, to lớn qua bao nhiêu ngày tháng mới thành.
Từ sắt để nên kim là cả một quá trình tôi luyện kì công, không chỉ tôi luyện thanh sắt mà đó còn là thử thách sự kiên nhẫn của lòng người. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim, đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công.
Quan điểm “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực tế đã chứng minh rằng nếu chỉ dựa vào trí thức và may mắn thì rất khó để có thể thành công mà còn phải dựa vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân mỗi người. Đó có thể là con đường đầy chông gai và khó khăn nhưng rất xứng đáng.
Với mỗi người con đất Việt thì kí ức về những cuộc chiến tranh vẫn còn mãi. Đó là dẫn chứng sống động cho câu tục ngữ này. Suốt cả thế kỉ XX dân tộc ta đã phải trải qua những cuộc chiến trường kì để có thể bảo vệ vững chắc độc lập của dân tộc. Chính sự đấu tranh bền bỉ không ngừng nghỉ, lòng kiên trì, quyết tâm trong mỗi trái tim người con Việt Nam đã khiến cho quân địch phải đầu hàng.
Trong đời sống hằng ngày cũng có nhiều tấm gương về lòng kiên trì rất đáng ngưỡng mộ. Có thể kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí với đôi bàn tay kém may mắn bị liệt. Thầy đã không bỏ cuộc mà hằng ngày, từng chút một thầy tập viết bằng đôi bàn chân vụng về của mình.
Sự miệt mài ấy đã sớm hái được quả ngọt khi thầy dù bằng một cách khác người đặc biệt đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng ở Việt Nam và là nhân chứng sống động cho sự quyết tâm, bền bỉ của con người.
Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Nếu ngay từ đầu chúng ta không kiên trì nắn nót từng chữ viết thì sẽ không thể viết chữ đúng, ngay ngắn, thẳng hàng. Nếu chúng ta không nhẫn nại làm từng phép toán đơn giản thì không thể nào làm được những bài toán khó hơn.
Học tập là một quá trình dài và vất vả, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt. Sự kiên trì của mỗi cá nhân sẽ lớn thêm từng ngày cùng với những thử thách của cuộc sống. Chỉ cần chúng ta lơ là một chút thôi thì sẽ bị thua cuộc và bỏ lại phía sau.
Đây mà một đức tính quan trọng và đầu tiên để giúp chúng ta có thể gặt hái thành công, bài học “Có công mài sắt, có ngày nên kim” vì thế đã được dạy ngay từ bài học đầu tiên của lớp 2 là để chúng ta nhận thức rõ về điều này.
Nói về lòng kiên trì, Bác Hồ cũng đã bằng những kinh nghiệp hoạt động cách mạng lâu dài của mình để dạy các thanh niên rằng:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa, là kết quả của một quá trình dài chiến đấu và lao động của ông cha ta nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đi đến thành công.
Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài sự kiên trì, thế hệ trẻ cần phải tích cực học tập, nhạy bén với thời cuộc, không ngường sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và công việc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
m cảm ơn anh nhiều