K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2021

Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mọi gia đình và xã hội. Thực hiện tốt công tác PCCC là đã bảo vệ được tính mạng, tài sản, giữ được an ninh - trật tự, hạnh phúc cho mọi gia đình và xã hội. Trong cuộc sống, nhiều lúc chỉ cần một phút lơ là, bất cẩn là có thể để xảy ra cháy. Thời gian qua nhiều vụ cháy xảy ra đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu dân cư, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nhanh chóng được hình thành và phát triển dẫn đến nguy cơ về cháy, nổ xảy ra cao. Mặc dù đã có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền và sự nỗ lực của các cấp, các ngành để chỉ đạo thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nhưng vẫn còn một số đơn vị, cá nhân còn chủ quan chưa thực sự chú trọng công tác PCCC, dẫn đến xảy ra các vụ cháy, nổ không được kiểm soát kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng

Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH - Bộ Công an, trong năm 2013 xảy ra 2.624 vụ cháy (trong đó có 2.394 vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân, phương tiện giao thông và 230 vụ cháy rừng). Thiệt hại do cháy gây ra: làm chết 60 người, bị thương 199 người, về tài sản ước tính trị giá 1.656,148 tỷ đồng. Điển hình là một số vụ cháy lớn như: Vụ cháy nổ cực lớn xảy ra tại hẻm số 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường 8, quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh) lúc 0 giờ 20 ngày 24/2 đã khiến ba căn nhà liền kề nhau bị kéo sập, 11 người bị vùi chết và nhiều nạn nhân khác bị thương nặng; Vụ cháy xảy ra tại Công ty may Hà Phong - Bắc Giang, thiêu trụi phân xưởng sản xuất cùng hàng ngàn xe gắn máy của công nhân; Ngày 03/6/2013, một vụ cháy lớn xảy ra tại cây xăng số 2B Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thiệt hại nặng nề với 4 ô tô bị cháy đen, 6-7 xe máy bị thiêu rụi, 1/3 hộ dân quận Hoàn Kiếm bị cắt điện. Khoảng 1.000 người tham gia chiến đấu với “giặc lửa”, 12 người bị thương, trong đó có 09 cảnh sát phòng cháy chữa cháy; Vụ nổ khủng khiếp tại nhà máy sản xuất pháo hoa ở Phú Thọ vào sáng ngày 12/10/2013 đã khiến 26 người tử vong và 98 người bị thương, trong đó nhiều trường hợp bị bỏng trên 90% cơ thể phải cấp cứu tại Viện Bỏng quốc gia, thiệt hại về tài sản khoảng 52 tỷ đồng; vụ cháy Trung tâm thương mại Hải Dương phút chốc biến gần 500 tỷ đồng của các tiểu thương thành tro bụi; hàng chục vụ cháy nhà cao tầng, khu dân cư, gây hoảng loạn trong dân chúng do thiệt hại quá lớn về người và tài sản…

Trong 09 tháng đầu năm 2014, cả nước đã xảy ra 1.552 vụ cháy, gây thiệt hại: chết 55 người, bị thương 119 người, về tài sản trị giá 921,807 tỷ đồng. Đáng chú ý một số vụ cháy trong khu dân cư gây thiệt hại nghiêm trọng về người như: vụ cháy tại tiệm may bọc yên xe Phong Phú ở TP.Biên Hòa, Đồng Nai làm 05 người chết. Vụ cháy xảy ra tại quán Karaoke Nhật Thực ở Giảng Võ, Hà Nội vào trưa ngày 03/5/2014 làm 05 người tử vong. Đặc biệt vào lúc 03h15 ngày 16/9/2014 xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, đã làm 07 người trong một gia đình cùng chết cháy do không thoát ra ngoài được...

Có thể nói, trong bối cảnh đất nước không ngừng xây dựng và phát triển thì công tác PCCC càng chiếm giữ một vai trò quan trọng. Ít có loại tai nạn nào mà cùng lúc có thể gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản như trong các vụ hỏa hoạn. Tại các đô thị, sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nhà cao tầng, công trình ngầm, các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các trạm xăng, dầu trong nội đô… nguy cơ cháy, nổ là rất lớn và hậu quả khôn lường. Trong khi đó nguyên nhân dẫn đến cháy, ban đầu chỉ bắt nguồn từ một đốm lửa nhỏ, một sự cố chập điện bình thường hoặc từ những bất cẩn của con người… không được phát hiện, xử lý kịp thời dẫn đến bùng phát thành đám cháy dữ dội.

Việc đảm bảo các trang thiết bị, điều kiện nhân lực, vật lực về an toàn PCCC tại các công sở, cơ quan, đơn vị, khu dân cư một số nơi chỉ làm chiếu lệ, qua loa, mang tính đối phó. Không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều khi chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà quên đi biện pháp bảo vệ an toàn cho tính mạng người lao động và tài sản của mình.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn PCCC là việc phải được làm thường xuyên, liên tục, đồng đều, rộng khắp ở các địa phương. Ở các đô thị lớn, đông dân cư thì cháy rất dễ trở thành thảm họa, việc phòng cháy vì thế cần phải trở thành một nguyên tắc sống, ăn sâu bám rễ vào ý thức của từng người dân.

26 tháng 5 2020

(Chúc bạn học tốt )

Trong chiến tranh đã có biết bao người con ưu tú của đất nước của dân tộc đã hi sinh bản thân mình vì sự tồn vong của dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời hi sinh vì dân vì nước. Chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng, anh Nguyễn Văn Trỗi hi sinh khi tuổi đời còn đang rất trẻ. Anh La Văn Cầu chặt đứt cánh tay mình để vượt qua hàng rào kẽm gai tiếp cận đồn địch cùng quả bộc phá, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh Tô Vĩnh Diện dũng cảm lấy thân mình chèn pháo… những tấm gương liệt sĩ ấy là biểu hiện cao nhất của lòng dũng cảm và lòng yêu nước cao đẹp.Trong thời bình, lòng yêu nước được thể hiện với hình ảnh của những con người ngày đêm cống hiến dựng xây và bảo vệ đất nước. Từ anh lính nơi hải đảo đến những vùng biên giới xa xôi đang ngày đêm canh giữ vùng trời yêu thương của tổ quốc. Đến các anh chị công nhân, các bác nông dân đang sản xuất ra nhiều sản phẩm làm giàu cho đất nước. Đến các thầy cô giáo cùng học sinh, các anh chị sinh viên đang miệt mài trên giảng đường trên bục giảng để đến chân trời tri thức, đưa tri thức phục vụ đất nước. Hoặc các chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ, hi sinh bản thân mình để truy quét tội phạm bảo vệ bình yên cho nhân dân… đó cũng là yêu nước.

Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông... Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm môi trường không khí là do khí thải của các nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Như vậy, môi trường bị ô nhiễm là đe dọa đến cuộc sống con người. Chúng ta cần đánh lên hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh mọi người, cần chung tay bảo vệ môi trường.

2 tháng 3 2019

Đề 1 : Viết một đoạn văn tự chọn có sử dụng các từ ngữ lặp lại đẻ liên kết  câu , gạch chân dưới từ ngữ đó .

                                                         Bài làm :

Ngày nay môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, mà nguyên nhân chính là do con người. Hàng năm có hơn mấy tỉ tấn rác thải đổ ra . ôi ! thật k thể tin nổi ! Phải chăng chúng ta đang tự phá hủy môi trường của chính chúng ta ?. Vì vậy việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, trong đó có việc vệ sinh môi trường. Vệ sinh môi trường là cách giúp môi trường lành mạnh nhờ những việc làm nhỏ mà ý nghĩa . từ việc nhặt một miếng rác bỏ vào thùng rác đến việc làm lớn hơn như xử lí tốt các chất thải, từ việc vặn khóa tiết kiệm nước đến cả một vấn đề lớn hơn là tiết kiệm nguồn tài nguyên...Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy vệ sinh môi trường bằng nhiều cách đơn giản: vứt rác đúng nơi quy định, vệ sinh tập thể nơi mình đang sinh sống, tiết kiệm nguồn nước .Vệ sinh môi trường có vai trò vô cùng lớn trong việc cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu, ngăn ngừa thiên tai, giúp môi trường đất, nước, không khí thêm trong lành...
=> từ lặp lại để tạo liên kết: Môi trường,

Đề 2 : viết một đoạn văn tự chọn , trong đó có dùng các từ ngữ đẻ thay thế các từ ngữ dùng ở câu trước .

                                                       Bài làm :
Bình minh vừa rạng , phương đông ửng hồng .Từ phía xa xa , Ông Mặt Trời mặc bộ xiêm y hoàng bào lộng lẫy từ tư bước lên cao. Trên trời những đám mây màu vàng nhạt lững lờ trôi đi. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sí dạo lên những khúc kèn hoành tráng : "Ò ó o o",... từ xa vọng lại . Những chị gió thướt tha mang những luồng khí mát lạnh đến quê huơng tôi . Ngoài đồng , các bác nông dân đang gặt lúa Khung cảnh thật yên bình tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa hè trên quê hương tôi !

2 tháng 3 2019

cảm ơn bạn nhiều lắm

18 tháng 12 2018

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Phân loại- DT chỉ khái niệmĐạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc),  ( Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)

Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).

+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )

DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng:

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắngsấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưaánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)

+ DT chỉ khái niệm:

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

18 tháng 12 2018

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

24 tháng 1 2022

Tai nạn giao thông, tai nạn giao thông không chừa bất kì một ai. Nó đang là một vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội. Mỗi người phải tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông. Còn tôi, tôi tự bảo vệ mình bằng cách thực hiện nghiêm túc luật lệ giao thông mà Nhà nước đề ra. Tất cả chúng ta ai cũng phải biết làm theo hiệu lệnh của cảnh sát, của luật giao thông để sẽ không còn ai chết vì tai nạn giao thông nữa nhé!

khởi ngữ:tai nạn giao thông,còn tôi