Khí áp trên thế giới được chia thành áp cao và áp thấp. Vậy những đai áp thấp và đai áp cao phân bố ở những vĩ độ nào trên Trái Đất?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các đai áp thấp (T) nẩm ở những vĩ độ 0o, 60o.
- Các đai áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30o, 90o.
- Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).
=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.
- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):
Nguyên nhân nhiệt lực:
+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.
+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.
Nguyên nhân động lực:
+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.
+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.
Sự phân bố các đai khí áp:
– Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.
+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam ( cực Bắc và cực Nam).
- Các đai áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ 0°, 60°B và 60°N.
- Các đai áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30°B, 30°N, 90°B và 90°N.