có ý kiến cho rằng thơ ca là tiếng nói của trái tim .qua 2 tác phẩm bạn đến chơi nhà và rằm tháng riêng hãy làm sáng tỏ điều đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha!! :))
Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
Tham khảo!
Nhân dân Việt Nam vốn Ɩà những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất c̠ủa̠ mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế nên có ý kiến cho rằng: “Thơ ca dân gian Ɩà tiếng nói trái tim c̠ủa̠ người lao động.Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp c̠ủa̠ nhân dân ta”.
Đã Ɩà con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý.Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng.Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rấт tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hình ảnh c̠ủa̠ dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rấт mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa.Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”.Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình ѵà chí lý.Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa: “Máu chảy ruột mền” “Môi hở răng lạnh” Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người.Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng.Mỗi người có một cuộc sống riêng tư c̠ủa̠ mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng.Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rấт nề nếp, tốt đẹp. Tình cảm nhỏ bé ấy lại rấт đa dạng ѵà phong phú vì thế nên các câu ca dao ѵà tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng.Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi Ɩà chữ hiếu, chữ đạo c̠ủa̠ con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới Ɩà đạo con”.Bài học răn dạy tốt đẹp c̠ủa̠ các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ – Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình.Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời.Nhất Ɩà những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm ѵà trở thành người mẹ hiền c̠ủa̠ đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già.“Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.Những câu ca dao thật trữ tình ѵà buồn man mác.Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rấт đáng quý.Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em.Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường.Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm.“An hem như thể chân tay Rách Ɩành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định: “Anh thuận em hòa Ɩà nhà có phúc” Đấy Ɩà tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn: “Chị ngã em nâng” Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc.
Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu.Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà.Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc: “Bạn bè Ɩà nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.
Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội… Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán.
Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.
Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.
Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ:
Bút sa gà chết
Có tật giật mình.
Những câu năm chữ:
Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.
Những câu sáu chữ:
Một điều nhịn, chín điều lành
Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.
Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.
Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.
Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.
Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó.
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
Tham Khảo:
* Dàn ý
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khái quát tinh thần yêu nước.
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Bối cảnh lịch sử
2. Phân tích
a. Sống núi nước Nam
- Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.
- Xưng danh Nam quốc (nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tới nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.
- Khẳng định tư thế bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bằng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).
- Nhấn mạnh vào chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.
- Thái độ của tác giả là căm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ, tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.
- Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.
- Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái đạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.
- Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của Tổ quốc.
b. Phò giá về kinh
- Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)
- "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta
- Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh
- Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)
- "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"
- Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba.
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Suy nghĩ của bản thân
** Bài viết tham khảo
Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn. Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) và Phò giá về kinh là một áng thơ như thế!
Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.
Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.
Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.
Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huyện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù.
Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén. Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép.
Chủ nghĩa yêu nước thời Trần được kết tinh từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, từ bản lĩnh và khí phách hiên ngang lẫm liệt trong cuộc đọ sức với giặc ngoại xâm. Cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa một bên là một dân tộc đại diện cho chính nghĩa với một bên là một đạo quân xâm lược hung hãn mà vó ngựa của chúng đi tới đâu là gieo rắc kinh hoàng đến đó, diễn ra vô cùng quyết liệt. Từ thế yếu, với tài trí thao lược, dân tộc ta đã chuyển sang thế thắng:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Mỗi câu thơ năm chữ, hai dòng thơ mười chữ mà gợi lên được bầu không khí hào hùng của dân tộc với những sự kiện lịch sử vang dội. Tác giả chọn lọc những chiến thắng mang tính chất tiêu biểu đủ vẽ nên bức tranh sôi động trong những ngày kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hai địa danh “Chương Dương” và “Hàm Tử” là những địa danh chói ngời gắn với những chiến công vang dội của dân tộc. Tại đây, những trận đánh mở màn mang tính chất quyết định đã diễn ra. Chiến thắng được miêu tả bằng nhịp thơ nhanh, dồn dập, chắc nịch kết hợp cùng việc sử dụng những động từ mạnh mẽ, dứt khoát: “cướp”, “bắt” đã thể hiện rõ sự thần công, chớp nhoáng của những chiến công vang dội. Hai câu thơ đã thể hiện rõ niềm tự hào của tác giả của tác giả trước chiến thắng, đồng thời cũng cho thấy tinh thần yêu nước cùng sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ bờ cõi và độc lập dân tộc.
Nhắc lại hai chiến công chói lọi, trong lòng vị thượng tướng của chúng ta vừa vui sướng, vừa tự hào - niềm tự hào chân chính của một dân tộc vì chính nghĩa mà chiến thắng.
Nếu như ở hai câu thơ đầu, chủ nghĩa yêu nước Đại Việt được thể hiện ở việc phát huy chủ nghĩa anh hùng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc, thì ở hai câu thơ cuối, chủ nghĩa yêu nước lại mang một nội dung mới đầy tính nhân văn. Đó chính là niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt về một nền thái bình thịnh trị muôn thuở cho đất nước, cho nhân dân:
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu
Hai câu thơ thể hiện sự suy tư, chiêm nghiệm của một con người luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Với nhịp thơ ngắn gọn, chắc nịch, câu thơ đã thể hiện rõ tầm nhìn xa về chiến lược của một vị tướng quân, đồng thời thể hiện niềm hi vọng về nền hòa bình bền vững của dân tộc. Ở đây yêu nước đã gắn với thương dân, mong cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc, tránh xa được vòng binh đao loạn lạc. Tình cảm yêu nước của Trần Quang Khải mang đậm dấu ấn thời đại và thấm đẫm tinh thần nhân văn.
Sau này, gần hai thế kỉ sau, Nguyễn Trãi lại một lần nữa nhấn mạnh thêm và nâng nó lên một tầm cao lí tưởng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
(Bình Ngô đại cáo)
Lịch sử Việt Nam đã ghi dấu bao chiến công khiến thế giới phải nghiêng mình thán phục. Cho dù thời phong kiến hay hiện đại; thời chống giặc phương Bắc thâm độc hay các cường quốc Pháp, Mỹ hiếu chiến thì người Việt ta vẫn luôn thể hiện hào khí của một dân tộc bé nhỏ mà không chịu khuất phục trước đế quốc xâm lăng. Hòa vào niềm vui to lớn ấy, hai bài thơ đã thể hiện niềm tự hào của một vị chủ tướng về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc cùng tầm nhìn xa trông rộng trong việc gìn giữ thái bình của non sông đất nước.
(2)Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
(3)
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
(4)“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không.
(1)Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
(1)
Theo em tiếng thơ là tiếng nói của trái tim là đúng . Qua 2 bài thơ của tác giả Nguyễn Khuyến và tác giả Xuân Quỳnh ta thấy các tác giả đều bộc lộ lên cảm xúc như tiếng nói của mình , từng câu văn đều chân thật và giàu tình cảm như tiếng lòng của các tác giả . Bộc lộ tình cảm khi nghe được tiếng gà trưa , khi bạn đến chơi nhà mà không có gì đãi , tuy đơn xo mà chân thật =>như tiếng nói của trái tim
tìm thấy mỗi này