Câu 1. ( 2 điểm) Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
a. Từ “ ghe” trong câu thơ “Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.” là từ địa phương hay từ toàn dân. Nghĩa của từ đó.
b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
c. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Câu 2 (2.0 điểm)
Xác định hành động nói của các câu sau và cho biết chúng được thực hiện theo những cách nào?
a. Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con(1). Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An- dát và Lo-ren(2).
b. Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu văn sau:
“uể oải chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên.”
Câu 3 (2.0 điểm)
Nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ..”
Câu 4: ( 4đ)
Hiện nay , ở trường em có một số bạn học sinh sa đà vào chơi điện tử. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng ấy và khuyên các bạn học tập chăm chỉ hơn.
a, BPNT: Ẩn dụ, Nhân hóa
b,
Em tham khảo:
+ “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với lãng mạn => vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài
- Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng nuộm vị nắng gió xa xăm.