Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“...Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều
biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác
không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp
xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của
con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.
(Trích “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 7, tập một, NXB GD, 2016)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2: Đoạn trích đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
Câu 3: Từ đoạn văn trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng
một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự giản dị trong cuộc sống.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
a, Đoạn văn được trích trong văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ'' của Phạm Văn Đồng.
PTBĐ: Nghị luận
Tác giả bày tỏ tình cảm yêu quý, trân trọng và yêu mến Bác qua việc nói về sự giản dị của Bác trong đời sống.
b, Nghệ thuật:
Dùng biện pháp liệt kê
Lời lẽ trang trọng, tôn kính
Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, cụ thể...
Ý nghĩa:
Bày tỏ sự yêu mến, kính trọng về đức tính của Bác
2.
Khái niệm:
Câu đặc biệt là câu không theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
Tác dụng:
Bộc lộ cảm xúc
Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
Gọi đáp
Xác định thời gian, nơi chốn xảy ra SV, sự việc.
Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Phạm Hổ)
=> Dùng để bộc lộ cảm xúc
Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào… (Nguyễn Tuân)
=>Xác định thời gian, nơi chốn xảy ra SV, sự việc.
Câu 1: PTBĐ: Nghị luận
Câu 2: NDC: Sự giản dị và khiêm tốn của Bác trong đời sống, trong sự sinh hoạt hàng ngày và cung cách làm việc.
Câu 3: Biện pháp tu từ: liệt kê. Làm tô đạm thêm sự giản dị vì nước, vì dân của Bác.
Câu 4: Tham khảo:
Sau khi đọc đoạn văn, ta thấy rõ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người mỗi người Việt đều luôn phải nhớ ơn và học hỏi. Một trong những đức tính mà chúng ta cần học nhất đó là sự giản dị trong con người Bác. Tuy là một người có quyền lực nhất đất nước nhưng Bác không bao giờ xoa hoa lãng phí. Mỗi người chúng ta cũng vậy, phải luôn tiết kiệm, giản dị. Những thứ không cần thiết, thì không cần phải quá cầu kì, luôn sử dụng mọi đồ vật chỉ ở mức đủ dùng. Như là những người học sinh, chúng ta ăn mặc thật phù hợp, không ăn chơi đua đòi, không tha hóa tệ nạn xã hội. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.
Câu 5: Tham khảo:
Đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng trong cuộc sống. Giản dị là sự đơn giản, không cầu kỳ, phô trương. Một con người có lối sống giản dị là một con người không quá đề cao vẻ bề ngoài. Họ sống thanh cao, bình dị. Giản dị trong cả lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc và ăn uống. Như bác Hồ của chúng ta, Bác là một vị lãnh tụ tối cao của dân tộc nhưng lại có lối sống vô cùng giản dị, giản dị trong sinh hoạt và tỏng cả công việc. Giản dị có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó giúp con người ta hoàn thiện được bản thân, được mọi người xung quanh quý mến và tôn trọng. Một người có lối sống giản dị thì cuộc sống sẽ trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn. Tóm lại, đây là một lối sống đẹp và vô cùng cần thiết. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cùng nhau rèn luyện đức tính này vì một cuộc sống tươi đẹp hơn.
Câu 1 : Trích từ văn bản : Đức tính giản dị của Bác Hồ
`-` Tác giả : Phạm Văn Đồng
Câu 2 : phép lập luận chứng minh.
Câu 3 : Phép liệt kê : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống
Tác dụng : liệt kê được những việc làm trong từng hành động của Bác để chứng minh cho sự giản dị của Người.
Câu 4 : Phân tích :
`-` TN : Ở việc làm nhỏ đó
`-` CN : chúng ta
`-` VN : càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ
`-` Trong VN có một cụm C - V là :
`+` CN : Bác
`+` VN : quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ
Câu 5 : Nội dung : Cho ta thấy được sự giản dị của Bác qua lối sống của Người.
Phần II.
1, Tham khảo
Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách. Lối sống giản dị, không cầu kì vật chất, không xa hoa lãng phí khẳng định những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người. Người có lối sống giản dị luôn biết quý trọng của cải vật chất, sức lao động của con người, không cầu kì hình thức, biết tu dưỡng nhân cách, đạo đức, tâm hồn trong sạch, thanh cao, dễ nhận được sự cảm thông và yêu mến của mọi người. Con người hạnh phúc bởi biết làm việc và trở nen giàu hơn bởi biết tiết kiệm và giản dị trong lối sống. Người không biết giản dị, hay khoe mẽ quá mức, phung phí tiền bạc của cải không những không được người khác kính trọng, tin tưởng mà bản thân cũng sẽ thất bại trong cuộc sống. Càng ham mê vật chất càng trở nên đau khổ và nhận lấy thất bại lớn. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây sựng quê hương, đất nước.
Giản dị là một đức tính tốt và mỗi người chúng ta cần có. Trong cuộc sống thì mỗi người sẽ có những tính cách, lối sống của riêng mình. Có người ưa sự giàu sang, sang trọng, thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vậy vẫn có những người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường. Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Nhưng các bạn đừng nhầm lẫn sự giản dị với tiết kiệm, sự keo kịt, bủn xỉn. Giản dị là không cần quá khoang trương, từ trong cách ăn mặc, nói năng đến những giao tiếp bên ngoài với mọi người. Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc.
Giản dị là một đức tính tốt và mỗi người chúng ta cần có. Trong cuộc sống thì mỗi người sẽ có những tính cách, lối sống của riêng mình. Có người ưa sự giàu sang, sang trọng, thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vậy vẫn có những người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường. Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Nhưng các bạn đừng nhầm lẫn sự giản dị với tiết kiệm, sự keo kịt, bủn xỉn. Giản dị là không cần quá khoang trương, từ trong cách ăn mặc, nói năng đến những giao tiếp bên ngoài với mọi người. Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc.
1. Đoạn trích từ văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ'' của Phạm Văn Đồng.
2. Phép lập luận chứng minh.
3. “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”
Tác dụng: Phép liệt kê giúp cho người đọc thấy rõ nếp sống giản dị của Bác được thể hiện trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.
Em tham khảo:
4.
Trạng ngữ: Ở việc làm nhỏ đó
Chủ ngữ: chúng ta
Vị ngữ: càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ''
5.
Nội dung:
Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
Ở bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh.
Nghệ thuật:
Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
Lập luận theo trình tự hợp lí.
Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ
Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết
Câu 1:
a. - Tác phẩm: "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
- Tác giả: Phạm Văn Đồng.
b. - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
c. - Luận điểm của đoạn văn: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
d. (bn tự viết).
e. - Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ.
C1:
Đoạn văn trên được trích trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
Tác giả : Phạm Văn Đồng
C2:
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt : nghị luận
Thái độ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn trên là : sự ngưỡng mộ , yêu quý của tác giả đối với Bác.
C3:
Câu “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” Tác dụng của phép tu từ đó : nêu lên và liệt kê ra những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người sống giản dị, chứng minh cho những điều tác giả nói là đúng chứ không phi lý , đồng thời ca ngợi đức tính giản dị của Bác ( một trong những điều làm cho mọi người yêu quý ở Bác) .
C4 : Nội dung chính là : Ca ngợi , bàn luận về đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện qua những điều gì
THAM KHẢO : hoidap247# tranphuongnam080879
Câu 1:
- Tác phẩm: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Tác giả: Phạm Văn Đồng
Câu 2:
- PTBĐ chính: nghị luận
Câu 3:
- Nội dung chính: chứng minh và biểu hiện về sự giản dị của Bác trong bữa cơm, cái nhà, việc làm
Câu 4:
* Bộ phận liệt kê là: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống
→ Tác dụng: làm rõ và tăng sự sinh động cho sự diễn đạt về những thứ giản đơn quanh cuộc sống Bác
Câu 5:
* CỤM C-V mở rộng là:
- Bác // quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục
Cn Vn
vụ.