1. hãy nêu cảm nghĩ và chỉ ra biện pháp so sánh trong khổ thơ sau
con đi chăm núi ngàn khe
không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
con đi đánh giặc mười năm
chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Tác giả so sánh "trăm núi ngàn khe" với "muôn nỗi tái tê lòng bầm"; so sánh "đánh giặc mười năm" với "khó nhọc đời bầm sáu mươi"
=> Nhấn mạnh những nỗi vất vả, khó khăn và sự hi sinh của người mẹ. Những vất vả mà con - người lính chiến sĩ phải trải qua chưa bằng cuộc đời nhọc nhằn, hi sinh của mẹ...
Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là so sánh hơn kém . '' Chưa bằng '' . Người lính đã đi đánh giặc 10 năm gặp bao nhiêu gian khổ cũng nhận rằng những khó khăn mà mình trải qua 10 năm đi đánh giặc không bằng nỗi đau , vất vả , mà mẹ đã trải qua 60 năm nay .Tố Hữu muốn nhấn mạnh tình yêu bao la ,mênh mông , nỗi đau , sự hi sinh , mất mát vì con của người mẹ Việt Nam , song song đó là tình yêu , lòng kính trọng , biết ơn ,thương mẹ của người chiến sĩ cũng như đại diện của tấm lòng người con hiếu thảo .
b, “Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
“ Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sau mươi.
-> So sánh không ngang bằng: khẳng định công lao, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ cách mạng.
tức người mẹ đã có công lao to lớn sinh thành ra chúng ta nên dù có thế nào thì người mẹ vẫn đáng quý nhất
Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : không ngang bằng .
· Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bấm sáu mươi .
_ Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : Không ngang bằng .
=> Tác dụng: Việc so sánh không ngang bằng đã làm lộ rõ tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu. Dù có đi xa mãi, đến chân trời góc bể thì anh vẫn luôn nhớ tới người mẹ kính yêu với nỗi lòng tái tê, với sự khó nhọc của tuổi sáu mươi...
Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc "con đi", "chưa bằng", biện pháp so sánh không ngang bằng "con đi trăm núi ngàn khe/Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm", "Con đi đánh giặc mười năm/Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi".
b. Với việc sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc và so sánh trên, tác giả vừa tạo nhịp điệu cho câu thơ vừa thể hiện những hi sinh nhọc nhằn, vất vả cùng công lao to lớn của người mẹ dành cho con. Tác giả khẳng định, dù con có đi "trăm núi ngàn khe" cùng không thể nào sánh được với những nỗi đớn đau, nỗi tê tái mà mẹ phải chịu đựng. Hơn hết, dù con có đi đánh giặc mười năm, đối diện với sự hiểm nguy và chết chóc thì cũng không bằng với quãng thời gian sáu mươi năm khó nhọc của mẹ. Qua đây, tác giả bộc lộ tình yêu thương đối với mẹ đồng thời ca ngợi về sự hi sinh cùng ơn dưỡng dục to lớn của mẹ.
Phép so sánh (so sánh không ngang bằng:
Con đi trăm núi ngàn khe - Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
Con đi đánh giặc 10 năm - Chưa bằng muôn nỗi đời bầm sáu mươi.
Kết hợp với những lượng từ như :"trăm"; "ngàn" ; "10 năm"; "sáu mươi"
=> Làm toát lên nội dung bài thơ: Những khó nhọc, vất vả mà người mẹ đã hy sinh, dành trọn cuộc đời cho con, chăm sóc con nên người, luôn dõi theo và bên cạnh con. Qua đó, làm rõ tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu. Dù có đi xa mãi, đến chân trời góc bể thì anh vẫn luôn nhớ tới người mẹ kính yêu với nỗi lòng tái tê, với sự khó nhọc của tuổi sáu mươi...Cho thấy lòng biết ơn sâu nặng của người con đối với mẹ.
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Câu thơ sử dụng phép so sánh không ngang bằng: Con đi trăm núi ngàn khe - Muôn nỗi tái tê lòng bầm; Con đi đánh giặc mười năm - Khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Giá trị của phép so sánh: phép so sánh kết hợp với số từ "trăm", "ngàn", "mười", "sáu mươi" => những khó nhọc mà người mẹ đã hi sinh, dành trọn cả cuộc đời chăm sóc, dõi theo để con khôn lớn => câu thơ cho thấy lòng biết ơn sâu nặng của con đối với cha mẹ.
''Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm''
''Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi''
=>Biện pháp so sánh hơn kém