K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ LUYỆN SỐ 1Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời. Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, một căn buồng vừa là phòng ăn, vừa là phòng tiếp khách, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập ở một cái bàn tròn. (2) Ngày 30-8, Bác mời một số đồng...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời. Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, một căn buồng vừa là phòng ăn, vừa là phòng tiếp khách, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập ở một cái bàn tròn. (2) Ngày 30-8, Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập. Người đọc cho mọi người nghe và hỏi ý kiến. Ngày 31-8, Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn Độc lập. (3) 14 giờ ngày 2-9-1945, trong cuộc mít-tinh tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, trên diễn đàn cao và trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người khởi thảo, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Trích Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập - Bùi Đình Phong)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Đoạn trích trên thuật lại sự việc gì và theo trình tự nào?
Câu 3. Vị ngữ trong câu sau là loại cụm từ gì? Xác định từ trung tâm và các thành tố phụ trong
Câu 4. Em hãy kể những việc mà gia đình em và người thân đã làm vào ngày Quốc khánh?

1
14 tháng 1 2022

Câu 1. phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là tự xự

 PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN    Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:     “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của...
Đọc tiếp

 PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

   Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

     “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

                                       (“Đức tính giản dị của Bác Hồ” - Phạm Văn Đồng,  SGK Ngữ văn 7)                                                                     

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn từ 8-10 câu về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác. Đoạn văn có sử dụng một phép liệt kê và một dấu chấm lửng (gạch chân và chú thích).

2
16 tháng 5 2021

Câu 1: nghị luận

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên: Nói về sự giản dị của Bác trong việc làm và mối quan hệ với mọi người.

Câu 3: mik chưa bt

16 tháng 5 2021

Câu 3: 

- Đoạn văn chứng minh sự giản dị của Bác qua những việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. 

- Những chứng cứ thuyết phục vì:

+ Luận cứ chân thật, rõ ràng

+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, mang tính thực tế bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó và tình cảm chân thành của Bác

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “ Từ những ngày tiểu học, cho đến bay giờ, chúng ta luôn được học tập “ 5 điều Bác Hồ dạy”. Sinh thời, Bác Hồ luôn dành tình yêu cho các cháu nhi đồng. Điều đó được thể hiện qua hành động và thơ văn của Bác. Mỗi dịp khai trường, Tết Trung Thu, Tết Thiếu nhi, Bác Hồ vẫn thường gửi cho các cháu với lời lẽ ân cần, trìu mến, chí tình. Trong những bài...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

 “ Từ những ngày tiểu học, cho đến bay giờ, chúng ta luôn được học tập “ 5 điều Bác Hồ dạy”. Sinh thời, Bác Hồ luôn dành tình yêu cho các cháu nhi đồng. Điều đó được thể hiện qua hành động và thơ văn của Bác. Mỗi dịp khai trường, Tết Trung Thu, Tết Thiếu nhi, Bác Hồ vẫn thường gửi cho các cháu với lời lẽ ân cần, trìu mến, chí tình. Trong những bài phát biểu trong Đại hội Đảng, Bác vẫn luôn dề cập đến tầm quan trọng của thiếu nhi với sự phát triển đất nước. Thơ văn cũng vậy, có ai còn không biết bài thơ này được phổ nhạc “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng…” Bác có nhiều bài thơ viết chio thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc, thắm thiết. Phải nói rằng, tình thương yêu của Bác với thiếu nhi có thể sánh như tình cảm sâu sắc của Bác với Cách mạng.

Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Nêu luận điểm chính của đoạn văn trên

Câu 3. Tìm 2 câu văn mang luận điểm trên

Câu 4. Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Vậy những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?

0
ĐỀ LUYỆN TẬP 3                Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:                         Không có gì tự đến đâu con..                        Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa                         Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.                         Mùa bội thu phải một nắng hai sươngKhông có gì tự đến dẫu bình thườngPhải bằng cả bàn tay và nghị lực!Như con chim suốt ngày chọn hạt,Năm tháng...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP 3

                Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
                         Không có gì tự đến đâu con..
                        Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
                         Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
                         Mùa bội thu phải một nắng hai sương


Không có gì tự đến dẫu bình thường
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực!
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

Dẫu bây giờ
cha mẹ đôi khi,

Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu
con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!


Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu..
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có
con mới nâng nổi chính mình.
(Trích “Không có gì tự đến đâu con– Nguyễn Đăng Tấn)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ.............................................................

Câu 2: Bài thơ là lời nhắn nhủ ân tình, thấm thía của cha mẹ dành cho con cái. Em có đồng ý không?

A. Đồng ý                                                      B. Không đồng ý

Câu 3: Hai câu thơ Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
                        
         Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa  được mở rộng thành phần nào?

A. Chủ ngữ                 B. Vị ngữ                   C. Trạng ngữ              D. Cả A và B

Câu 4: Nội dung chính của hai câu thơKhông có gì tự đến dẫu bình thường.
                                                                Phải bằng cả bàn tay và nghị lực! là gì?

A. Không có điều tốt đẹp dù bình thường nào lại tự nhiên đến với chúng ta; chúng ta chỉ có được khi bỏ ra công sức (bàn tay) và nghị lực.            

B. Hai câu thơ nhấn mạnh vai trò của sức lực và nghị lực trong cuộc sống con người         C. Con có thể có tất cả khi có cha mẹ nâng đỡ.                            D. Cả A và B

Câu 5: Khổ  thơ thứ nhất  có sử dụng thành ngữ là:................................................

Câu 6: Lời khuyên của cha mẹ được thể hiện trong bài thơ?

A. Cha mẹ khuyên con hãy rèn luyện đức tính kiên trì, mạnh mẽ, quyết tâm, nghị lực.. B. Chính con sẽ là người tạo nên thành quả chứ thành quả không tự đến với con.C. Lời nhắn nhủ chân thành, đúng đắn, định hướng cho con phẩm chất tối đẹp D. Cả 3 phương án trên

Câu 7: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Như con chim suốt ngày chọn hạt,Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.A. Nhân hoá                          B. So sánh                  C. Ẩn dụ                     D. Cả A và B

Câu 8: Câu Chỉ có con mới nâng nổi chính mìnhđược hiểu như thế nào?

A. Chỉ có con mới làm được những gì mình muốn.                                             B. Chỉ có con mới đưa mình vươn lên đạt được những thành công trong cuộc sống.

            C. Chỉ có nghị lực và quyết tâm của con mới giúp con chắp cánh những ước mơ thành hiện thực, giúp con mạnh mẽ vươn tới thành công.

            D. Chỉ có con mới đưa mình lên cao và vươn xa trong con đường lập nghiệp.

Câu 9: Em như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:
                           Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
                           Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
                           Mùa bội thu phải một nắng hai sương.

 

 

 

 

Câu 10. Từ nội dung hai câu thơ "Không có gì tự đến dẫu bình thường - Phải bằng cả bàn tay và nghị lực", hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của nghị lực trong cuộc sống

hộ mik vs mik đang cần gấp

 

1
28 tháng 2 2023

1. Thể thơ tự do.

2. A

3. D

4. D

5. "Một nắng hai sương".

6. D

7. D

8. C

9. Em hiểu rằng:

- Muốn có thành công, ai cũng cần có thời gian. Có lúc vấp ngã, có lúc tiến thêm 1 bước nhưng sau cùng sự cố gắng bền bỉ của con người ta sẽ tạo nên được tương lai thành công của chính họ.

- Mọi sự thành công sẽ đến khi con người ta trải qua gian nan, thử thách, khó khăn.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khó khăn trước khi đến đích thành công.

- Khuyên nhủ chúng ta cần biết nỗ lực, cố gắng, sự kiên trì không ngừng nghỉ mới có được tương lai thành công tốt đẹp.

10. Một số ý chính.

- Giới thiệu 2 câu thơ.

- Nội dung:

+ Nói đến việc thành công, điều tốt đẹp không bao giờ đến với ta dù bình thường dù bất thường.

+ Con người ta muốn thành công phải bỏ ra công sức của chính mình và có một tinh thần nghị lực với công việc của mình.

- Nghệ thuật:

+ Lời thơ dịu dàng, câu thơ mang ý nghĩa sâu sắc nhấn mạnh vai trò của nghị lực trong cuộc sống.

- Nghị lực trong cuộc sống:

+ Là sự kiên trì, cố gắng không ngừng của ta khi muốn đạt được điều mình muốn.

+ Là tinh thần ý chí kiên cường, không nản, không bỏ cuộc bởi chút vấp ngã ban đầu.

- Vai trò của nghị lực:

+ Giúp làm giàu đẹp con người, tính cách, phẩm chất của ta.

+ Giúp con người ta có được thành công trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân em.

- Tổng kết lại suy nghĩ của mình: "nghị lực" là điều mà ai cũng cần có trong cuộc sống, chỉ khi đó cuộc sống ta mới có ý nghĩa mới đẹp đẽ.

2 tháng 2 2023

a, Câu nghi vấn: Cái gì thế này?

Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?

Dấu hiệu: Có dấu hỏi chấm cuối câu, có từ để hỏi

b, Dùng để bộc lộ cảm xúc, dùng để hỏi

c, Câu: ''Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?'' có thể thay thế bằng một câu trần thuật có ý nghĩa tương đương

Viết 1 câu trần thuật tương đương: Hôm nọ bác bảo với cháu là bác gái vừa mới ốm dậy đó.

2 tháng 2 2023

a. Câu nghi vấn:

Cái gì thế này?

Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?

Dấu hiệu: Có dấu hỏi và có từ dùng để hỏi "gì".

b. Câu nghi vấn được dùng để hỏi và bộc lộ cảm xúc.

c. Câu "Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì?".

Viết: Hôm nó bác đã bảo bác gái vừa ốm dậy đó.

Bài 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: - Lão cố làm ra vẻ vui vẽ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyền sách của tối quả như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu...
Đọc tiếp

Bài 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: - Lão cố làm ra vẻ vui vẽ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyền sách của tối quả như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

           (Trích Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập I trang 42)

   Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

   Câu 2: Giải thích công dụng của dấu hai chấm có trong đoạn trích.

  Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn " Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít " trong đoạn trích trên và cho biết xét về mặt cấu tạo, cấu văn đó thuộc kiểu câu gì?

  Câu 4. Qua câu chuyện của lão Hạc, chúng ta có thể thấy được lão Hạc là một người nông dân nghèo nhưng giàu lòng tự trọng. Từ truyện ngắn “Lão Hạc” kết hợp với hiểu biết thực tế, hãy viết một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy) trinh bày suy nghĩ của em về lòng tự trọng của con người trong cuộc sống

0
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cỗ mình làm để dự thi. Trong khi đó, mâm cỗ của Lang Liêu chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng xem lướt qua các mâm cỗ rồi dừng lại rất lâu trước những chồng bánh của Lang Liêu, tỏ vẻ thích thú. Vua cho gọi Lang Liêu đến, hỏi về các thứ bánh này. Chàng đem...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cỗ mình làm để dự thi. Trong khi đó, mâm cỗ của Lang Liêu chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng xem lướt qua các mâm cỗ rồi dừng lại rất lâu trước những chồng bánh của Lang Liêu, tỏ vẻ thích thú. Vua cho gọi Lang Liêu đến, hỏi về các thứ bánh này. Chàng đem chuyện gặp thần trong mộng kể lại và giải thích về nguyên liệu, cách làm và ý nghĩa từng loại bánh.

          Vua Hùng nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa bèn cho họp mọi người, lại truyền rằng: “Những chiếc bánh tròn này tượng hình Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Còn những chiếc bánh vuông tượng hình Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Bánh có thịt mỡ, đậu xanh, lá dong… là tượng hình cầm thú, cây cỏ muôn loài,..; lá bọc ngoài, mĩ vị để trong ý nhắc người ta sống thân ái, đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật rất hợp ý ta. Vậy ta truyền ngôi cho con”.

Và cũng từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

(Trích Bánh chưng, bánh giầy)

Câu 1 (0,5 điểm). Người kể chuyện trong đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 2 (0,5 điểm). Đến ngày hẹn, những người con của vua đã mang đến những lễ vật gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Tìm thành ngữ trong câu sau và giải thích nghĩa của thành ngữ đó: Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cổ mình làm để dự thi.

Câu 4 (1,0 điểm). Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục gì vào ngày Tết ở nước ta?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy.

Câu 2 (5.0 điểm): Em hãy đóng vai con chim Phượng Hoàng để kể lại truyện Cây khế.

 

5

Answer:

Phần I:

Câu 1:

- Người kể chuyện trong đoạn trích sử dụng ngôi thứ 3 vì người kể chuyện không xuất hiện trong câu chuyện và không xưng tôi.

Câu 2:

 

Câu 3:

- Cụm từ có thể thay thế cho “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi là: “sơn hào hải vị”, “món ăn quý hiếm”,...

- Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục làm và ăn bánh chưng và bánh giầy vào ngày Tết ở nước ta.

Câu 1:

Nếu như trước kia, bánh chưng, bánh dày chỉ được gói, được làm trong những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp

Ta vốn là một con chim thần ngự trị ở trên một ngọn núi cao giữa biển Đông. Hàng ngày ta bay vào đất liền kiếm hoa quả để ăn. Một hôm, ta phát hiện trong một khu vườn nhỏ ở một làng nọ có một cây khế quả sai kĩu kịt, ta bèn hạ cánh xuống cây và định ăn mấy quả. Đúng lúc đó, từ trong túp lều cũ kĩ, một chàng trai bước ra cất tiếng van xin:

Ta bèn trả lời:

- Tôi không tiếc chim đâu. Nhưng nhà tôi nghèo lắm, chẳng có gì đáng giá, chỉ có mỗi cây khế này là tài sản duy nhất. Tôi định bán quả khế lấy tiền sống qua ngày. Giờ chim ăn khế của tôi, tôi biết lấy gì mà sống?

- Ta được biết cha mẹ ngươi cũng không nghèo khó gì. Sao nhà ngươi lại khốn khổ đến vậy?

Nghe chàng trai kể chuyện, ta cảm thấy rất thương chàng trai. Ta quyết định cho chàng một chút vốn làm ăn. Ta nói:

Y hẹn, mấy ngày sau ta đến khu vườn nhỏ của chàng trai để đưa chàng đi lấy vàng. Ta dang cao đôi cánh rộng lớn của mình bay qua biển Đông, đến hòn núi dựng sừng sững giữa biển. Đó chính là nhà của ta. Trên đó có vô số vàng bạc, sáng lấp lánh. Tuy thấy nhiều vàng, nhưng chàng trai chỉ lấy đúng vừa chiếc túi ba gang rồi leo lên lưng ta bay về nhà. Từ sau ngày đó, cuộc sống của chàng trai khấm khá hơn rất nhiều.

Ta bèn đến để thử lòng người anh. Khi ta vừa đậu xuống thân cây, vợ chồng hắn đã la lên ầm ĩ. Ta vẫn như lệ cũ dặn hắn may túi ba gang đế đi lấy vàng. Hắn chỉ chờ có thế. Lòng tham đã khiến hắn mờ mắt, hắn liền lén may một chiếc túi sáu gang. Đến núi vàng, hắn tham lam nhét vàng đầy cái túi to tướng và còn cố nhét thêm vào người. Cô gắng lắm ta mới cất cánh nổi. Nhưng do quá nặng đến giữa biển Đông, ta kêu hắn bỏ bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Tức giận vì sự tham lam và bội tín của hắn, ta liền nghiêng người, hất tung hắn xuống biển. Đó là bài học cho những kẻ tham lam.

<p class=">~(Mong cô duyệt bài ạ!)~

Answer:

Phần I:

Câu 1:

- Người kể chuyện trong đoạn trích sử dụng ngôi thứ 3 vì người kể chuyện không xuất hiện trong câu chuyện và không xưng tôi.

Câu 2:

- Cụm từ có thể thay thế cho “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi là: “sơn hào hải vị”, “món ăn quý hiếm”,...

Câu 3:

- Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục làm và ăn bánh chưng và bánh giầy vào ngày Tết ở nước ta.