K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo
a) 

Đói cho sạch, rách cho thơm”

+Đói và rách là hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn, đói cơm rách áo. Sạch và thơm là cách sống không tham lam, lèm nhèm, biết giữ gìn phẩm giá, biết bảo vệ nhân cách. Hai chữ “cho” rất hay, có nghĩa là “giữ lấy”, “bảo vệ lấy”. Không vì nghèo đói mà sa ngã. Phải biết giữ gìn phẩm giá nhân cách đó là kinh nghiệm sống, là bài học làm người mà câu tục ngữ đã nêu lên. Một số quan chức tham nhũng, họ chẳng đói, chẳng rách nhưng họ chẳng sạch chẳng thơm một tí gì, vì tâm hồn đã sa đọa cùng cực ! Những kẻ vô liêm sỉ, đạo đức giả ấy bị nhân dân khinh bỉ.

Không thầy đố mày làm nên”

+“Mày” là mọi người, là chúng ta. Dùng chữ “mày” không phải khinh thường mà chỉ để liền vần với chữ “thầy” cho để nhớ. Thầy là người dạy ta về văn hóa, khoa học, nghề nghiệp… “Làm nên” nghĩa là trở nên giỏi giang, có ích cho gia đình và xã hội. Học chữ, học nghề phải có thầy. Ta còn phải học trong thực tế, trốn trường đời. Ta sẽ gặp nhiều người thầy dạy ta đủ điều khôn, điều hay, lẽ phải. Câu tục ngữ nhắc ta phải biết tìm thầy mà học, phải kính trọng biết ơn thầy. Có thế mới “làm nên”… Lại có câu nói về học bạn:

+“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ hay nêu lên bài học về lòng biết ơn. “Ăn quả” là được hưởng thụ chất dẻo thơm, vị ngọt do người trồng cây vất vả làm ra. “Nhớ” là biểu thị lòng biết ơn. “Nhớ kẻ trồng cây” là nhớ ơn nhân dân lao động. “Quả” còn có nghĩa bóng như công ơn cha mẹ, ơn thầy, ơn Bác, ơn Đảng, ơn các anh hùng liệt sĩ, ơn nhân dân vĩ đại. Lòng biết ơn là bài học làm người. Không thể vong ân bội nghĩa.

30 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

nội dung:

1. Một mặt người bằng mười mặt của

→ phê phán thói tham lam

2. Cái răng, cái tóc là góc con người

→ phê phán tính cách của con người

3. Đói cho sạch, rách cho thơm

→ khen lòng tự trọng, phẩm giá cao cả

4. Học ăn, học nói, học mở

→ khuyên nên học ăn trước khi học nói, học mở

5. Không thầy đố mày làm nên

→ tỏ lòng biết ơn đối với thầy

6. Học thầy ko tày học bạn

→ không nên học nhiều quá phải nen tìm tòi học hỏi thêm

7. Thương người như thể thương thân

→ khuyên ta thương người khác như thương mik

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

→ phải nhớ đến kẻ có ơn với mik

9. Một cây làm chăng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

→ đoàn kết sẽ đạt được sự thành công

Nghệ thuật: không có cum C-V

chúc bạn học tốt nha

30 tháng 4 2022

bạn xác định nghĩa đen nghĩa bóng ko

ở câu 1 3 4 5 8 9

1)Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

2)Khi ta ăn quả tức là hưởng thụ những tinh hoa, những trái thơm quả ngọt, ta không thể quên đi những người trồng cây, những người đã có công vun xới, cuốc đất để tạo ra nó.

3)Là cách nói nhấn mạnh ý học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè. Học ở bạn những điều hay lẽ phải.

TK

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu cha ông ta khuyên răn con người cần biết sống theo đạo lí biết ơn, một trong số đó là câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

    Đúng vậy, câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván.

    Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

    Trong cuộc sống có rất nhiều biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn như câu tục ngữ muốn nói. Mỗi người có lòng biết ơn sẽ luôn trân trọng, yêu mến những người tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học trò biết ơn thầy cô nên học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn nghe lời, phấn đầu thi đua. Con cái yêu thương cha mẹ bằng cách giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà cũng là một biểu hiện giản dị của lòng biết ơn. Chúng ta cũng luôn ghi nhớ công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của ông bà tổ tiên bằng cách tưởng nhớ ông bà trong ngày rằm, mùng một, giỗ, tết... Nhân dân cũng cần biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình… Dù là thời xưa hay nay, ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người, sống có trước có sau, có tình có nghĩa. Với lối sống ấy chúng ta sẽ nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người.

    Bên cạnh câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, cha ông ta cũng có rất nhiều câu tục ngữ khác răn dạy con người về lòng biết ơn như:

    “Uống nước nhớ nguồn”

Hay:

    “Con ơi ghi nhớ lời này.

    Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên”...

Mỗi người chúng ta cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy đạo lí nhớ ơn này của dân tộc. Đồng thời, chúng ta cũng phê phán, lên án những kẻ vong ân bội nghĩa, “qua cầu rút ván”, ích kỉ, chỉ chăm chăm vào lợi ích của mình.

    Nói tóm lại, câu tục ngữ dạy cho con người về lòng biết ơn, chịu ơn. Đạo lí tốt đẹp ấy góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống rất Việt Nam, rất Á Đông. Đây chính là nền tảng cho nhiều giá trị tốt đẹp khác của con người.

15 tháng 3 2022

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 

-Nghĩa đen: mỗi người khi được thưởng thức hoa thơm quả ngọt, hãy nhớ đến người đã có công vun trồng, chăm sóc cây cối. 

-Nghĩa bóng:  câu tục ngữ gửi gắm bài học về truyền thống biết ơn - một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

Đói cho sạch, rách cho thơm”

- Mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

- Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.

 

25 tháng 3 2020

1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn.  Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.

2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.

3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...

28 tháng 3 2020

a) các phép tu từ được sử dụng : từ trái nghĩa, điệp ngữ, so sánh

b) nghĩa : dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, con người ta cũng không được đánh mất đi giá trị của bản thân, không được vì đồng tiền mà tha hoá nhân cách đạo đức. Đó là lẽ sống !

c) Giấy rách phải giữ lấy lề

Chết vinh còn hơn sống nhục

Chết trong còn hơn sống đục

Chết đứng còn hơn sống quỳ

        #shin

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo- Không thầy đố mày làm nên- Học thầy không tày học bạn- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục...
Đọc tiếp

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.

Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4 : Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ: «Ăn quả nhớ kẻ trồng cây», trong đó có sử dụng 1 câu đặc biệt.

0
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo- Không thầy đố mày làm nên- Học thầy không tày học bạn- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục...
Đọc tiếp

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.

Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4. Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và  Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phần II: Tập làm văn

     Câu 1 : Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây  khuyên nhủ chúng ta điều gì? Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy. Hãy trình bày thành một đoạn văn.

1
18 tháng 2 2022

Câu 1 : Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề : Tục ngữ về học tập, rèn luyện.

Câu 2 : PTBĐ chính : Tự sự 

Câu 3 :

`-` Rút gọn thành phần Chủ ngữ

`-` Mục đích : Để câu tục ngữ không chỉ một người mà là chỉ chung tất cả mọi người

Câu 4 : Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau. Vì  hai câu tục ngữ trên đều nói về vấn đề học tập. Học thầy, cô để họ truyền đạt những kiến thức họ học lại cho chúng ta nhưng như vậy cũng chưa đủ nên cần học hỏi thêm những người bạn xung quanh.

Câu 5 : Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự là :

`-` Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

Phần II : 

Tham khảo:

Câu 1 : 

Đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung của con người. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây tức là khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra chúng giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt thì phải nhớ đến người đã trồng. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. Là học sinh, chúng ta hãy học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức để xây dựng nước nhà.