15. Cho 45,5 gam hỗn hợp gồm Zn, Cu, Ag tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy có 32,5 gam chất rắn không tan. Mặt khác, lấy 45,5 gam hỗn hợp trên nung trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì thấy khối lượng hỗn hợp tăng lên 51,9 gam.
a) Tính thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl 10% phản ứng vừa đủ với hỗn hợp trên.
a) Gọi số mol Zn, Cu, Ag là a, b, c
=> 65a + 64b + 108c = 45,5 (1)
Phần rắn không tan gồm Cu, Ag
=> 64b + 108c = 32,5 (2)
(1)(2) => a = 0,2 (mol)
\(n_{O_2}=\dfrac{51,9-45,5}{32}=0,2\left(mol\right)\)
PTHH: 2Zn + O2 --to--> 2ZnO
0,2---->0,1
2Cu + O2 --to--> 2CuO
b---->0,5b
=> 0,1 + 0,5b = 0,2
=> b = 0,2
\(\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Zn}=\dfrac{0,2.65}{45,5}.100\%=28,57\%\\\%m_{Cu}=\dfrac{0,2.64}{45,5}.100\%=28,13\%\\\%m_{Ag}=\dfrac{45,5-0,2.65-0,2.64}{45,5}.100\%=43,3\%\end{matrix}\right.\)
b)
PTHH: Zn + 2HCl --> ZnCl2 + H2
0,2-->0,4
=> mHCl = 0,4.36,5 = 14,6 (g)
=> \(m_{ddHCl}=\dfrac{14,6.100}{10}=146\left(g\right)\)