Hãy viết đoạn văn 12 câu cảm nhận về khổ 5,6 về bài thơ Tiểu Đội Xe không kính Help em vs ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bài thơ khép lại bằng hình ảnh thể hiện ý chí kiên cường vì Tổ quốc, đó là sức mạnh sâu sắc, phi thường của người lính để vượt lên tất cả, bất chấp mọi nguy nan, mọi sự hủy diệt, tàn phá.
+ Biện pháp liệt kê, điệp ngữ được sử dụng nhằm nhấn mạnh sự ác liệt của chiến tranh ngày càng tăng, và sự thiếu thốn, mất mát ngày càng lớn.
- Điều kì diệu và đặc biệt là không gì có thể cản trở, tàn phá được chuyển động của chiếc xe vì “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”.
- Mọi thứ trên xe không còn nguyên vẹn nhưng vẫn nguyên vẹn trái tim, ý chí của người lính. Đó chính là sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tinh thần yêu nước.
- Đối lập với những cái “không có” ở trên là một cái “có”, sức mạnh từ trái tim có thể chiến thắng bom đạn kẻ thù. Những chiếc xe chạy bằng sức mạnh của trái tim.
- Trái tim là hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, kết tinh cho vẻ đẹp về tâm hồn và phẩm chất của người lính lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp: vì miền Nam, vì sự thống nhất đất nước.
Hình ảnh những người lính chiến đấu với lý tưởng độc lập tự do gắn với chủ nghĩa xã hội, họ ý thức về trách nhiệm của thế hệ mình. Hình ảnh của họ đã thể hiện thế hệ anh hùng, mạnh mẽ, hiên ngang.
Khổ thơ nêu bật ý chí quyết tâm giải phóng miền nam của người chiến sĩ lái xe.Hai câu đầu tác giả sử dụng biện pháp liệt kê , điệp ngữ nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của chiếc xe''ko kính '',''ko đèn'',''ko mui'',''thùng xe xước'' qua đó cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường.Những chiếc xe trần trụi ấy vẫn băng ra chiến trường dù mọi thứ trong xe không còn nguyên vẹn chỉ cần vẹn nguyên 1 trái tim người lính -trái tim vì miền nam-thì xe vẫn chạy.Đó không chỉ là sự ngoan cường,dũng cảm,vượt lên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tình yêu nước.Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng ko đè bẹp đươc tinh thần,ý chí chiến đấu của những chiến sĩ lái xe,xe vẫn chạy ko chỉ vì có động cơ máy móc mà con có cả động cơ tinh thần''vì miền nam phía trước''.Nghệ thuật đối lập những cái ''ko có'' ở bên ngoài là mốt cái ''có ''ở bên trong -đó là trái tim người lính .Trái tim thay thế cho mọi thiếu thốn,hợp nhất vs người chiến sĩ trở thành 1 cơ thể sống ko gì ngăn cản tàn phá dc trái tim chạy bằng xương máu của người chiến sĩ .Trái tim ấy tạo ra niềm tin,niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng .Trái tim yêu thương,trái tim cam trường của người chiến sĩ lái xe vừa là hình ảnh hoán dụ vừa là hinh ảnh ẩn dụ gợi ra bao ý nghĩa .Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng tất cả vì miền nam thân yêu.Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ mai sau khiến ta ko quên được 1 thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống mĩ oanh liệt của dân tộc.
Tham khảo:
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ qua 2 bài thơ"Đồng Chí"
Chất lãng mạn trữ tình cùng vẻ đẹp mới của thời đại trong thơ Chính Hữu đã làm sáng đẹp tình đồng chi,đồng đội của những người áo nâu mặc áo lính.Các anh ra đi theo tiếng gọi của non sông đất nước và sẵn sàng bỏ lại những gì thân thương nhất:ruộng nương,gian nhà,giếng nước ,gốc đa họ”mặc kệ”tất cả nhưng trong thâm sâu những người lính cụ Hồ ấy vẫn nặng tình quê hương,còn ham muốn thứ tình quê ấm áp.Để rồi khi ở ngoài mặt trận xa xôi ,mối giao cảm vô hình với quê hương ấy trở thành sức mạnh tinh thần ,là hành trang để những người chiến sĩ ấy vượt qua đạn bom,khói lửa.Sự từng trải của đời lính đã cho Chính Hữu biết cái khổ sở của cơn sốt rét hành hạ như thế nào và còn biết bao cái thiếu thốn,cái khổ sở khác nhưng trong tình cảnh ấy những người lính vẫn nở nụ cười buốt giá bởi họ vẫn sát bên nhau,”thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Những người đồng chi ấy chính là điểm hội tụ của thứ tình cảm đẹp nhất đó là tình giai cấp,tình bạn và là tình người trong chiến tranh.
Tham khảo:
Khổ thơ nêu bật ý chí quyết tâm giải phóng miền nam của người chiến sĩ lái xe. Hai câu đầu tác giả sử dụng biện pháp liệt kê , điệp ngữ nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của chiếc xe ''không kính'', ''không đèn'', ''không mui'', ''thùng xe xước'' qua đó cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường. Những chiếc xe trần trụi ấy vẫn băng ra chiến trường dù mọi thứ trong xe không còn nguyên vẹn chỉ cần vẹn nguyên 1 trái tim người lính - trái tim vì miền nam - thì xe vẫn chạy. Đó không chỉ là sự ngoan cường,dũng cảm, vượt lên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tình yêu nước.Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không đè bẹp được tinh thần,ý chí chiến đấu của những chiến sĩ lái xe, xe vẫn chạy không chỉ vì có động cơ máy móc mà con có cả động cơ tinh thần''vì miền nam phía trước''. Nghệ thuật đối lập những cái ''không có'' ở bên ngoài là mốt cái ''có” ở bên trong - đó là trái tim người lính. Trái tim thay thế cho mọi thiếu thốn, hợp nhất với người chiến sĩ trở thành một cơ thể sống không gì ngăn cản tàn phá được trái tim chạy bằng xương máu của người chiến sĩ. Trái tim ấy tạo ra niềm tin, niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng. Trái tim yêu thương, trái tim cam trường của người chiến sĩ lái xe vừa là hình ảnh hoán dụ vừa là hình ảnh ẩn dụ gợi ra bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng tất cả vì miền nam thân yêu. Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ mai sau khiến ta không quên được một thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của dân tộc.
Tham khảo tại https://lazi.vn/edu/exercise/548667/cam-nhan-kho-5-6-trong-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-doi-xe-khong-kinh
bạn tham khảo
Thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" sáng tác năm 1969, nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ và được đưa vào tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" của tác giả. Bài thơ mà điển hình là khổ thơ năm và sáu đã khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh nhưng qua đó làm nổi bật lên hình tượng người lính với bao phẩm chất cao đẹp.
Sau những chặng đường dây mưa bom bão đạn đây gió bụi, mưa tuôn, người lính lái xe vẫn có giây phút bình yên:
"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi."
Hình ảnh "Những chiếc xe từ trong bom rơi" gợi nên qua thử cái ý những chiếc xe gan góc, những chiếc xe đã qua thử thách. Vượt qua những đoạn đường "bom giật, bom rung", những chiếc xe lại được quây quần bên nhau thành "tiểu đội" - đơn vị nhỏ nhất trong quân ngũ (gồm 12 người). Tiểu đội xe không kính là mười hai chiếc xe và cứ như thế có biết bao nhiêu tiểu đội trên đường ra trận, kể sao cho hết? Suốt dọc đường vào Nam, tất cả những người lính lái xe gặp nhau dù chỉ trong giây phút nhưng đều là bè bạn "Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới". Mặt khác con đường đi tới là đường chính nghĩa, càng đi càng gặp nhiều bạn bè.
Bên cạnh đó, giây phút gặp nhau ấy thật thú vị qua cái "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" - một cử chỉ thật thân thiện, cảm động. Có biết bao nhiêu điều muốn nói trong cái bắt tay ấy. Đó là niềm vui trong họ vừa thoát khỏi chặng đường hiểm nguy gian khó. Họ động viên nhau dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn quyết tâm cầm chắc vô lăng để đưa xe về đến đích. Chỉ một cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi cũng đủ để họ san sẻ cho nhau, cảm hiểu lẫn nhau giữa những người đồng chí, đồng đội chung một chiến hào, chưng một nhiệm vụ thiêng liêng cao cả mà Tổ quốc và nhân dân giao phó. Cái bắt tay qua ô cửa kính là sự bù đắp tinh thần cho sự thiếu thốn về vật chất.
Người lính trên đường ra trận còn có chung những điểm tựa và tình cảm, tâm hồn, sinh hoạt. Chúng ta hãy nghe Phạm Tiến Duật kể về những cái chung ấy:
"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm."
Bếp Hoàng Cầm - hình ảnh quen thuộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là tín hiệu của sự sum vầy, hội ngộ sau chặng đường hành quân vất vả. Ngọn lửa ấm áp như nối kết tấm lòng người chiến sĩ với nhau. Tất cả là một gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương. Phạm Tiến Duật đã đưa ra một khái niệm gia đình thật lạ, thật giản đơn: "chung bát đũa" là tiêu chuẩn. Câu thơ toát lên tình đời, tình người gắn bó keo sơn.