kể lại câu chuyện bác đánh cá và gã hung thần
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác đánh cá và gã hung thần là truyện cổ dân gian Ả Rập. Câu chuyện kể về một gã hung thần gian ác được bác đánh cá vô tình giải thoát nhưng lại vô ơn định giết người đã cứu mình, nên đã bị trừng trị thích đáng. Đó là tấm gương cho những kẻ bất nhân bất nghĩa, phản bội lại người đã có ơn với mình.
Ý nghĩa: Trong bất kì tình huống nguy hiểm nào nếu bình tĩnh, sáng suốt, mưu trí, gan dạ, con người ta sẽ thoát khỏi nguy hiểm.
Tranh 1: Bác đánh cá ra biển kéo lưới bắt cá.
Tranh 2: Trong một mẻ lưới bác đánh cá kéo lên được một cái bình đậy nút kín.
Tranh 3: Tò mò, bác mở nút bình ra xem có gì đựng trong bình thì lão hung thần bị giam trong đó bay thoát ra ngoài và đe dọa bác.
Tranh 4: Hết sức bình tĩnh, bác đánh cá tỏ ý không tin rằng hắn lại có thể ở trong một cái bình nhỏ xíu. Bác muốn hắn chui thử vào cho bác xem tận mắt, bác mới tin.
Tranh 5: Tên hung thần ngu ngốc tự thu nhỏ mình lại và lại chui vào bình. Bác đánh cá nhanh tay đậy nút bình lại nhốt chặt hắn ở trong đó.
Sự tham lam của con người thường mang đến những kết quả không mấy tốt đẹp. Khi một ai đó đã dấn thân mình vào đó thì sẽ rất khó để thoát ra. Bà vợ trong truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” của tác giả A. Pushkin là một người như vậy. Từ một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, bà ta đã trở thành một con người tham lam độc ác. Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Thân bài: Kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàngTruyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện của một cặp vợ chồng, người chồng làm nghề đánh cá, người vợ ở nhà dọn dẹp và kéo sợi. Mọi chi tiết được đề cập qua việc ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, cá vàng van xin ông lão tha cho nó trở về với biển khơi, ông lão cần gì thì cá vàng sẽ đáp ứng đầy đủ. Ban đầu ông lão rất ngạc nhiên vì một con cá có thể cất lên tiếng nói. Với tấm lòng khoan dung, tốt bụng của mình, ông lão đã thả cho con cá trở về vùng vẫy với mẹ biển cả mà không đòi hỏi bất kì thứ gì từ con cá vàng. Tấm lòng ông lão đánh cả làm cho người đọc thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ông, mặc dù nghèo đói là thế nhưng ông không đòi hỏi bất kì thứ gì.
Rồi khi ông lão về kể với người vợ của mình thì bà ta nổi giận, mắng ông lão té tát: “Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa”. Với lòng thương dành cho người vợ khổ sở của mình, ông lão đã ra biển và gọi cá vàng lên, nhờ cá vàng cho nhà ông lão một cái máng lợn, cá vàng lấy làm vui vẻ nhận lời và bảo ông lão đánh cá cứ đi về, sẽ có máng lợn theo như yêu cầu của ông lão đánh cá.
Cứ nghĩ xin cái máng lợn là xong, ông lão trở về nhà và vui mừng khi thấy cái máng lợn mới tinh. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bà vợ quát ông lão: “Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?” Qua chi tiết này, ta thấy rõ được sự tham lam của người vợ, đối lập với tính cách hiền lành, chân chất, chịu thương, chịu khó. Ông lão cũng tiếp tục ra biển để kêu gọi sự trợ giúp của cá vàng, lúc này, biển có phần dữ dội hơn lúc trước. Với lời đề nghị giúp đỡ của ông lão, cá vàng cũng đồng ý giúp đỡ ông lão, khi về nhà, ông lão đã nhìn thấy một ngôi nhà rộng rãi trước mắt mình.
Thật sự không thể nói hết sự tham lam của mụ vợ, bà ta không chỉ dừng lại ở việc đòi hòi ngôi nhà, các lần tiếp tiếp, bà tham lam đến mức đòi làm nhất phẩm phu nhân, rồi đến nữ hoàng và cuối cùng là làm Long Vương dưới biển để cho cá vàng hầu hạ bà ta. Câu chuyện sẽ không dừng lại nếu như cá vàng vẫn tiếp tục làm theo những gì mà bà ta đòi hỏi ở ông lão tội nghiệp. Khi có những thứ mà mình muốn, con người ta thường quên đi những người mà bên cạnh mình, giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Trong câu chuyện, bà vợ đã quên mất chồng mình là ông lão, luôn quan tâm đến bà vậy mà bà ta đối xử thậm tệ với ông lão.
Thiên nhiên cũng nổi giận trước những lời đề nghị của ông lão với cá vàng theo yêu cầu của bà vợ. Mỗi lần đòi hỏi quá mức, thiên nhiên thường nổi giận và không mấy vui vẻ. Ban đầu, bà vợ chỉ đòi cái máng lợn, thiên nhiên rất vui vẻ qua việc sóng biển yên lặng. Sau đó, sự tham lam của mụ vợ đã làm thiên nhiên giận dữ qua từng yêu của của bà vợ, từ nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, cho tới việc đòi làm Long Vương dưới biển để cá vàng hầu hạ.
Lòng tham tham của bà vợ đã không thể lên đến đỉnh điểm hơn nữa khi yêu cầu của bà ta trở thành Long Vương dưới biển để cá vàng phục vụ bà ta không được đáp ứng. Cuối cùng, bà ta đã mất hết tất cả, trở về với túp lều tồi tàn lúc trước. Và bây giờ, tình cảm của hai ông bà có lẽ sẽ không được như xưa nữa, những gì mà hai vợ chồng đã gây dựng nên đã biến mất vì lòng tham vô đáy của bà vợ.
Quả thật, khi đã bước vào vòng xoáy của lòng tham thì con người ta có thể làm bất cứ việc gì, không có một thứ gì có thể ngăn cản được lòng tham đó, và điều đó phải trả giá như câu chuyện mà A. pushkin đã xây dựng nên.
Kết bài: Bài văn kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàngTruyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng không chỉ đề cập đến lòng tham của bà vợ mà còn nói đến sự thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó của ông lão tội nghiệp. Câu chuyện đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Hạnh phúc rất đơn giản, căn bản chúng ta có biết gìn giữ và phát huy nó hay không mà thôi.
Bài làm
* Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Sự tham lam của con người thường mang đến những kết quả không mấy tốt đẹp. Khi một ai đó đã dấn thân mình vào đó thì sẽ rất khó để thoát ra. Bà vợ trong truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” của tác giả A. Pushkin là một người như vậy. Từ một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, bà ta đã trở thành một con người tham lam độc ác. Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
* Thân bài: Kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện của một cặp vợ chồng, người chồng làm nghề đánh cá, người vợ ở nhà dọn dẹp và kéo sợi. Mọi chi tiết được đề cập qua việc ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, cá vàng van xin ông lão tha cho nó trở về với biển khơi, ông lão cần gì thì cá vàng sẽ đáp ứng đầy đủ. Ban đầu ông lão rất ngạc nhiên vì một con cá có thể cất lên tiếng nói. Với tấm lòng khoan dung, tốt bụng của mình, ông lão đã thả cho con cá trở về vùng vẫy với mẹ biển cả mà không đòi hỏi bất kì thứ gì từ con cá vàng. Tấm lòng ông lão đánh cả làm cho người đọc thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ông, mặc dù nghèo đói là thế nhưng ông không đòi hỏi bất kì thứ gì.
- Rồi khi ông lão về kể với người vợ của mình thì bà ta nổi giận, mắng ông lão té tát: “Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa”. Với lòng thương dành cho người vợ khổ sở của mình, ông lão đã ra biển và gọi cá vàng lên, nhờ cá vàng cho nhà ông lão một cái máng lợn, cá vàng lấy làm vui vẻ nhận lời và bảo ông lão đánh cá cứ đi về, sẽ có máng lợn theo như yêu cầu của ông lão đánh cá.
- Cứ nghĩ xin cái máng lợn là xong, ông lão trở về nhà và vui mừng khi thấy cái máng lợn mới tinh. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bà vợ quát ông lão: “Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?” Qua chi tiết này, ta thấy rõ được sự tham lam của người vợ, đối lập với tính cách hiền lành, chân chất, chịu thương, chịu khó. Ông lão cũng tiếp tục ra biển để kêu gọi sự trợ giúp của cá vàng, lúc này, biển có phần dữ dội hơn lúc trước. Với lời đề nghị giúp đỡ của ông lão, cá vàng cũng đồng ý giúp đỡ ông lão, khi về nhà, ông lão đã nhìn thấy một ngôi nhà rộng rãi trước mắt mình.
- Thật sự không thể nói hết sự tham lam của mụ vợ, bà ta không chỉ dừng lại ở việc đòi hòi ngôi nhà, các lần tiếp tiếp, bà tham lam đến mức đòi làm nhất phẩm phu nhân, rồi đến nữ hoàng và cuối cùng là làm Long Vương dưới biển để cho cá vàng hầu hạ bà ta. Câu chuyện sẽ không dừng lại nếu như cá vàng vẫn tiếp tục làm theo những gì mà bà ta đòi hỏi ở ông lão tội nghiệp. Khi có những thứ mà mình muốn, con người ta thường quên đi những người mà bên cạnh mình, giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Trong câu chuyện, bà vợ đã quên mất chồng mình là ông lão, luôn quan tâm đến bà vậy mà bà ta đối xử thậm tệ với ông lão.
- Thiên nhiên cũng nổi giận trước những lời đề nghị của ông lão với cá vàng theo yêu cầu của bà vợ. Mỗi lần đòi hỏi quá mức, thiên nhiên thường nổi giận và không mấy vui vẻ. Ban đầu, bà vợ chỉ đòi cái máng lợn, thiên nhiên rất vui vẻ qua việc sóng biển yên lặng. Sau đó, sự tham lam của mụ vợ đã làm thiên nhiên giận dữ qua từng yêu của của bà vợ, từ nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, cho tới việc đòi làm Long Vương dưới biển để cá vàng hầu hạ.
- Lòng tham tham của bà vợ đã không thể lên đến đỉnh điểm hơn nữa khi yêu cầu của bà ta trở thành Long Vương dưới biển để cá vàng phục vụ bà ta không được đáp ứng. Cuối cùng, bà ta đã mất hết tất cả, trở về với túp lều tồi tàn lúc trước. Và bây giờ, tình cảm của hai ông bà có lẽ sẽ không được như xưa nữa, những gì mà hai vợ chồng đã gây dựng nên đã biến mất vì lòng tham vô đáy của bà vợ.
- Quả thật, khi đã bước vào vòng xoáy của lòng tham thì con người ta có thể làm bất cứ việc gì, không có một thứ gì có thể ngăn cản được lòng tham đó, và điều đó phải trả giá như câu chuyện mà A. pushkin đã xây dựng nên.
* Kết bài: Bài văn kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng không chỉ đề cập đến lòng tham của bà vợ mà còn nói đến sự thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó của ông lão tội nghiệp. Câu chuyện đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Hạnh phúc rất đơn giản, căn bản chúng ta có biết gìn giữ và phát huy nó hay không mà thôi.
# Chúc bạn học tốt #
Tôi vô cùng tức giận trước lòng tham của mụ vợ ông lão đánh cá khi mụ ta muốn làm Long Vương ngự trị trên biển và bắt tôi hầu hạ. Không thể tha thứ cho kẻ vô ơn này, tôi đã để mụ ta trở lại với chiếc máng lợn cũ sứt mẻ...
Sinh ra và lớn lên trên vùng biển rộng lớn mênh mông, tôi là chú cá vàng thần kì tự do và hạnh phúc. Tôi không nghĩ sẽ có một lúc nào đó mình bị mất tự do nên ngày nào cũng tung tăng bơi lội. Tôi thoả thích vừa bơi vừa ngắm đất trời và khám phá các ngõ ngách của vùng biển. Bỗng một hôm, mải rong chơi, tôi mắc vào lưới của một ông lão đánh cá hiền lành. Tôi van xin và được ông lão thả ra. Vô cùng cảm kích, tôi muốn trả ơn ông lão. Nhưng ông lão chẳng muốn gì, còn cầu mong trời phù hộ cho tôi mặc dù cả ngày nay ông chưa bắt được gì ngoài bùn và rong biển. Tôi tự nhủ, nếu ông lão có bất cứ điều ước nào tôi sẽ sẵn lòng giúp đỡ. Gặp được người nhân hậu như ông lão thật may mắn cho tôi.
Nhưng không may cho ông lão, khi về nhà kể lại cho vợ nghe, ông đã bị mụ ta mắng ngay là đồ ngốc. Rồi bắt ông ra biển gặp tôi đòi một cái máng lợn mới. Thương ông lão hiền lành, tôi đáp ứng ngay yêu cầu của mụ vợ. Nhưng cứ mỗi lần như thế, mụ ta lại đòi hỏi những thứ lớn hơn. Lần thứ hai, mụ ta đòi một cái nhà rộng Ngay lập tức, túp lều của ông lão biến thành ngôi nhà đẹp, có cổng lớn bằng gỗ lim, trong ngoài sáng sủa, có lò sưởi, quét vôi trắng xóa... Khi điều mong muốn này được đáp ứng, vợ ông lão nghĩ ngay đến việc đòi một thứ khác. Đến lần thứ ba, mụ muốn thay đổi thân phận mình từ một nông dân quèn thành bà nhất phẩm phu nhân. Cũng như hai lần trước, tôi đồng ý. Vợ lão đã biến thành một người khác, đứng trên thêm cao, mình khoác áo lông, đầu đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỏ. Ông lão tưởng như thế đã làm thoả mãn yêu cầu của vợ mình. Còn tôi, tôi vẫn chờ đợi ông lão đến để xem yêu cầu thứ tư của mụ là gì, bởi một người có lòng tham không đáy sẽ không dừng lại khi chưa đạt đến đích cao nhất. Quả như thế. Lần thứ tư, mụ ta muốn mình làm nữ hoàng. Tôi vẫn chấp nhận. Thế là mụ ta biến thành một nữ hoàng thực sự ngồi bên bàn tiệc sang trọng. Lần này mụ ta đã quên hẳn người chồng tốt bụng của mình, ra lệnh đuổi ông đi. Bình yên được mấy tuần, ông lão lại lóc cóc đến tìm tôi. Tôi không ngạc nhiên mà thấy thương thay cho ông lão. Lần này yêu cầu của mụ vợ làm ông đau khổ và sợ hãi. Mụ ta muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển và bắt tôi phải hầu hạ. Có lẽ mụ ta đã đi qúa giới hạn mà không biết. Tôi là một chú cá vàng thần kì tự do của biển cả, tôi mang niềm vui đến cho người khác nhưng lòng tốt của tôi đã không được trân trọng. Danh dự của tôi bị xúc phạm nặng nề. Vì vậy, dù ông lão là ân nhân nhưng tôi cũng không thể thoả mãn yêu cầu của mụ ta như những lần trước nữa. Tôi lặng im không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu dưới đáy biển. Tôi quyết định lần này sẽ dành cho mụ vợ một sự bất ngờ. Và khi ông lão trở về nhà, hết cả cái máng lợn mới, mất cả ngôi nhà rộng, lâu đài và cung điện nguy nga, hết cả ngôi vị nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng cao quí. Trước mặt ông lão chỉ còn túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi bên cái máng lợn sứt mẻ.
Đối xử với ân nhân của mình như thế, cá vàng tôi cũng đau khổ lắm. Nhưng đạo lí không cho phép tôi dung túng mụ vợ tham lam kia. Lòng tham, ích kỉ và sự bội ơn phải chịu sự trừng phạt thích đáng.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/dong-vai-ca-vang-trong-truyen-ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang-ke-lai-cau-chuyen-ay-c33a1877.html#ixzz5buAuDHN3
Tôi vô cùng tức giận trước lòng tham của mụ vợ ông lão đánh cá khi mụ ta muốn làm Long Vương ngự trị trên biển và bắt tôi hầu hạ. Không thể tha thứ cho kẻ vô ơn này, tôi đã để mụ ta trở lại với chiếc máng lợn cũ sứt mẻ...
Sinh ra và lớn lên trên vùng biển rộng lớn mênh mông, tôi là chú cá vàng thần kì tự do và hạnh phúc. Tôi không nghĩ sẽ có một lúc nào đó mình bị mất tự do nên ngày nào cũng tung tăng bơi lội. Tôi thoả thích vừa bơi vừa ngắm đất trời và khám phá các ngõ ngách của vùng biển. Bỗng một hôm, mải rong chơi, tôi mắc vào lưới của một ông lão đánh cá hiền lành. Tôi van xin và được ông lão thả ra. Vô cùng cảm kích, tôi muốn trả ơn ông lão. Nhưng ông lão chẳng muốn gì, còn cầu mong trời phù hộ cho tôi mặc dù cả ngày nay ông chưa bắt được gì ngoài bùn và rong biển. Tôi tự nhủ, nếu ông lão có bất cứ điều ước nào tôi sẽ sẵn lòng giúp đỡ. Gặp được người nhân hậu như ông lão thật may mắn cho tôi.
Nhưng không may cho ông lão, khi về nhà kể lại cho vợ nghe, ông đã bị mụ ta mắng ngay là đồ ngốc. Rồi bắt ông ra biển gặp tôi đòi một cái máng lợn mới. Thương ông lão hiền lành, tôi đáp ứng ngay yêu cầu của mụ vợ. Nhưng cứ mỗi lần như thế, mụ ta lại đòi hỏi những thứ lớn hơn. Lần thứ hai, mụ ta đòi một cái nhà rộng Ngay lập tức, túp lều của ông lão biến thành ngôi nhà đẹp, có cổng lớn bằng gỗ lim, trong ngoài sáng sủa, có lò sưởi, quét vôi trắng xóa... Khi điều mong muốn này được đáp ứng, vợ ông lão nghĩ ngay đến việc đòi một thứ khác. Đến lần thứ ba, mụ muốn thay đổi thân phận mình từ một nông dân quèn thành bà nhất phẩm phu nhân. Cũng như hai lần trước, tôi đồng ý. Vợ lão đã biến thành một người khác, đứng trên thêm cao, mình khoác áo lông, đầu đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỏ. Ông lão tưởng như thế đã làm thoả mãn yêu cầu của vợ mình. Còn tôi, tôi vẫn chờ đợi ông lão đến để xem yêu cầu thứ tư của mụ là gì, bởi một người có lòng tham không đáy sẽ không dừng lại khi chưa đạt đến đích cao nhất. Quả như thế. Lần thứ tư, mụ ta muốn mình làm nữ hoàng. Tôi vẫn chấp nhận. Thế là mụ ta biến thành một nữ hoàng thực sự ngồi bên bàn tiệc sang trọng. Lần này mụ ta đã quên hẳn người chồng tốt bụng của mình, ra lệnh đuổi ông đi. Bình yên được mấy tuần, ông lão lại lóc cóc đến tìm tôi. Tôi không ngạc nhiên mà thấy thương thay cho ông lão. Lần này yêu cầu của mụ vợ làm ông đau khổ và sợ hãi. Mụ ta muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển và bắt tôi phải hầu hạ. Có lẽ mụ ta đã đi qúa giới hạn mà không biết. Tôi là một chú cá vàng thần kì tự do của biển cả, tôi mang niềm vui đến cho người khác nhưng lòng tốt của tôi đã không được trân trọng. Danh dự của tôi bị xúc phạm nặng nề. Vì vậy, dù ông lão là ân nhân nhưng tôi cũng không thể thoả mãn yêu cầu của mụ ta như những lần trước nữa. Tôi lặng im không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu dưới đáy biển. Tôi quyết định lần này sẽ dành cho mụ vợ một sự bất ngờ. Và khi ông lão trở về nhà, hết cả cái máng lợn mới, mất cả ngôi nhà rộng, lâu đài và cung điện nguy nga, hết cả ngôi vị nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng cao quí. Trước mặt ông lão chỉ còn túp lều nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi bên cái máng lợn sứt mẻ.
Đối xử với ân nhân của mình như thế, cá vàng tôi cũng đau khổ lắm. Nhưng đạo lí không cho phép tôi dung túng mụ vợ tham lam kia. Lòng tham, ích kỉ và sự bội ơn phải chịu sự trừng phạt thích đáng.
#học_tốt
Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.
Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:
Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.
Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng
Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.
Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.
Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:
Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.
Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng
Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.
Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
Tham khảo:
Chúng tôi là những ngư dân miền biển, thường xuyên cùng đoàn thuyền ra khơi đánh bắt cá trong đêm. Công việc bắt đầu khi hoàng hôn buông xuống, màn đêm tối sập, vũ trụ rộng lớn như mở ra trước mắt. Đoàn thuyền bắt đầu ra khơi đánh bắt cá mang về nguồn lợi kinh tế, chúng tôi phải đánh cá vào ban đêm khi dựa vào đặc tính của cá để dễ dàng như chúng vào lưới. Bất chấp màn đêm, chúng tôi vẫn toát lên không khí lao động say sưa, những tiếng hát, câu hát góp gió làm cánh buồm căng phồng, bằng mình là buồm khơi kì vĩ chúng tôi mượn tiếng hát, ” hát rằng cá bạc biển đông lặng” gọi cá biển giàu đẹp, những luồng cá thu đang dệt biển tạo ra muôn luồng sáng. Mong rằng chúng dệt lưới ta để chuyến ra khơi thật bội thu.
Khi thuyền đã dò được luồng cá chúng tôi bắt đầu hạ buồm đánh bắt cá, khung cảnh thiên nhiên đẹp với gió trời, trăng hòa cùng con người trong thế trận hăng say lao động, đánh bắt cá trong đêm thật hào hứng. Lao động trong đêm thật vui với tiếng hát xóa tan đi nặng nhọc, mệt mỏi. Bài hát gọi cá vào lưới được sự hỗ trợ của trăng trời trăng như giúp chúng tôi gặt hái được nhiều thành quả.
Khi sao mờ dần cũng là lúc trời sắp sáng, ánh rạng đông ló dạng, những đàn cá quẫy tung trong lưới nhảy nhót lấp lánh lung linh dưới ánh hồng bình minh buổi sáng. Không ai bảo ai chúng tôi thực hiện công việc cuối cùng đó là xếp lưới, căng buồm để trở về nhà.
Đoàn thuyền lướt đi trong gió để kịp về bến trước phiên chợ buổi sáng, một ngày mới đang bắt đầu thật đẹp, anh em trên thuyền ai nấy cũng đang chờ đợi thuyền trở về với tâm trạng hồ hởi. Cá đầy thuyền xếp đầy khoang lấp lánh li ti dưới ánh mặt trời thật đẹp, chúng tôi như quên sự mệt mỏi, vất vả của một đêm thức trắng lao động thay vào đó là sự vui mừng, phấn khởi khi chuyến đánh cá bội thu.
Chuyến đánh cá trong đêm của chúng tôi như vậy đó, tuy vất vả, mệt nhọc nhưng xứng đáng, những con người lao động hăng say, hết mình để làm giàu cho gia đình, đất nước. Rừng vàng biển bạc chúng tôi sẽ mãi yêu vùng biển quê mình và giữ gìn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc trước mọi kẻ thù ngoại bang.
Sự tham lam của con người thường mang đến những kết quả không mấy tốt đẹp. Khi một ai đó đã dấn thân mình vào đó thì sẽ rất khó để thoát ra. Bà vợ trong truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” của tác giả A. Pushkin là một người như vậy. Từ một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, bà ta đã trở thành một con người tham lam độc ác. Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện của một cặp vợ chồng, người chồng làm nghề đánh cá, người vợ ở nhà dọn dẹp và kéo sợi. Mọi chi tiết được đề cập qua việc ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, cá vàng van xin ông lão tha cho nó trở về với biển khơi, ông lão cần gì thì cá vàng sẽ đáp ứng đầy đủ. Ban đầu ông lão rất ngạc nhiên vì một con cá có thể cất lên tiếng nói. Với tấm lòng khoan dung, tốt bụng của mình, ông lão đã thả cho con cá trở về vùng vẫy với mẹ biển cả mà không đòi hỏi bất kì thứ gì từ con cá vàng. Tấm lòng ông lão đánh cả làm cho người đọc thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ông, mặc dù nghèo đói là thế nhưng ông không đòi hỏi bất kì thứ gì.
Rồi khi ông lão về kể với người vợ của mình thì bà ta nổi giận, mắng ông lão té tát: “Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa”. Với lòng thương dành cho người vợ khổ sở của mình, ông lão đã ra biển và gọi cá vàng lên, nhờ cá vàng cho nhà ông lão một cái máng lợn, cá vàng lấy làm vui vẻ nhận lời và bảo ông lão đánh cá cứ đi về, sẽ có máng lợn theo như yêu cầu của ông lão đánh cá.
Cứ nghĩ xin cái máng lợn là xong, ông lão trở về nhà và vui mừng khi thấy cái máng lợn mới tinh. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bà vợ quát ông lão: “Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?” Qua chi tiết này, ta thấy rõ được sự tham lam của người vợ, đối lập với tính cách hiền lành, chân chất, chịu thương, chịu khó. Ông lão cũng tiếp tục ra biển để kêu gọi sự trợ giúp của cá vàng, lúc này, biển có phần dữ dội hơn lúc trước. Với lời đề nghị giúp đỡ của ông lão, cá vàng cũng đồng ý giúp đỡ ông lão, khi về nhà, ông lão đã nhìn thấy một ngôi nhà rộng rãi trước mắt mình.
Thật sự không thể nói hết sự tham lam của mụ vợ, bà ta không chỉ dừng lại ở việc đòi hòi ngôi nhà, các lần tiếp tiếp, bà tham lam đến mức đòi làm nhất phẩm phu nhân, rồi đến nữ hoàng và cuối cùng là làm Long Vương dưới biển để cho cá vàng hầu hạ bà ta. Câu chuyện sẽ không dừng lại nếu như cá vàng vẫn tiếp tục làm theo những gì mà bà ta đòi hỏi ở ông lão tội nghiệp. Khi có những thứ mà mình muốn, con người ta thường quên đi những người mà bên cạnh mình, giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Trong câu chuyện, bà vợ đã quên mất chồng mình là ông lão, luôn quan tâm đến bà vậy mà bà ta đối xử thậm tệ với ông lão.
Thiên nhiên cũng nổi giận trước những lời đề nghị của ông lão với cá vàng theo yêu cầu của bà vợ. Mỗi lần đòi hỏi quá mức, thiên nhiên thường nổi giận và không mấy vui vẻ. Ban đầu, bà vợ chỉ đòi cái máng lợn, thiên nhiên rất vui vẻ qua việc sóng biển yên lặng. Sau đó, sự tham lam của mụ vợ đã làm thiên nhiên giận dữ qua từng yêu của của bà vợ, từ nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, cho tới việc đòi làm Long Vương dưới biển để cá vàng hầu hạ.
Lòng tham tham của bà vợ đã không thể lên đến đỉnh điểm hơn nữa khi yêu cầu của bà ta trở thành Long Vương dưới biển để cá vàng phục vụ bà ta không được đáp ứng. Cuối cùng, bà ta đã mất hết tất cả, trở về với túp lều tồi tàn lúc trước. Và bây giờ, tình cảm của hai ông bà có lẽ sẽ không được như xưa nữa, những gì mà hai vợ chồng đã gây dựng nên đã biến mất vì lòng tham vô đáy của bà vợ.
Quả thật, khi đã bước vào vòng xoáy của lòng tham thì con người ta có thể làm bất cứ việc gì, không có một thứ gì có thể ngăn cản được lòng tham đó, và điều đó phải trả giá như câu chuyện mà A. pushkin đã xây dựng nên.
Truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng không chỉ đề cập đến lòng tham của bà vợ mà còn nói đến sự thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó của ông lão tội nghiệp. Câu chuyện đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Hạnh phúc rất đơn giản, căn bản chúng ta có biết gìn giữ và phát huy nó hay không mà thôi.
#
Ngày xửa ngày xưa, trên một bờ biển rộng lớn có ông lão đánh cá sống cùng bà vợ của mình trong một túp lều tồi tàn. Hàng ngày, khi ông chồng đi thả lưới bắt cá thì bà vợ ở nhà kéo sợi.
Một ngày nọ, cũng như bao ngày khác, ông lão ra biển đánh cá. Nhưng thật không may, lần thứ nhất kéo lưới lên thì chỉ thấy có toàn đất; đến lần thứ hai thì cũng chỉ có một cây rong biển sa lưới; lần thứ ba kéo lưới thì có một con cá vàng.
“Ông lão ơi! Ông làm ơn làm phúc thả tôi trở về biển đi, tôi hứa là sẽ trả ơn ông mà, ông muốn gì tôi cũng đồng ý”
– con cá vàng cất tiếng van xin. Ông lão vô cùng kinh ngạc và cũng rất xúc động khi nghe thấy con cá van xin, vì vậy ông lão quyết định thả con cá đi. “ Mong rằng trời đất sẽ phù hộ cho ngươi! Hãy trở về với mẹ biển cả của ngươi mà vùng vẫy. Ta không đòi hỏi gì của ngươi đâu”- ông lão thả con cá và nói. Ông lão tay không ra về, về đến nhà liền kể cho bà vợ nghe câu chuyện của lão và con cá vàng… Vừa nghe hết câu chuyện bà vợ lập tức mắng té tát ông lão: “Sao ông ngốc quá vậy! Lẽ ra ông phải bắt con cá đó trả ơn cái gì chứ. Sao ông không đòi một cái máng lợn, cái máng cho lợ ăn nhà mình gần vỡ hết rồi kìa”.
Sau khi bị bà vợ mắng nhiếc, ông lão lủi thủi ra biển tìm cá. Biển tịnh lặng với những con sóng nhỏ lăn tăn. Ông lão vừa cất tiếng gọi thì cá vàng đã ngoi lên mặt biển. Nghe hết lời bộc bạch của ông lão, cá vàng niềm nở nói:
“Ông lão ơi, đừng lo lắng! Tôi sẽ cho ông cái máng lợn mới”.
Nói rồi cá vàng lặn xuống biển. Ông lão trở về nhà và rất vui mừng khi nhìn thấy cái máng lợn mới trước cửa chuồng lợn nhà lão. Nhưng vui mừng chưa được bao lâu thì bà vợ lại quát to:
“Đồ ngốc! Sao ông lại không đòi nó một ngôi nhà mới rộng rãi hơn hả?”.
Ông lão lại một mình ra biển tìm cá. Biển xanh nổi sóng ào ạt. Ông lão chưa gọi thì cá vàng đã ngoi lên mặt nước, cất tiếng chào ông lão. Ông lão khẩn khoản kể lại cho cá vàng nghe việc mụ vợ ông đòi một ngôi nhà mới. Nghe xong cá vàng liền nói:
“Ông lão ơi ! Trời sẽ phù họ cho gia đình ông và mụ vợ ông sẽ có một ngôi nhà mới thật đẹp”.
Nói xong, cá vàng biến mất trong làn nước trong xanh. Ông lão quay về nhà thì thấy không còn là túp lều rách nát mà thay vào đó là một ngôi nhà rất to và đẹp còn có cả lò sưởi. Mụ vợ lão ngồi cạnh của sổ, vừa thấy lão về bà ta lại mắng nhiếc không tiếc lời:
“ Đồ ngu! Sao lại có người ngốc như ông cơ chứ. Tôi muốn là nhất phẩm phu nhân, ông mau ra biển nói cho cá biết đi”.
Ông lão khốn khổ lại lại lóc cóc ra biển gọi cá. Lần này biển xanh nổi sóng dữ dội. Ông lão khốn khổ nói cho cá vàng biết mong muốn của mụ vợ. Nghe xong, cá vàng ân cần an ủi ông lão:
“ Ông lão không phải lo lắng đâu! Trời cao sẽ phù hộ cho lão!”.
Về đến nhà mụ vợ lõa đã trở thành nhất phẩm phu nhân như ý muốn của mụ. Mụ mặc trên người bộ quần áo sang trọng, vòng cổ ngọc trai, tay mụ đeo nhẫn vàng và chân mụ đi đôi giày nhung đỏ. Trong nhà có bao nhiêu là kẻ hầu người hạ. Ông lão cất tiếng chào:
“ Kính chào nhất phẩm phu nhân……”
chưa nói hết câu thì mụ vợ lại mắng nhiếc một rồi rồi ra lệnh cho lão đi quét dọn chuồng ngựa.
Ông lão sống cuộc sống như kẻ hầu người hạ trong một thời gian, một hôm mụ vợ cho gọi lão đế. Vừa nhìn thấy ông lão mụ giận giữ quát to:
“ Ta không muốn là nhất phẩm phu nhân nữa. Ta muốn làm nữ hoàng của vương quốc này. Ngươi hãy lập tức ra biển nói cho con cá kia biết vậy”.
Ông lão tội nghiệp lặng lẽ quay đầu bước đi. Biển xanh nổi sóng mù mịt. Ông lão lần thứ tư cất tiếng gọi cá. Cá vàng từ những con sóng dữ bơi lên và hỏi ông lão:
“ Ông lão ơi! Có chuyện gì thế ?”.
Ông lão thật thà kể lại việc mụ vợ lão nổi điên và đòi làm nữ hoàng,rồi chuyện mụ tát vào mặt lão…. Cá vàng lắng nghe ông lão khốn khổ và an ủi:
“ Ông lão ơi đừng lo. Tôi sẽ kêu trời phù hộ cho, mụ vợ lão sẽ thành nữ hoàng như bà ta muốn”.
Về đến nhà, ông lão sửng sốt khi thấy nhà lão biến thành cung điện nguy nga tráng lệ, còn mụ vợ lão giờ đã là nữ hoàng đang ngồi dự tiệc. Xung quanh mụ có bao nhiêu là cung nữ, người thì rót rượu, kẻ thì dâng bánh… Toán vệ vinh với gươm giáo tuốt trần chỉnh tề đứng hầu. Ông lão vô cùng bất ngờ trước sự việc đang diễn ra trước mắt, lúm khúm cúi rạp người mà chào hỏi mụ vợ:
“Người đã hài lòng rồi chứ, thưa nữ hoàng?”.
Mụ vợ không thèm đếm xỉa đến lời nói của lão, ra lệnh cho quân lính đuổi lão ra ngoài. Đám vệ binh nhận lệnh tuốt gươm xông đến, ông lão sợ hãi run bần bật… Chứng kiến tình cảnh đáng thương của ông lão, nhiều người lên tiếng chế giễu:
“ Đáng đời ! Có thế mới sáng mắt ra, đừng có thấy người sang mà bắt quàng làm họ”.
Ít lâu sau, mụ vợ lại nổi cơn thịnh nộ sai bọn vệ binh tìm lão đến. Vừa nhìn thấy lão ở cửa mụ đã lớn tiếng quát:
“ Lão già kia, mau ra biển tìm con cá và nói với nó rằng ta không thèm làm nữ hoàng nữa. Ta muốn làm Long Vương ngự dưới Long Cung để con cá phải hầu hạ và nghe lời ta!”.
Lần thứ năm, ông lão tội nghiệp lại lủi thủi ra biển và cất tiếng gọi cá. Bỗng nhiên một cơn dông ập đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Không như những lần trước, phải một lát sau cá vàng mới ngoi lên. Khi nghe ông lão nói mụ vợ muốn làm Long Vương, cá vàng không nói không rằng, lẳng lặng lặn sâu xuống biển.
Ông lão bất ngờ, không biết làm thế nào cứ đứng tần ngần trên bờ biển với tiếng sóng gào thét mà chờ đợi. Cuối cùng ông lão quyết định quay về. Nhưng thật sửng sốt, lâu đài sa hoa tráng lệ không còn nữa. Thay vào đó là túp lều sập sệ ngày nào và mụ vợ lão thì đang rầu rĩ ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
Ở một làng nọ có một bác đánh cá chăm chỉ. Một ngày nọ bác mang lưới đi đánh cá. Nhưng thât buồn là bác thả lưới bao lần cũng không được một con cá nào mà chỉ toàn rong biển. Bác buồn bã nghĩ bụng sẽ quăng lưới lần cuối rồi ra về. Nhưng ở lần quăng lưới cuối cùng này, bác thấy mẻ lưới nặng tay, kéo lên thì thật ngạc nhiên khi thấy một chiếc bình bằng đồng được đậy nắp chì chắc chắn. Bác đánh cá nghĩ bụng sẽ mang chiếc bình này ra chợ bán lấy tiền. Bác loay hoay mở nắp bình ra, một làn khói đen kịt từ trong bình bay ra ngoài rồi tụ lại biến thành một gã hung thần dữ tợn. Tên hung thần nói ồm ồm:
– Ta nói cho ngươi biết, nhà ngươi đã đến ngày tận số Bác đánh có dù lo lắng nhưng vẫn kịp bình tĩnh lại và hỏi:
– Tại sao ta cứu ngươi mà nhà ngươi lại muốn ta phải chết? Gã hung thần dữ tợn liền trả lời:
– Ta vốn là một hung thần bị trời phạt hóa kiếp thành quỷ, nhốt ta vào chiếc bình này và ném xuống biển sâu bao năm nay. Ta đã từng thề rằng kẻ nào cứu ta lên ta sẽ giúp trở nên giàu có, sung sướng. Nhưng chờ mãi không ai tới cứu nên ta đã thay đổi lời thề. Ta thề rằng kẻ nào cứu ta lên sẽ phải chết. Ta vừa rứt lời thì nhà người đã mở nắp bình để ta thoát ra được. Vậy nên nhà ngươi sẽ phải chết. Bác đánh cá vô cùng tức giận khi nghe tên hung thần hỗn láo nói. Nhưng bác đã kịp bình tĩnh nói: – Chết cũng chẳng có gì đáng sợ. Nhưng trước khi ta chết ta muốn biết một điều. Rằng ông to lớn thế kia làm sao có thể chui vào chiếc bình bé tí. Gã hung thần nói: – Ông không tin ư? Bác đánh cá lắc đầu nói rằng: Ta không tin, ta chỉ tin khi tận mắt nhìn thấy ông chui lại vào chiếc bình. Nghe bác đánh cá nói vậy, tên hung thần láo xược hung hăng liền thể hiện ngay. Hắn biến thành một làn khói đen rồi chui tọt vào chiếc bình bằng đồng. Bác đánh cá liền nhanh tay đậy nắp bình lại và quẳng ngay xuống biển. Vậy là bác đánh cá thông minh, nhanh trí đã khiến cho gã hung thần độc ác bị trừng trị đích đáng, nằm mãi dưới biển sâu.
Tham khảo :
Ở làng nọ, có một bác ngư dân đánh cá. Một hôm, bác ra biển quăng lưới. Thật buồn, suốt ngày kéo lưới lên chỉ toàn rong biển, không được lấy một con cá nhỏ. Ngán ngẩm quá, bác định thả mẻ lưới cuối cùng rồi về. Thật kì lạ! Lần kéo lưới cuối cùng ấy có một chiếc bình bằng đồng mắc trong mẻ lưới. Bác ngư dân mừng lắm, nghĩ bụng: “Cái bình này đem ra chợ bán cũng được khối tiền”. Cầm chiếc bình lên thấy nặng, miệng bình gắn chì kín mít, bác bèn lấy dao nạy nắp bình để xem bên trong có những gì. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt từ trong bình bay lên. Bác đánh cá chưa hết ngạc nhiên thì làn khói tu lai, môt gã hung thần hiện ra từ làn khói đen đúa ấy. Gã hung thần ồm ồm nói:
- Ta báo cho nhà ngươi biết, nhà ngươi đã đến ngày tận số.
Bác đánh cá lúng túng nhưng rồi kịp trấn tĩnh ngay. Bác mắng gã hung thần:
- Ta đã cứu ngươi ra khỏi cái bình kia, sao ngươi lại trở mặt giết ta?
Gã hung thần nói
- Ta là hung thần bị trời phạt hóa kiếp thành quỷ, nhốt vào cái bình ấy rồi vứt xuống biển. Mấy trăm năm nằm dưới biến sâu. Ta đã thề rằng: ai cứu ta khỏi cái bình tối tăm ấy thì ta sẽ làm cho người ấy trở nên giàu sang, phú quí. Ta đã chờ mãi nhưng chẳng ai đến cứu. Bởi thế ta đã đổi lời nguyền: kẻ nào cứu ta sẽ phải chết. Ta vừa dứt lời thì ngươi cứu ta. Vậy nên ngươi phải chết.
Nghe gã hung thần láo xược như thế, bác đánh cá tức giận nhưng bác bình tĩnh nói:
- Thôi được, chết cũng chẳng có gì đáng sợ, nhưng trước khi muốn biết một điều.
Gã hung thần hỏi:
- Điều gì?
Bác đánh cá chỉ vào người hắn và nói:
- Ngươi to lớn như thế làm sao chui lọt vào cái bình bé tí này?
Gã hung thần nhe răng vẻ tức giận, quát rằng:
- Ngươi không tin ư?
Bác đánh cá lắc đầu, bảo:
- Không thể tin được trừ khi ta tận mắt thấy chính ngươi chui vào trong bình.
Gã hung thần rùng mình một cái biến thành một vệt khói đen ngòm, vệt khói bay đến tận trời xanh, tụ lại rồi chui tọt vào bình. Bác đánh cá vội lấy cái nắp bằng chì nút chặt miệng bình. Gã hung thần cố sức vung vẫy, tìm cách chui ra nhưng đã muộn mất rồi. Bác đánh cá vứt cái bình trở lại biển sâu. Thế là kẻ ác độc suốt đời phải nằm dưới đáy biển.