K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2022

tham khảo dị bản thạch sanh thể loại thơ lục bát :

- Bài Thạch Sanh Lý Thông (Dương Thanh Bạch):

    Ngẫm trong cổ tích ngày xưa

Ẩn điều đạo lý ai chưa tỏ tường?

    Rằng là những kẻ bất lương,

Lừa người phản bạn tìm đường vinh thân.

    Giàu sang có được lúc gần,

Về sau quả báo nhận phần tai ương.

    Những người trung thực hiền lương,

Giúp người chẳng ngại đâu lường hiểm nguy 

...

14 tháng 2 2022

TK:
Ngẫm trong cổ tích ngày xưa

Ẩn điều đạo lý ai chưa tỏ tường?

Rằng là những kẻ bất lương,

Lừa người phản bạn tìm đường vinh thân.

Giàu sang có được lúc gần,

Về sau quả báo nhận phần tai ương.

Những người trung thực hiền lương,

Giúp người chẳng ngại đâu lường hiểm nguy

Sang hèn chẳng thiết so bì,

Tâm hồn thanh thản xá gì tử sinh.

Chuyện xưa ở quận Cao Bình

Vợ chồng Thạch lão muộn sinh nối dòng,

Lạy đằng Tây, khấn đằng Đông,

Việc nhân, việc nghĩa quyết không nề hà.

Tiếng lành vang tận cao xa,

Ngọc Hoàng nghe thấu ắt là duyên căn.

Cho mời Thái tử truyền rằng

Đầu thai về chốn dương trần giúp dân.

Nói về Thạch lão phu nhân

Ngày kia nghe thấy trong thân bất thường.

Đại phu phán mới tỏ tường:

Rằng đang chờ trẻ nối đường gia tông.

Mặt trời vừa hé đằng đông,

Giọt sương khẻ đọng cánh hồng hoa khoe,

Tiếng rừng rí rách qua khe,

Suối trong uốn lượn xập xoè bướm bay.

Gió rừng háo hức rung cây,

Cỏ xanh triền đổ sợi dài nắng in.

Lạy trời cao tỏ anh minh,

Vợ chồng Thạch lão cúi mình tạ ân.

Mâm đầy trang trọng giữa sân Gà tơ một cặp,

rượu ngon một vò.

Thành tâm khói toả hương mờ

Rừng thiêng chờ tiếng trẻ thơ khóc chào
Mik Tham khảo từng đó đoạn.Còn dài lắm nên mình tham khảo thế thôi

4 tháng 3 2022

tham khảo

Tôi là Thạch Sanh. Khi mới sinh ra đã mồ côi cha. Vài năm sau, mẹ của tôi cũng qua đời. Kể từ đó, tôi sống một mình dưới gốc đa. Gia tài lớn nhất là chiếc rìu cha để lại. Đến khi trưởng thành, tôi được một thiên thần dạy cho nhiều loại võ thuật.

Một hôm, tôi vừa đi gánh củi về, đang ngồi nghỉ dưới gốc đa thì có người đến hỏi chuyện. Anh ta giới thiệu rằng tên là Lí Thông, tỏ ý muốn kết nghĩa anh em với tôi. Vốn sống một mình không nơi nương tựa, tôi liền đồng ý ngay. Rồi tôi dọn đến nhà sống cùng Lí Thông và người mẹ già của anh. Hằng ngày, tôi lên rừng kiếm củi, còn Lí Thông đi bán rượu. Việc lớn nhỏ trong gia đình, tôi đều tự nguyện làm giúp.

Một hôm, tôi đi kiếm củi trở về thì thấy trong nhà đã bày sẵn rượu thịt. Tôi và Lí Thông vừa ăn uống, vừa trò chuyện. Anh ta nói với tôi:

- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, phải còn mẻ rượu chưa xong, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.

Tôi nghe vậy, chẳng lấy làm nghi ngờ mà đồng ý. Đêm hôm đó, tôi đang lim dim ngủ. Bỗng nhiên, một con chằn tinh to lớn định vồ lấy tôi. Tôi cầm lấy rìu đánh nhau với con quái vật. Nó biến hóa đủ mọi phép thần thông. Nhưng tôi cũng chẳng hề nao núng. Chẳng bao lâu, lưỡi rìu của tôi đã xé xác con chằn tinh làm đôi. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ, nó chết để lại một bộ cung tên bằng vàng. Tôi nhặt lấy bộ cung tên, rồi chặt đầu con quái vật đem về.

Về nhà, tôi cất tiếng gọi anh Lí Thông. Nhưng anh ta và mẹ có vẻ sợ hãi, còn van xin tôi tha mạng. Đến khi tôi bước vào nhà, kể rõ sự tình câu chuyện. Lí Thông mới bảo:

- Con vật này vốn là của nhà vua nuôi, nay em giết nó là mang tội. Nhân lúc trời còn chưa sáng, em hãy trốn đi. Mọi việc cứ để anh giải quyết.

Tôi lấy làm cảm kích, từ biệt Lí Thông rồi trốn về gốc đa cũ. Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nhìn thấy con đại bàng rất to đang quắp một cô gái. Tôi liền lấy cung tên bắn nó bị thương, rồi lần theo vết máu thì biết được hang của đại bàng.

Mấy hôm sau, tôi lấy dân làng mở hội linh đình. Tò mò, tôi đến xem hội. Tình cờ lại gặp được Lí Thông, mừng rỡ chào hỏi. Tôi nghe Lí Thông kể chuyện đang tìm hang của đại bàng để cứu công chúa. Tôi liền kể lại mọi chuyện cho Lí Thông nghe, xin được đi cùng. Đến nơi, tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Tôi đánh nhau với đại bàng, cuối cùng cứu được công chúa. Sau khi đưa được công chúa lên, tôi sai người lấp kín cửa hang lại. Biết mình bị lừa, tôi đánh đi sâu vào hang để tìm lối ra. Đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Thì ra đó chính là con trai của vua Thủy Tề. Tôi được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp đãi chu đáo rồi đưa trở về nhà. Khi trở về, vua Thủy Tề còn biếu nhiều vàng bạc, nhưng tôi kiên quyết không nhận, chỉ xin một cây đàn.

Đến đây, tôi nhận ra mình đã bị Lí Thông lừa. Tôi đành đi khắp hang để tìm lối ra. Đi mãi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi lấy dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Hỏi ra mới biết chàng là con trai của vua Thủy Tề. Sau đó, tôi được mời xuống Thủy cung chơi. Trước khi trở về, vua Thủy Tề còn tặng cho tôi một một cây đàn thần.

Về đến trần gian, tôi trở về gốc đa cũ. Chưa rõ sự tình thế nào, tôi đã bị đám lính canh bắt vào ngục với tội ăn cắp rồi bị bắt giam. Trong ngục, tôi lấy cây đàn ra đánh. Một lúc sau, nhà vua cho người giải tôi đến. Tôi đem mọi chuyện kể rõ cho vua nghe. Nhà vua lấy làm tức giận, quyết định giao Lí Thông cho tôi trừng trị. Còn hứa sẽ gả công chúa cho tôi. Nể tình xưa, tôi tha cho Lí Thông được trở về quê cũ.

 

Lễ cưới của tôi và công chúa được tổ chức. Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn rất tức giận. Họ đem binh lính sang giao chiến. Tôi đem đàn ra gảy. Tiếng đàn vang lên khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, rồi xin hàng. Tôi còn sai người nấu cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé xíu, tỏ vẻ coi thường, không muốn ăn. Tôi đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng. Nhưng họ cứ ăn hết, niêu cơm ăn hết lại đầy. Cuối cùng, họ cúi đầu tạ an vợ chồng tôi rồi kéo nhau về nước. Về sau, nhà vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho tôi.

24 tháng 1 2022

Tham khảo

Đóng vai nhân vật - Sọ Dừa

Tôi là Sọ Dừa. Khi mẹ sinh ra, tôi không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt tôi đi, thì tôi liền nói:

- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.

Vì thương tôi nên mẹ đã để lại nuôi, đặt cho tôi cái tên là Sọ Dừa. Lớn lên, tôi vẫn như lúc nhỏ, lăn lông lốc trong nhà. Mẹ liền nói với tôi:

- Con nhà người ta báy tám tuổi đã đi ở chăn bò, còn mày chẳng được tích sự gì.

Tôi liền bảo với mẹ:

- Chuyện gì chứ chăn bò con cũng làm được. Mẹ cứ xin phú ông cho con đi chăn bò.

Nghe vậy, mẹ tôi liền đến hỏi phú ông. Từ đó tôi đến ở nhà phú ông. Ngày ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà, đàn bò béo tốt hẳn ra. Tôi thấy phú ông mừng ra mặt.

Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho tôi. Hai cô chị độc ác nên thường hắt hủi tôi. Chỉ có cô út hiền lành, đối xử với với tôi.

Một hôm, tôi biến thành người, ngồi thổi sáo trên lưng trâu thì tiếng động, biết có người nên tôi lại hóa về hình dáng cũ. Từ đó, cô út càng chăm sóc tôi nhiều hơn, có thức ăn ngon lại giấu đem cho tôi.

Cuối mùa ở, tôi liền về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Mẹ tôi ửng sốt lắm, nhưng thấy tôi năn nỉ mãi nên cũng sang hỏi phú ông. Khi trở về, bà nói rằng phú ông yêu cầu phải sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm mới đồng ý gả con gái. Tôi nói với mẹ cứ yên tâm.

Đến ngày hẹn, mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà bỗng có đủ những lễ vật mà phú ông yêu cầu. Không chỉ vậy, còn có chục giai nhân khiêng sính lễ sang nhà phú ông. Phú ông liền hỏi ba cô con gái xem có ai đồng ý, thì chỉ có cô út.

Trong ngày cưới, tôi cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, tôi biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú sang đón cô út về làm vợ. Hai vợ chồng tôi sống hạnh phúc. Tôi ngày đêm miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, nhà vua cử tôi đi sứ. Trước khi đi, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giữ luôn các thứ ấy bên mình để có lúc cần dùng đến.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, tôi nghe thấy tiếng con gà trống gáy vang ba lần:

- Ò… ó… o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Tôi hạ lệnh cho thuyền vào xem, thì gặp lại vợ mình. Vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc. Tôi đưa vợ về nhà, mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai người chị của vợ tôi tranh nhau kể chuyện nàng gặp phải rủi ro, tỏ vẻ thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Nhìn thấy em mình đã trở về bình an, họ xấu hổ bỏ về.

tham khảo thêm ở:https://download.vn/dong-vai-nhan-vat-ke-lai-mot-truyen-co-tich-53121#mcetoc_1fp6lu7gkm

I. Phần văn bản:* Yêu cầu:a. Hãy đọc lại các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh, Cây khế.b. Kể tóm tắt được 4 truyện dân gian đã học.c. Nhớ được thể loại của các truyện và các yếu tố của các thể loại truyện đó.II. Phần Tiếng Việt:1. Thế nào là từ phức? Từ phức có những loại nào? Cho 2 ví dụ mỗi loại.2. Đọc kỹ phần chú thích giải nghĩa của từ trong 3 câu chuyện dân gian mà em...
Đọc tiếp

I. Phần văn bản:

* Yêu cầu:

a. Hãy đọc lại các truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh, Cây khế.

b. Kể tóm tắt được 4 truyện dân gian đã học.

c. Nhớ được thể loại của các truyện và các yếu tố của các thể loại truyện đó.

II. Phần Tiếng Việt:

1. Thế nào là từ phức? Từ phức có những loại nào? Cho 2 ví dụ mỗi loại.

2. Đọc kỹ phần chú thích giải nghĩa của từ trong 3 câu chuyện dân gian mà em đã học.

3. Tìm trong các câu chuyện dân gian đã học 3 động từ, 3 tính từ, 3 cụm động từ, 3 cụm tính từ.

4. Dấu chấm phẩy có tác dụng gì? Đặt 2 câu có sử dụng dấu chấm phẩy.

5. Thế nào là So sánh? Đặt 2 câu có sử dụng phép So sánh.

III. Phần Tập làm văn

1. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.

2. Viết một bài văn  kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em.

 

MỘT SỐ ĐỀ BÀI LUYỆN TẬP

ĐỀ SỐ 1:

Truyền thuyết “Thánh Gióng” thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. Sau khi Thánh Gióng dẹp tan giặc Ân, ông cha ta kể lại:

“Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.”

Câu 1: Câu “Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua”có bao nhiêu từ đơn, bao nhiêu từ ghép, bao nhiêu từ láy?

Câu 2 (1,5đ): Hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn sau, gạch chân một cụm động từ.

Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.

Câu 3 (1đ): Vì sao đánh tan giặc, Thánh Gióng không nhận phần thưởng Vua ban mà lại bay về trời?

Câu 4 (2đ): Người anh hùng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ về tinh thần yêu nước

chống ngoại xâm. Em hãy viết một đoạn văn( khoảng 5 đến 7 câu) trình bày cảm

nhận của em về nhân vật Thánh Gióng.

 

ĐỀ SỐ 2:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

          "Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân."

(Theo sách NV6 tập 2 tr12, bộ KNTT)

Câu 1 (1đ): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 2 (1đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Người kể chuyện trong đoạn văn ở ngôi thứ mấy?

Câu 3 (1đ): Đoạn văn trên có nội dung gì?

Câu 4 (1,5đ): Giải nghĩa từ "nao núng", "Sơn Tinh", "Thuỷ Tinh".

Câu 5 (): Hiện nay, ở nước ta, thiên tai lũ lụt diễn ra ngày càng phức tạp, gây tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống. Vậy, em cần phải làm gì để góp phần phòng chống thiên tai? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 5 câu.

 

ĐỀ SỐ 3:

         “Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cuốn giáp ra về. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ về. Thạch Sanh thân chinh đến mời họ cầm đũa và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết nồi cơm đó.”

(Theo sách NV6 tập 2 tr29, bộ KNTT)

Câu 1 (1đ): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Câu 2 (1đ): Đoạn văn trên có nội dung gì?

Câu 3 (0,5đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 4 (1đ): Giải nghĩa từ "bủn rủn", "thân chinh".

Câu 5 (0,5đ): Xét theo tuyến nhân vật, Thạch Sanh thuộc tuyến nhân vật nào?

Câu 6 (1đ): Tìm trong đoạn văn 2 từ láy, 2 từ ghép.

Câu 7 (1đ): Chi tiết kì ảo niêu cơm Thạch Sanh "cứ ăn hết lại đầy" có ý nghĩa gì?

giải hộ mik với ạ

0
6 tháng 5 2022

Tôi là Thạch Sanh. Khi mới sinh ra đã mồ côi cha. Vài năm sau, mẹ của tôi cũng qua đời. Kể từ đó, tôi sống một mình dưới gốc đa. Gia tài lớn nhất là chiếc rìu cha để lại. Đến khi trưởng thành, tôi được một thiên thần dạy cho nhiều loại võ thuật.

Một hôm, tôi vừa đi gánh củi về, đang ngồi nghỉ dưới gốc đa thì có người đến hỏi chuyện. Anh ta giới thiệu rằng tên là Lí Thông, tỏ ý muốn kết nghĩa anh em với tôi. Vốn sống một mình không nơi nương tựa, tôi liền đồng ý ngay. Rồi tôi dọn đến nhà sống cùng Lí Thông và người mẹ già của anh. Hằng ngày, tôi lên rừng kiếm củi, còn Lí Thông đi bán rượu. Việc lớn nhỏ trong gia đình, tôi đều tự nguyện làm giúp.

Một hôm, tôi đi kiếm củi trở về thì thấy trong nhà đã bày sẵn rượu thịt. Tôi và Lí Thông vừa ăn uống, vừa trò chuyện. Anh ta nói với tôi:

- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, phải còn mẻ rượu chưa xong, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.

Tôi nghe vậy, chẳng lấy làm nghi ngờ mà đồng ý. Đêm hôm đó, tôi đang lim dim ngủ. Bỗng nhiên, một con chằn tinh to lớn định vồ lấy tôi. Tôi cầm lấy rìu đánh nhau với con quái vật. Nó biến hóa đủ mọi phép thần thông. Nhưng tôi cũng chẳng hề nao núng. Chẳng bao lâu, lưỡi rìu của tôi đã xé xác con chằn tinh làm đôi. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ, nó chết để lại một bộ cung tên bằng vàng. Tôi nhặt lấy bộ cung tên, rồi chặt đầu con quái vật đem về.

Về nhà, tôi cất tiếng gọi anh Lí Thông. Nhưng anh ta và mẹ có vẻ sợ hãi, còn van xin tôi tha mạng. Đến khi tôi bước vào nhà, kể rõ sự tình câu chuyện. Lí Thông mới bảo:

- Con vật này vốn là của nhà vua nuôi, nay em giết nó là mang tội. Nhân lúc trời còn chưa sáng, em hãy trốn đi. Mọi việc cứ để anh giải quyết.

Tôi lấy làm cảm kích, từ biệt Lí Thông rồi trốn về gốc đa cũ. Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nhìn thấy con đại bàng rất to đang quắp một cô gái. Tôi liền lấy cung tên bắn nó bị thương, rồi lần theo vết máu thì biết được hang của đại bàng.

Mấy hôm sau, tôi lấy dân làng mở hội linh đình. Tò mò, tôi đến xem hội. Tình cờ lại gặp được Lí Thông, mừng rỡ chào hỏi. Tôi nghe Lí Thông kể chuyện đang tìm hang của đại bàng để cứu công chúa. Tôi liền kể lại mọi chuyện cho Lí Thông nghe, xin được đi cùng. Đến nơi, tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Tôi đánh nhau với đại bàng, cuối cùng cứu được công chúa. Sau khi đưa được công chúa lên, tôi sai người lấp kín cửa hang lại. Biết mình bị lừa, tôi đánh đi sâu vào hang để tìm lối ra. Đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Thì ra đó chính là con trai của vua Thủy Tề. Tôi được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp đãi chu đáo rồi đưa trở về nhà. Khi trở về, vua Thủy Tề còn biếu nhiều vàng bạc, nhưng tôi kiên quyết không nhận, chỉ xin một cây đàn.

Đến đây, tôi nhận ra mình đã bị Lí Thông lừa. Tôi đành đi khắp hang để tìm lối ra. Đi mãi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi lấy dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Hỏi ra mới biết chàng là con trai của vua Thủy Tề. Sau đó, tôi được mời xuống Thủy cung chơi. Trước khi trở về, vua Thủy Tề còn tặng cho tôi một một cây đàn thần.

Về đến trần gian, tôi trở về gốc đa cũ. Chưa rõ sự tình thế nào, tôi đã bị đám lính canh bắt vào ngục với tội ăn cắp rồi bị bắt giam. Trong ngục, tôi lấy cây đàn ra đánh. Một lúc sau, nhà vua cho người giải tôi đến. Tôi đem mọi chuyện kể rõ cho vua nghe. Nhà vua lấy làm tức giận, quyết định giao Lí Thông cho tôi trừng trị. Còn hứa sẽ gả công chúa cho tôi. Nể tình xưa, tôi tha cho Lí Thông được trở về quê cũ.

Lễ cưới của tôi và công chúa được tổ chức. Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn rất tức giận. Họ đem binh lính sang giao chiến. Tôi đem đàn ra gảy. Tiếng đàn vang lên khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, rồi xin hàng. Tôi còn sai người nấu cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé xíu, tỏ vẻ coi thường, không muốn ăn. Tôi đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng. Nhưng họ cứ ăn hết, niêu cơm ăn hết lại đầy. Cuối cùng, họ cúi đầu tạ an vợ chồng tôi rồi kéo nhau về nước. Về sau, nhà vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho tôi.

6 tháng 5 2022

đây nha bạn

 

27 tháng 10 2016

Tôi vừa lên khỏi hang thì Lí Thông sai quân sĩ lấy đá ném cửa hang. Tôi bàng hoàng không tin vào mắt mình nữa. Làm sao hắn có thể nhẫn tâm đến thế? Làm sao hắn có thể đối xử với ân nhân của mình như thế? Một niềm căm uất dâng lên khiến cổ họng tôi nghẹn lại, không nói được câu nào.

Sau khi đã lấp kín cửa hang, Lí Thông đến bên tôi tâu rằng:

– Dạ, thưa công chúa, thần rất hân hạnh được rước công chúa về cung ạ.

Rồi hắn đem kiệu tôi. Lòng nặng trĩu, tôi bước lên kiệu, đưa đôi mắt đẫm lệ nhìn về phía cửa hang lần cuối cùng.

Vừa trông thấy vua cha, tôi oà lên khóc nức nở, nhưng vẫn không nói được câu nào. Nghĩ tới ân nhân của mình đang ở dưới hang sâu không có đường lên, lòng tôi đau như cắt. Tội nghiệp Thạch Sanh, làm sao chàng có thể thoát khỏi cái chết. Tên Lí Thông độc ác và nham hiểm quá. Hắn muốn cướp công của Thạch Sanh đây.

Tôi đang miên man suy nghĩ thì bỗng nghe vua cha truyền lệnh:

– Quận công Lí Thông đã lập được công lớn, đã cứu được con gái yêu của ta. Nay ta ban thưởng được kết hôn cùng công chúa.

Tôi kinh hoàng. Trời đất tối sầm lại trước mắt tôi. Làm sao tôi có thể chung sống cùng con người đáng ghê tởm ấy. Tôi muốn kêu to lên tố cáo hành động bỉ ổi của Lí Thông . Tôi muốn kêu to lên xin vua cha rút lại lệnh ban kết hôn của Người. Nhưng không hiểu sao tôi không thể nói nên lời.

Mẫu hậu cùng đám cung nữ nghe tin tôi vội vã đến. Bà ôm tôi vào lòng vỗ về. Lát sau mọi người thi nhau hỏi chuyện tôi. Nỗi đau khiến tôi câm lặng tưởng như hoá đá. Mẫu hậu thảng thốt kêu lên:

– Trời ơi! Con tôi bị câm rồi!

Vua cha và triều thần xúm lại. Tôi vẫn im lặng. Vua cha bèn ra lệnh:

– Hãy tạm hoãn lễ cưới lại. Lí Thông, phò mã hãy tìm các thầy thuốc giỏi nhất đến chữa cho công chúa.

Bao nhiêu thầy thuốc giỏi nhất nước được mời đến, nhưng chẳng ăn thua gì. Suốt ngày tôi sống âm thầm như một cái bóng, không nói, không cười. Có thầy thuuốc nào chữa được cõi lòng đang tan nát của tôi? Và lễ cưới vẫn cứ phải hoãn lại.

Một hôm, tôi đang ngồi im lặng lẽ trên lầu cao, bỗng có tiếng đàn vọng đến.

Đàn kêu tích tịch tình tang Ai mang công chúa dưới hang trở về?

— Trời ơi, tiếng đàn của Thạch Sanh, đúng là chàng rồi! Chàng ở đâu? Tôi kêu lên.

Bọn cung nữ thấy vậy, mừng quá, cùng xúm lại chỗ tôi. Một cung nữ cho tôi biết đó là tiếng đàn của một người bị nhốt trong ngục vì tội ăn cắp vàng bạc trong cung vua.

Tôi chạy đi tìm vua cha, xin Người cho gọi người đánh đàn tới. Vua cha thấy tôi nói được, vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, vội sai quân lính thực hiện ngay.

Vừa trông thấy Thạch Sanh, bỗng nhiên bao nhiêu đau buồn trong tôi tan biến hết. Tôi vui mừng thưa với vua cha:

– Bẩm vua cha, đây là chàng dũng sĩ đã giết đại bàng, cứu con từ dưới hang sâu. Chàng đã nhường con lên trước để chàng lên sau. Nhưng khi con vừa lên được khỏi hang sâu, Lí Thông đã sai quân lính lấp cửa hang để giết chàng, cướp công.

Vua cha nghe tôi thưa chuyện bèn quay sang hỏi Thạch Sanh:

– Làm sao ngươi lên được?

– Dạ, tâu Đại vương, sau khi bị lấp kín dưới hang sâu, hạ thần đã cố tìm lối thoát. Hạ thần đi mãi, tới cuối hang gặp thái tử con vua Thuỷ Tề đang bị nhốt trong cũi sắt, hạ thần đã dùng bộ cung tên vàng này bắn tan cũi sắt, cứu thoát thái tử. Thái tử mời hạ thần xuống thăm Thuỷ Phủ. Hạ thần được trọng đãi và ban thưởng nhiều vàng bạc. Nhưng hạ thần từ chối, chỉ nhận một cây đàn này. Sau đó, vua Thuỷ Tề sai rẽ nước đưa hạ thần lên trần gian.

Vua cha hỏi tiếp:

– Thế sao ngươi lại bị kết tội ăn cắp của cải trong cung và bị nhốt vào ngục?

Thạch Sanh chưa kịp nói thì đàn thần kêu lên:

– Tích tịch tình tang, hồn đại bàng và trăn tinh báo thù, vu oan cho Thạch Sanh.

Vua cha hỏi tiếp:

– Thế bộ cung tên vàng kia ở đâu ra?

Thạch Sanh bèn kể lại đâu đuôi câu chuyện. Từ chuyện chàng được Ngọc Hoàng sai xuống trần gian đầu thai làm con hai vợ chồng ông lão tiều phu nghèo tốt bụng đến chuyện chàng mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi một mình ở dưới gốc đa với nghề kiếm củi; rồi chuyện kết nghĩa anh em với Lí Thông; rồi chuyện Lí Thông nhờ đi canh miếu thần; rồi chuyện chàng giết trăn tinh lấy được bộ cung tên vàng. Chàng kể tiếp:

– Khi hạ thần đem đầu trăn tinh về đến nhà. Lí Thông lại bảo với thần: “Đây là con vật quý vua nuôi, giết nó ắt không thoát khỏi tội chết. Bây giờ em hãy trốn đi ngay, mọi việc để ta lo liệu”. Dạ tâu Đại vương, hạ thần vốn là kẻ thật thà, tin là thật. Lại trở về gốc đa làm nghề kiếm củi. Một hôm, vừa gánh củi về thì trông thấy một con đại bàng khổng lồ đang cắp một người con gái (lúc đó thần chưa biết là công chúa). Hạ thần giương cung bắn nó bị thương. Rồi hạ thần lần theo vết máu, tìm được cửa hang nó ở. Vài hôm sau, Lí Thông tìm đến gốc đa, nói là vua sai đi cứu công chúa. Thần đã kể hết cho Lí Thông nghe chuyện đại bàng, chuyện biết cửa hang đại bàng. Lí Thông nhờ thần giúp, nhờ vậy mà thần có may mắn gặp được công chúa.

Vua cha nghe xong tức giận nói:

– Tên Lí Thông khốn kiếp, xảo trá. Ta vốn đã muốn diệt trăn tinh từ lâu để trừ hoạ cho dân, hiềm một nỗi nó thần thông biến hoá khiến ta đành bó tay. Năm nào cũng phải dâng một mạng người, ta đau lòng lắm. May có dũng sĩ đây diệt được trăn tinh. Thế mà hắn lại lừa đảo đê’ cướp công. Ta tưởng hắn đã giết đuợc trăn tinh, nên mới phong cho hắn làm Quận công.

Người ra lệnh:

– Lính đâu? Hãy tống mẹ con tên Lí Thông vào ngục.

Rồi Người quay sang Thạch Sanh:

– Còn dũng sĩ, đã có công diệt trăn tinh, đại bàng, trừ họa cho dân, lại có công cứu công chúa, ta ban thưởng cho được kết hôn cùng công chúa và giao cho xét xử mẹ con Lí Thông.

Thạch Sanh vâng mệnh vua cha. Lễ cưới của chúng tôi được tổ chức rất trọng thể. Chưa bao giờ kinh kì mở hội vui như thế.

Về phần Thạch Sanh, chàng đã tha chết cho mẹ con Lí Thông, cho về quê cũ làm ăn. Nhưng nghe đâu, dọc đường, mẹ con hắn bị Thiên Lôi ***** rồi bắt hoá kiếp làm bọ hung. Thật đáng đời kẻ gian ác, xảo trá.

Lễ cưới chưa kết thúc thì có tin cấp báo có quân binh của thái tử mười tám nước chư hầu hội nhau lại kéo sang đánh (Họ tức giận vì trước đây tôi đã từ hôn họ.

Vua cha sai Thạch Sanh đi đánh giặc. Chàng xin vua cha không động binh. Rồi chàng đem đàn thần ra gảy. Nghe tiếng đàn của chàng, quân lính mười tám nước rụng rời chân tay, cuốn binh khí xin hàng. Thạch Sanh tha tội chết cho chúng và sai thết đãi cơm rượu.

Khi nhìn thấy niêu cơm bé tẹo, chứng tỏ ý không muốn ăn. Thạch Sanh bèn đố chúng ăn hết sẽ ban thưởng thêm.. Lạ chưa, niêu cơm cứ vơi lại đầy, không sao ăn hết. Bấy giờ mọi người càng phục Thạch Sanh, về sau, vua cha tôi đã truyền ngôi cho Thạch Sanh, vì Người không có con trai.