K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2022
tham khảoÝ nghĩa tự nhiên:

– Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương nên có tài nguyên khoáng sản phong phú. – Nước ta nằm trên đường di lưu  di cư của nhiều loài động, thực vật nên tài nguyên sinh vật phong phú  đa dạng. – Vị trí và hình thể tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên giữa các vùng miền.

19 tháng 2 2021

1.Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:

- Vị trí nội chí tuyến

- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữac các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và luồng sinh vật.

- Ý nghĩa tự nhiên:

+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang t/c nhiệt đới gió mùa ẩm.

+ Nằm trên đường di cư của động thực vật nên nước ta rất đa dạng về động – thực vật+ Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.+ Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao.+ Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán...- Về kinh tế:+ Nằm ở ngã tư đường hàng hải hàng không nên giao thông thuận lợi.+ Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vưc và trên thế giới+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch).Về xã hội: thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực.

19 tháng 2 2021

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ,...).

9 tháng 4 2022

REFER

1. Vị trí địa lí

– Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương tiếp giáp Biển Đông gần trung tâm ĐNÁ, trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế.
– Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới.

2. Phạm vi lãnh thổ

Lãnh thổ Việt Nam gồm 3 bộ phận :
– Phần đất liền : Có diện tích 331.212 km2 (2006- số liệu của TCTK). Hệ toạ độ : 8º34’B – 23º23’B và 102º10’Đ – 109º24’Đ. Tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Cam-pu-chia ở phía tây, phía đông và nam giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan, nằm hoàn toàn trong múi giờ số 7.
– Phần biển : Có diện tích trên 1 triệu km2 gồm 5 bộ phận : nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Nếu kể cả biển, lãnh thổ nước ta kéo dài xuống tận vĩ tuyến 6º50’B và ra tận kinh tuyến 117º20’Đ.
– Vùng trời : Là khoảng không gian vô tận bao phủ lên trên lãnh thổ.

9 tháng 4 2022

refer

 Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương tiếp giáp Biển Đông gần trung tâm ĐNÁ, trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế.
Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới.

24 tháng 2 2019

- Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, liền kề với Đông Nam Bộ, giáp Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

- Về mặt kinh tế, Tây Nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với Đông Nam Bộ, với Duyên hải Nam Trung Bộ (các tuyến đường Đông - Tây với các cảng biển là lối thông ra biển của Tây Nguyên). Trong quan hệ với vùng ba biên giới Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia, Tây Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng về quốc phòng.

6 tháng 4 2022

Tham Khảo

– Nước ta còn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, nên khí hậu  nước ta có 2 mùa rõ rệt:  

– Nước ta giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, chịu ảnh hưởng  sâu sắc của biển Đông.  

– Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương nên có tài nguyên khoáng sản phong phú. 

– Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên tài  nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. 

– Vị trí và hình thể tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên giữa các vùng miền.

– Về kinh tế: 

+ Tạo thuận lợi trong phát triển kinh tế và vùng lãnh thổ, thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 

+ Điều kiện phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan  hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực. 

– Về văn hoá – xã hội:  

+ Tạo thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển  với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. 

+ Góp phần làm giàu bản sắc văn hóa, kể cả kinh nghiệm sản xuất…  

– Về chính trị và quốc phòng: 

+ Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Một khu vực kinh  tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

+ Biển Đông của nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong  công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. 

– Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, tính thất thường của thời tiết, các tai  biến thiên nhiên (bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh…) thường xuyên xảy ra gây tổn thất lớn đến  sản xuất và đời sống. 

– Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến lược quan trọng ở nước ta. – Đặt nước ta vào thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.

13 tháng 3 2023

* Ý nghĩa về việc hình thành đặc điểm tự nhiên VN :

- Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên VN là tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa.

- Tao cho nước ta nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, sinh vật…) vô cùng phong phú.

- Làm cho thiên nhiên Việt Nam phân hóa đa dạng theo không gian và thời gian.

- Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…).

* ý nghĩa về việc phát triển kinh tế- xã hội nước ta: 

- Tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế đất nước cả trên đất liền và biển đảo.

- Thuận lợi cho Việt Nam hội nhập và giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác, hữu nghị với các nước trong khu vực.

- Biển Đông có vai trò chiến lược về quốc phòng, là khu vực quân sự đặc biệt quan trọn

13 tháng 3 2023

a) Về tự nhiên:

- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

 + Tính nhiệt đới: do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.

 + Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.

 + Gió mùa: nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.

- Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật ⟶ tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.

- Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

- Nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán... xảy ra hằng năm) gây nhiều thiệt hại về người và tài sản

b) Về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng:

- Kinh tế:

 + Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

 + Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

 + Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

⟹ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

 

- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- An ninh - quốc phòng: nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng  trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước

7 tháng 3 2022

Tham khảo :

 Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Namvề mặt tự nhiên

Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á

 ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. + Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.  Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

* Thuận lợi

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nơi giao nhau của luồng di cư sinh vật, các vành đai sinh khoáng lớn...

=> Nguồn lợi sinh vật giàu có, tài nguyên khoáng sản đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế.

- Vị trí giáp biển Đông => thuận lợi để phát triển tổng hợp nền kinh tế biển.

- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập và giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực.

* Khó khăn:

- Chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,...) => cần chủ động phòng tránh và ứng phó với các sự cố thiên tai.

- Khu vực nhạy cảm về vấn đề biển Đông => phải luôn chú trọng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 29.

          Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?

: - Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,...

- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác  nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...

 

13 tháng 4 2021

*Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam

- Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.

- Hệ tọa độ trên đất liền:

+ Cực Bắc:  23°23'B, tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

+ Cự Nam: 8°34'B, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

+ Cực Tây: 102°09'Đ  tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

+ Cực Đông: 109°24'Đ tại Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

- Tọa độ địa lí trên biển: Phía Đông 117°20’Đ, phía Nam 6°50'B và phía Tây 101°Đ.

* Ý nghĩa của vị trí địa lý

- Kinh tế:

+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

⟹ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

 

13 tháng 4 2021

Vị trí, đặc điểm địa lý tự nhiên đa dạng, tương phản và độc đáo có ảnh hưởng quyết định đối với sự tiến hóa tự nhiên, đặc biệt là chế độ khí hậu - thủy văn, thực vật và động vật.

* Ranh giới chuyển tiếp khí hậu nhiệt đới Bắc - Nam Việt Nam

Dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc với các đỉnh cao như Đông Ngại (1.774m), núi Mang (1.702m) phân bố liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở phía Tây, Tây Nam cùng với dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân đâm ra tận biển và án ngữ phía Nam đã biến lãnh thổ Thừa Thiên Huế thành địa bàn giao tranh giữa các khối không khí hình thành từ nhiều trung tâm khí áp khác nhau và là ranh giới tự nhiên của khí hậu nhiệt đới ẩm chuyển tiếp hai miền Nam - Bắc Việt Nam cũng như Đông - Tây Trường Sơn. Ở đây hình thành chế độ khí hậu rất đặc biệt, vừa mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền Bắc với mùa đông lạnh, vừa thể hiện khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình của miền Nam. Trong đó, tương tác giữa gió mùa đông Đông Bắc và gió mùa hè Tây Nam với địa hình là có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc biệt này. Thật vậy, đối với gió mùa đông Đông Bắc giá lạnh các dãy núi trung bình án ngữ ở phía Tây và Nam có tác dụng như là bức tường thiên nhiên ngăn chặn không khí lạnh và hơi nước ngưng tụ lại ở sườn Đông Trường Sơn và sườn Bắc Bạch Mã - Hải Vân, đồng thời gây ra “mưa địa hình" với lượng mưa lớn vào loại bậc nhất nước ta. Còn vào mùa hè lại xuất hiện gió Tây Nam do khối không khí nhiệt đới biển bắc Ấn Độ Dương xâm nhập vào lãnh thổ nước ta gây ra. Do tác động của hiệu ứng “phơn” gió mùa hè nhiệt đới biển Tây Nam khi đối mặt với dãy Trường Sơn hầu như để lại toàn bộ lượng ẩm, gây ra mưa (mùa hè) trên lãnh thổ Tây Trường Sơn và trở thành gió mùa hè Tây Nam khô nóng khi thổi qua các tỉnh sườn Đông Trường Sơn.

* Hệ thống thủy văn đa dạng, độc đáo ở Việt Nam và khu vực

Trừ sông A Sáp bắt nguồn từ sườn Tây Trường Sơn, chảy sang đất nước CHDCND Lào, hệ thống sông suối Thừa Thiên Huế đều xuất phát từ sườn Đông Trường Sơn, chủ yếu chảy qua địa hình dốc và cấu tạo từ đá cứng nên thường ngắn, dốc và nhiều thác ghềnh. Đặc điểm hình thái sông ngòi này cùng với lượng mưa lớn và tập trung vào mùa mưa là nguyên nhân gây ra chế độ thủy văn phức tạp và biến động khác thường: nhiều lũ lụt lớn gây tai họa cho cư dân và môi trường về mùa mưa lũ và thiếu nước trong mùa khô cho sản xuất và đời sống.

Ngoài sông suối, hồ ao tự nhiên và nhân tạo, trong quá khứ xa xưa nhờ hội tụ đủ các điều kiện địa lý tự nhiên và môi trường thuận lợi mà trên thủy vực vùng biển ven bờ cổ (gần trùng với lãnh thổ đồng bằng và đầm phá hiện tại) các trằm bàu, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và đầm An Cư rộng nhất Việt Nam và Đông Nam Á đã hình thành, tiến hóa đến tận ngày nay. Sự xuất hiện các trằm bầu, hệ thống đầm phá kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, rộng tới 23.100ha và nối thông với biển Đông thông qua các cửa không những làm tăng tính đa dạng và độc đáo của hệ thống thủy văn nước ta, mà còn ảnh hướng rất lớn đến tiến hóa tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trong quá khứ cũng như hiện tại.

* Nơi giao thoa, hội tụ các luồng động vật và thực vật của khu hệ phương Bắc và khu hệ phương Nam

Trước hết, khí hậu nhiệt đới chuyển tiếp Bắc - Nam là yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất đến sự giao thoa, hội tụ nhiều luồng thực vật và động vật thuộc khu hệ phương Bắc di cư xuống và khu hệ phương Nam di cư lên. Thêm vào đó, điều kiện địa hình đa dạng còn làm tăng đáng kể mức độ đa dạng sinh học. Ở đây các loài đặc hữu, những loài quý hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhiều địa phương khác ở nước ta. Do vật, việc duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn gen quý hiếm là vô cùng cấp thiết và không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam, mà cả khu vực và thế giới.