K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2022

Tham Khảo

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài

. Khổ thơ thứ 3:
- Dùng cách nói giảm nói tránh, đầy trân trọng và tôn kính “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”.
- Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền”, tạo cảm giác trong trẻo, thanh tịnh đến vô ngần, đồng thời sự thật về việc Bác ra đi cũng trở nên dễ chấp nhận hơn với nhiều độc giả.
- “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim”, dù ý thức được rằng tuy Bác đã đi xa nhưng vẫn không thể kìm nén nỗi đau xót ở trong lòng.

. Khổ thơ cuối:
- Sau chuyến thăm viếng ngắn ngủi, tác giả phải quay trở về miền Nam công tác, điều đó cũng đồng nghĩa rằng phải xa Bác, khiến Viễn Phương tiếc nuối không thôi.
- Ước nguyện chân thành muốn được trở thành con chim hót, đóa hoa, cây tre “trung hiếu” để ngày ngày ở bên Bác.
=> Viễn Phương đã dành cho Bác những tình cảm hết sức chân thành và tôn kính, lòng mến thương ấy đã được tác giả bộc lộ thông qua những mong ước thật bình thường và giản dị.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận về tác phẩm.

25 tháng 4 2018

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                                                       Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.                                                                  

Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.

Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.

Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như  thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"

(Bác ơi - Tố Hữu)

 Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.

    Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh

25 tháng 4 2018

chép mạng móe cho nhanh hỏi lm j cho lâu ????????????

26 tháng 4 2019

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                                                       Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.                                                                  

Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.

Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.

Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như  thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"

(Bác ơi - Tố Hữu)

 Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.

    Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.



 

26 tháng 4 2019

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.

Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.

 Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"

(Bác ơi - Tố Hữu)

Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.

Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.

30 tháng 3 2022

REFER

 Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

     Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

30 tháng 3 2022

refer

 

 Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

     Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

25 tháng 3 2021

Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương, nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi. Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.

25 tháng 3 2021

Tham khảo:

Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương, nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi.Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.

17 tháng 1 2022

Hai khổ thơ đầu bộc lộ tâm trạng nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre bên lăng Bác và hình ảnh dòng người nối dài bất tận ngày ngày vào viếng Bác (Trích dẫn thơ).

- Bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót xa, nuối tiếc. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng điệu thành kính, trang nghiêm, phù hợp với không khí thanh tĩnh, thiêng liêng nơi Bác Hồ đời đời yên nghỉ. Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu cùa tác giả, như một lời kể mộc mạc, chân tình:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre hát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

- Câu thơ mở đầu đọc lên nghe thật gần gũi thân thương. Đó là tình cảm thắm thiết đượm niềm háo hức của người con từ miền Nam đã đi theo Bác suốt cả cuộc đời giờ mới được thăm Bác. Bởi tất cả mọi người đều là con trung hiếu của Bác, xem Bác như là cha. Cách xưng hô con - Bác mang sắc thái mộc mạc, thân thương khiến ta có cảm giác đây là tình cảm cùa những con người trong cùng một gia đình. Hai tiếng miền Nam vừa gợi địa danh của một nơi xa xôi, vừa khơi gợi một nỗi niềm. Nỗi niềm ba mươi năm chia cắt mà sinh thời Bác luôn mong nhớ miền Nam luôn trong trái tim tôi:

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.
(Trích Bác ơi !, Tố Hữu)

- Hòa trong niềm vui chung đó, người con Nam Bộ xa xôi mới có dịp vê thăm nhà, thăm người cha mà ông hằng yêu mến. Nhan đề bài thơ là Viếng lăng Bác, nhưng vì sao câu thơ mở đầu, tác giả lại sử dụng từ thăm ? Bởi lẽ, viếng là đi đến thắp nhang cho người đã khuất để tỏ lòng thành kính phân ưu. Còn thăm là gặp người thân để trò chuyện, hỏi han sức khỏe hoặc công việc làm ăn. Phải chăng với chãng với cách sử dụng từ thăm ấy, nhà thơ muốn tin rằng, Bác chưa hề mất mà vẫn như đang ở đâu đây xung quanh chúng ta.

- Ngay từ xa, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc với nhà thơ là hàng tre thân thuộc như thấp thoáng ẩn hiện trong làn sưong sớm. Hàng tre như trải rộng mênh mông qua từ láy bát ngát. Hàng tre xanh xanh, hàng tre bát ngát, hàng tre quen thuộc của làng quê thôn xóm Việt Nam. Quanh lăng Bác có nhiều loại cây quý của mọi miền đất nước. Song, không phải tình cờ mở đầu bài thơ, tác giả lại chọn hình ảnh hàng tre. Từ bao đòi nay, tre luông song hành cùng người dân Việt Nam trong lao động và chiến đấu. Tre dùng để làm nhà cửa, tạo ra những vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Trong chiến tranh, tre là thứ vũ khí hữu hiệu để ngăn bước quân thù. Trong phong ba bão táp, tre luôn che chở cho sự yên bình của người dân. Tre dẻo dai, cứng cáp, kiên cường cũng như tính cách của nhân dân ta không bao giờ chịu khuất phục trước những bạo tàn. Cùng chung cảm nhận đó, nhà thơ Nguyễn Duy viết rất hay về tre:

Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chảng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
(Trích Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)

Hay nhà văn Thép Mới thuyết minh về tre trong một tùy bút: Gậy tre, chông tre kiên cường chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại hác, tre còn làm hầm ngụy trang và giữ bí mật... Tre bao bọc, che chờ cho nguời con Việt trong những đêm dài hành quân ra trận. Rừng là nhà, nhà ngụv trang bằng tre nứa, đất làm giường, nứa tre làm gối, tre đã cùng người lập nên những chiến công vang dội, hiên hách.

- Cây tre trong bài thơ của Viễn Phương là hình ảnh vừa tả thực, vừa ẩn dụ tài tình của nhà thơ. Và càng độc đáo hơn với từ đímg, tre đã được nhân hóa như con người. Tre là biểu tượng khí phách con người của dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn cần cù, bình dị mà dũng cảm kiên cường. Để giờ đây, đất nước thanh bình tre vẫn ở đây, vây quanh Bác như hàng triệu con người vẫn mãi mãi bên Bác. Cảm xúc dâng trào theo bước chân Viếng Lăng Bác, nhà thơ viết tiếp:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lãng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bày mươi chín mùa xuân.

- Mặt trời đi qua trên lăng là mặt trời tự nhiên, mang ánh sáng, mang sức sống đến cho muôn loài, là nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ nhất. Vậy mà trong chu kỉ chuyến động của mình, mặt trời ấy còn nhìn thấy một mặt trời khác đỏ rực hơn, vĩ đại hơn chính mình. Nghệ thuật nhân hóa mặt trời đi, thấy chứa chan niềm tôn kính ngưỡng mộ Bác, còn mặt trời trong lăng chính là Bác Hồ. Thử hỏi trên đời này còn có gì vĩ đại hơn, chói sáng hơn, rực rỡ hon mặt trời ? Ví ngầm Bác với vầng thái dương, tác giả muốn ca ngợi công đức vĩ đại của Bác. Nếu mặt trời của vũ trụ đem lại sức sống cho muôn loài thì Bác cũng mang ánh sáng độc lập tự do, mang ấm no hạnh phúc cho mọi người, xua tan đêm trường tăm tối, nô lệ áp bức cho dân tộc ta. Nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi sự vĩ đại ở Bác:

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.

- Thật vậy, cả đời Bác chỉ có một ước mơ ai cũng có cơm ăn áo mặc và trẻ em được học hành, chỉ có nhũng người có tấm lòng nhân ái cao cả mới có những suy nghĩ ấy. Công ơn đó làm sao ta có thể quên được. Hơn nữa, nghệ thuật ẩn dụ độc đáo đầy sáng tạo đó còn ngụ ý Bác vĩ đại hon cả mặt trời. Mặt trời của vũ trụ chói đỏ rực đến thế mà vẫn phải nghiêng mình chiêm ngưỡng Bác. Để ghi nhớ công lao to lớn ấy, ngày nào cũng có cả dòng người bất tận vào viếng Bác:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bày mươi chín mùa xuân.

- Điệp ngữ ngày ngày vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân khôn nguôi nhớ Bác. Dòng người đi trong thương nhớ là một cách nói đặc biệt gợi lên không gian nghệ thuật: không gian tràn ngập nỗi nhớ thương. Mỗi người với nỗi nhớ thương là một đóa hoa kết nên tràng hoa dâng lên Người, dòng người ví như tràng hoa là một hỉnh ảnh ẩn dụ độc đáo: tràng hoa là hoa kết thành chuỗi dài hoặc thành vòng tròn. Dòng người vào viếng Bác đi từ cửa lăng vào trong lăng rồi trở ra thành một vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Đó là tràng hoa người, hoa của lòng nhó' thương hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên. Là tràng hoa chứ không phải vòng hoa, bởi vòng hoa là đế viếng người đã khuất, còn tràng hoa gan với những vinh quang, thành quả tốt đẹp được kết thành từ lòng thành kính, ngưỡng mộ.

- Nhìn dòng người xếp hàng vào viếng Bác, nhà thơ có cảm tưởng mỗi người là những đóa hoa. Và tất cả đã kết thành một tràng hoa vô tận kính dâng lên Bác những bông hoa đẹp nhất của lòng tiếc thương vô hạn, của những tấm lòng thành kính, nhớ thương của triệu triệu con người hướng về vị cha già dân tộc. Nghệ thuật ẩn dụ quả là đặc sắc ! Và càng đặc sắc hơn ở phép hoán dụ háy mươi chín mùa xuân. Cái tinh tế của Viễn Phương là dùng ngay cách nói lạc quan hóm hỉnh của Bác. Bác không dùng từ tuổi mà dùng từ xuân. Trong di chúc Bác viết Nay tôi đã ngoài bày mươi xuân. Phép hoán dụ ấy nhằm khẳng định con người trong lòng mùa xuân đó đã sống cuộc sống tươi đẹp, đầy ý nghĩa như những mùa xuân và đã mang đến biết bao mùa xuân cho đất nước, cho mọi người. Bảy mươi chín mùa xuân Bác đã dành trọn cho dân tộc vì cuộc sống ấm no, vì hạnh phúc của nhân dân. Và cuộc đời của mỗi người đã trở nên tươi đẹp, ấm no nhờ mùa xuân Bác tạo ra.

- Hai khổ thơ mở đầu, nhà thơ Viễn Phương nói đến hoàn cảnh ra thăm lăng Bác. Quanh lăng là hình ảnh hàng tre gần gũi, thân thương. Bác yên nghỉ trong lăng như một giấc ngủ dài thanh thản. Đe tưởng nhớ còng lao vĩ đại của Người, ngày ngày dòng người khắp mọi miền Tổ quốc đến viếng và dâng lên Bác những tràng hoa tươi đẹp nhất.

- Qua hai khổ thơ đầu, Viền Phương đã bộc lộ cảm xúc trào dâng khi lần đầu tiên được viếng thăm lăng Bác. Những hình ảnh trong thơ được xây dựng bằng những rung cảm thiết tha cùa nhà thơ. Từ đó tác giả bộc tình cảm chân thành, bình dị mà tha thiết của mình đối với Bác.

- Tình cảm của nhà thơ dành riêng cho Bác hay cũng chính là tình cảm chung của nhân dân miền Nam dành cho vị lãnh tụ kính yêu. Tỏ lòng thành kính với Bác cũng là động lực giúp mọi người sống và làm việc tốt hơn.

11 tháng 3 2022

em tham khảo dàn ý nha:

1. Mở bài

Giới thiệu về khổ 3 bài thơ Viếng lăng Bác.

2. Thân bài

- Sự xúc động trào dâng khi gặp Bác:

Bác đang chìm trong giấc ngủ yên bình.“Vầng trăng sáng dịu hiền”: hình ảnh thiên nhiên thơ mộng là ẩn dụ cho tình yêu thương, trân trọng của nhà thơ cũng như con người Việt Nam dành cho Bác.

--> Câu thơ đã miêu tả vừa khái quát nhưng cũng không kém phần tinh tế không gian trang nghiêm trong lăng Bác.

--> Bác dù đã ra đi nhưng trong mắt những người con Việt Nam, Bác chỉ đang ngủ một giấc yên bình, không còn những lo toan, trăn trở.

- Nỗi xót xa, nghẹn ngào trước sự ra đi của Bác:

Nghệ thuật tương phản “vẫn biết”- “mà sao” diễn tả sự mâu thuẫn, đối lập giữa lí trí và con tim.Bác luôn sống mãi trong con tim mỗi người nhưng lại nhưng sự ra đi của Bác vẫn mang đến những nghẹn ngào, đau xót khôn xiết.

3. Kết bài

Cảm nhận chung.