K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngô Bá Khá (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1993), thường được biết đến với biệt danh Khá "Bảnh", là một hiện tượng mạng, dân giang hồ, nhân vật giải trí, YouTuber người Việt Nam. Anh nổi tiếng với các hình ảnh ăn chơi và đặc biệt là điệu múa quạt đã trở thành "hot trend" của giới trẻ.Sinh ra và lớn lên tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Khá Bảnh nhanh chóng thu hút được sự chú ý từ...
Đọc tiếp

Ngô Bá Khá (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1993), thường được biết đến với biệt danh Khá "Bảnh", là một hiện tượng mạng, dân giang hồ, nhân vật giải trí, YouTuber người Việt Nam. Anh nổi tiếng với các hình ảnh ăn chơi và đặc biệt là điệu múa quạt đã trở thành "hot trend" của giới trẻ.

Sinh ra và lớn lên tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Khá Bảnh nhanh chóng thu hút được sự chú ý từ cộng đồng bởi những phát ngôn gây sốc và các video clip nội dung về cuộc sống, sinh hoạt cá nhân được anh đăng tải trên mạng xã hội. Khá Bảnh từng sở hữu một kênh YouTube với trên 2 triệu lượt đăng ký.[1] Những video clip tuy được đông đảo các bạn trẻ đón nhận nhưng cũng đón nhận phản ứng dữ dội từ cộng đồng vì chứa nhiều hình ảnh các hành vi bạo lực và gây tranh cãi.[2]

Ngày 2 tháng 4 năm 2019, Khá Bảnh bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ vì hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Qua xét nghiệm, Khá có phản ứng dương tính với chất ma túy.[3] Trước đó, Khá Bảnh cũng bị bắt nhiều lần vì tội cố ý gây thương tích hay gây rối trật tự công cộng.[4] Ngay sau đó, kênh YouTube của Khá cũng đã bị khóa vì "vi phạm Điều khoản dịch vụ".[5] Sau khi tuyên án, Khá Bảnh được đưa về thi hành án tại trại giam Hoàng Tiến ở thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Sự nổi tiếng của Khá Bảnh nói riêng và giới giang hồ mạng nói chung đã trở thành một đề tài tranh luận nóng bỏng tại Việt Nam. Dù được một bộ phận người dân, đặc biệt là các bạn trẻ, đón nhận và xem như thần tượng, Khá Bảnh phải đối mặt với không ít chỉ trích vì những nội dung mà anh chia sẻ hay đăng tải được cho là gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Mục lục
  • 1Tiểu sử
  • 2Vụ việc liên quan
    • 2.1YouTube
    • 2.2Bị bắt và tuyên án năm 2019
    • 2.3Thi hành án
  • 3Đánh giá
  • 4Xem thêm
  • 5Chú thích
Tiểu sử

Ngô Bá Khá sinh ngày 27 tháng 11 năm 1993 tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Anh là con trai út và duy nhất trong một gia đình có 4 chị em, 3 chị gái đã lấy chồng.[6] Mẹ là bà Nguyễn Thị Khánh (sinh năm 1956), bố – không rõ tên – đã qua đời từ năm 2010.[7]

Khá từng theo học tại Trường Trung học Cơ sở Tam Sơn. Khi lên lớp 7, vì hoàn cảnh gia đình, Khá buộc phải thôi học. Tuy nhà trường đã tới nhà vận động nhưng không thể thuyết phục anh quay trở lại.[8] Được biết, trong khoảng thời gian còn là học sinh, Khá chưa từng "gây gổ đánh nhau", mà chỉ vi phạm quy chế như "đi học muộn, nói chuyện trong lớp…"[9] Sau khi bỏ học, Khá bắt đầu kiếm tiền với nghề làm mộc từ năm 14 tuổi. Sau đó, Khá trải qua nhiều công việc khác nhau.[10] Năm 17 tuổi, do phạm tội đánh người và cố ý gây thương tích, Khá Bảnh phải vào Trại giáo dưỡng số 2 tại Yên Mô, Ninh Bình.[6] Tại đây, Khá Bảnh tự hào vì đã trở thành thủ lĩnh của hơn 1000 học viên. Năm 2012, Khá Bảnh ra trại. Công việc của Khá chủ yếu liên quan đến vấn đề cho vay tiền. Theo lời tự thuật của Khá Bảnh, Khá chỉ đánh người khi người ta không trả nợ và không bao giờ lừa dối ai hay làm những việc như ăn trộm, ăn cắp.

Năm 2013, Khá Bảnh kết hôn với một người cùng xã, song đến năm 2017 thì hai người ly dị[11]. Liên tiếp trong hai năm 2014, 2016, Ngô Bá Khá bị công an thị xã Từ Sơn bắt giữ về hành vi cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng.[12] Năm 2017, Khá Bảnh vào tù vì đánh người gây thương tích do liên quan đến việc đòi nợ.

Trong tháng 3 năm 2019, Khá Bảnh đăng ảnh dừng xe, cùng một nhóm thanh niên dàn hàng ngang chụp ảnh trên đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng lên trang Facebook cá nhân của mình.[13][14] Ít ngày sau đó, Khá Bảnh đã được mời đến làm việc tại cơ quan công an và phải nộp khoản tiền phạt 5,5 triệu đồng đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn 2 tháng.[15][4] Cuối tháng 3 năm 2019, Khá Bảnh đăng tải một video đốt xe lên trang YouTube cá nhân. Sau vụ đốt xe này, Khá Bảnh bị công an tỉnh Bắc Ninh triệu tập lên làm việc.[2] Ngày 2 tháng 4 năm 2019, Khá Bảnh bị Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ vì hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Qua xét nghiệm, Khá có phản ứng dương tính với chất ma túy[3]. Trước đó, Khá Bảnh cũng đã bị bắt nhiều lần vì tội cố ý gây thương

10
9 tháng 2 2021

copy giỏi quá tôi chả hiểu gì cả

9 tháng 2 2021

bài này bn copy trên wikipedia thề lun

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nông dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm "Tắt đèn" với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất công ấy. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam.

Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.

Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại mà quý xuống van xin cai lệ: "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm cho đám cường hao có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.

Yêu chồng, thương con, chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Người đọc có thể thấy rằng chị Dậu là người mẹ tàn nhẫn, vì "hỗ dữ không ăn thịt con" vậy mà ở đây chị Dậu lại nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.

Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu, chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!

Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội.

Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".

Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói, luôn sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".

Tức nước thì vỡ bỡ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ không có tính định hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn không thể nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thông qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.

15 tháng 9 2021

cảm ơn nha

 

25 tháng 10 2021

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Các tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh chủ đề số phận của người nông dân trước Cách mạng. Trong số đó phải kể đến tác phẩm "Tắt đèn" với những kiếp người khốn cùng, tăm tối mà tiêu biểu là nhân vật chị Dậu. Tuy nhiên ở người phụ nữ này luôn tiềm tàng một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt đối với xã hội đầy bất công ấy. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" chính là ví dụ điển hình nhất cho vẻ đẹp của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam.

Vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu trước hết là vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng, thương con. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa được thả sau những đánh trận đánh nhừ tử vì không đủ tiền nộp sưu thuế. Đón chồng về trong tình trạng đau yếu tưởng như sắp chết mà trong nhà cũng chẳng có gì ngon để tẩm bổ, may thay người hàng xóm thương tình cho vay bát gạo nấu cháo cho chồng ăn lại sức. Cháo chín, chị ngồi quạt đợi cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy, dịu dàng như nịnh nọt nói với chồng: "Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xốt ruột". Chị hãy còn để ý xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chính những hình ảnh, cử chỉ đó đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của một người vợ đối với người chồng dù đang trong cơn khốn khó.

Không những thế, khi anh Dậu vừa mới kề bát cháo lên miệng thì bọn cường hào lại tìm đến nhà lôi ra đánh đập. Thương người chồng ốm yếu, chị không quản ngại mà quý xuống van xin cai lệ: "Cháu xin ông", "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Tuy thế nhưng tiếng kêu van của chị không làm cho đám cường hao có một chút động lòng, chúng cứ thế xông vào trói anh Dậu. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con đường nào khác, chị đã tức thì đánh trả lại bọn chúng để bảo vệ người chồng đau yếu không còn chút sức kháng cự. Hành động ấy cũng đã chứng tỏ tình yêu thương của chị đối với chồng bất chấp cả cường quyền bạo ngược.

Yêu chồng, thương con, chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột khi phải bán đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Người đọc có thể thấy rằng chị Dậu là người mẹ tàn nhẫn, vì "hỗ dữ không ăn thịt con" vậy mà ở đây chị Dậu lại nhẫn tâm bán con cho nhà Nghị Quế. Nhưng không phải vậy. Người mẹ như chị phải bán đứa con mình đứt ruột đẻ ra mới biết nó đau đớn thế nào. Chị nghĩ rằng, sau khi chồng chị được tha về, hai vợ chồng sẽ làm ăn rồi chuộc con. Hơn nữa, cái Tí cũng được vào nhà Nghị Quế sang giàu, tuy chẳng mong cao sang tốt đẹp gì nhưng như thế có khi còn hơn ở nhà. Với tất cả tình yêu dành cho chồng, cho con, chị Dậu chính là một người phụ nữ Việt Nam có những phẩm hạnh rất đáng quý và đáng trân trọng.

Ở nhân vật chị Dậu, người đọc còn thấy vẻ đẹp của một người phụ nữ giàu đức hy sinh. Cảnh nhà quẫn bách, chồng bị bắt trói vì không có tiền nộp sưu, chị Dậu phải cáng đáng vai trò là trụ cột trong cái gia đình khốn khổ ấy. Một mình chị phải chạy vạy khắp nơi, phải bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cứu chồng khỏi vòng lao lý. Chị đã phải tất tả ngược xuôi, đổ bao mồ hôi nước mắt để đón chồng về trong cái tình trạng chỉ như cái xác không hồn. Thế nhưng, du khổ cực hay đau xót, người phụ nữ ấy chỉ rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chứ không hề một lời kêu than. Một người phụ nữ Việt Nam thật nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu!

Nhân hậu, giàu đức hạnh và tình yêu nhưng đó cũng chưa phải là tất cả vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu. Ở người phụ nữ này còn toát lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Chính trong cái tình cảnh chứng kiến người chồng chuẩn bị lôi đi, tình yêu chồng và lòng căm thù bọn ác bá cường hào đã thôi thúc chị vùng lên dữ dội.

Khi chị đã hết lời van xin nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho, cố tình sấn đến định bắt anh Dậu thì lúc này chị Dậu đã cảnh cáo: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Câu nói đầy cứng rắn, có đủ tình, đủ lí nhưng không ngăn nổi cái ác tiếp diễn. Tên cai lệ sấn tới tát chị và chính cái tát ấy như lửa đổ thêm dầu, làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Tên cai lệ chưa kịp làm gì thêm thì đã bị chị "túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất". Còn tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc, lẳng cho cho một cái, ngã nhào ra thềm".

Có thể thấy sự chuyển biến tâm lý và hành động rất mạnh mẽ ở nhân vật trong tình cảnh này. Từ một người phụ nữ nông thôn hiền lương, nghèo đói, luôn sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã dám phản kháng chống lại uy quyền. Đến lúc này thì nỗi căm phẫn đã lên đến đỉnh điểm, nỗi sợ hãi cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, thay vào đó là một bản lĩnh quật khởi rất cứng cỏi: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được".

Tức nước thì vỡ bỡ, có áp bức thì tất có đấu tranh là một quy luật tất yếu. Tuy vậy, sự đấu tranh của chị Dậu chỉ là hành động mang tính bộc phát chứ không có tính định hướng, cũng chưa có tính tập thể cho nên cuối cùng một mình chị vẫn không thể nào chống đỡ lại được cả một chế độ phong kiến thối nát, độc ác, chuyên quyền. Chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm tăm tối như chính của cuộc đời của mình.

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm "Tắt đèn". Đoạn trích vừa làm nổi bật vẻ đẹp của một người phụ nữ yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và sức phản kháng mãnh liệt, vừa thông qua đó để lên án một xã hội cường quyền, áp bức bất công đẩy người nông dân thấp cổ bé họng vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên tranh đấu.

25 tháng 10 2021

Bạn chép mạng à?

                                                                              NGHỊ LUẬN XÃ HỘI1.Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.2.Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về...
Đọc tiếp

 

                                                                             NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1.Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.

2.Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.

3. Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại cuộc thi quôc tế về toán, lí, ngoại ngữ,...Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó

4.Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rácra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng,người ta cũng tiện tay vứt rác xuống...Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiệntượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.

 

2
22 tháng 12 2018

1 Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Suốt đời, Bác hi sinh cho độc lập, tự do…”.
2 Trên đây là câu hát tiêu biểu trong muôn ngàn câu hát, bài thơ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

4 Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi nguòi hiểu

cau 3 minh chịu

29 tháng 12 2018

1 Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Suốt đời, Bác hi sinh cho độc lập, tự do…”.
2 Trên đây là câu hát tiêu biểu trong muôn ngàn câu hát, bài thơ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

4 Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi nguòi hiểu

Sau năm 1963,Những nhà hoạt động cách mạng chống Việt Minh và thực dân Pháp bị nhà cách mạng nhân vị Ngô Đình Diệm bắt nhốt vừa được trả tự do, trong số đó có Cụ Tạ Duy Minh,Cụ Xuân Tùng,......Trong 1 dịp nhắc lại chuyện xưa ở Hà Nội,các Cụ kể về chuyện ngày sinh của Hồ Chí Minh.Ngày 19/5 là ngày Đô Đốc d'argenlieu đến thăm viến Hà Nội  sau thỏa hiệp ước 6/3 mà Hồ Chí Minh kí...
Đọc tiếp

Sau năm 1963,Những nhà hoạt động cách mạng chống Việt Minh và thực dân Pháp bị nhà cách mạng nhân vị Ngô Đình Diệm bắt nhốt vừa được trả tự do, trong số đó có Cụ Tạ Duy Minh,Cụ Xuân Tùng,......Trong 1 dịp nhắc lại chuyện xưa ở Hà Nội,các Cụ kể về chuyện ngày sinh của Hồ Chí Minh.Ngày 19/5 là ngày Đô Đốc d'argenlieu đến thăm viến Hà Nội  sau thỏa hiệp ước 6/3 mà Hồ Chí Minh kí với Pháp.Tiếp rước vị quan lớn mà không có cờ quạt chào mừng thì không phải phép nên Hồ Chí Minh bèn cho loan báo hôm nay là "ngày sinh của Bác",ra lệnh nhân dân Hà Nội treo cờ mừng sinh nhật Bác. Thế là dân chúng treo cờ khắp nơi.......

Cái này Mèo đọc được trên mạng,mong những người nào biết làm ơn viết giùm ạ!

EM HIỂU NỘI QUY THƯA CÁC ANH CHỊ VÀ ĐÂY CŨNG LÀ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN

1
14 tháng 10 2018

cảm ơn mèo nhé! Meo...meo..

Nhận xét bài này:Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.                                                                                             Bài làm:           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể...
Đọc tiếp

Nhận xét bài này:

Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

                                                                                             Bài làm:

           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể phục. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống trong nhưng tình cảm cao quý của con người. Một trong số đó là lòng biết ơn. Và để cho mọi thế hệ sau này đều có lòng biết ơn, nhân dân ta đã đúc kết thành kinh nghiệm qua những câu tục ngữ truyền miệng. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Uống nước nhớ nguồn”. Tuy có khác nhau về con chữ song cả hai câu tục ngữ đều diễn đạt một chân lí – đó là lòng biết ơn. Khi ta ăn một quả ngon ngọt, ta phải ghi nhớ công ơn của người đã trồng nên nó, người đã bỏ mồ hôi công sức, tiền bạc và thời gian của mình để làm ra những quả ấy. Tương tự như vậy, khi ta uống nước, ta phải biết nó từ đâu mà có, tức là phải biết được cội nguồn dòng nước, biết ơn vì đã góp phần nuôi sống chúng ta. Khi ta hình tượng hoá những câu tục ngữ ấy lên, dễ dàng ta thấy được ý nghĩa to lớn của nó. Vì thế, người Việt Nam ta thường tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng, các vị tướng, những người có công với cách mạng… Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Dù cho có đi đâu về đâu, cứ đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch, hàng triệu người Việt Nam lại đi về Đền Hùng ở Phú Thọ để viếng và tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng – những người đã có công dựng nước. Lòng biết ơn đó được hiện thực hoá bằng cách chung tay xây dựng Tổ quốc, Bác Hồ từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Những đền thờ, miếu mạo thờ các vị tướng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm cũng được xây dựng khắp nơi trên đất nước. Lòng biết ơn của người dân ta lại thể hiện ở một khía cạnh khác, đó không chỉ là vật chất mang đi lễ, mà còn là tấm lòng biết ơn vô bờ đến những người đã gìn giữ và bảo vệ tổ quốc thân yêu. Đến ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, mọi người đều gửi những lời chúc hay những món quà lưu niệm coi như tưởng nhớ công ơn của những người được coi là “thiên thần áo trắng” – những người đã chữa bệnh cho mọi người. Hay ngày 27/7, ngày thương binh liệt sĩ, ngày mà tất cả mọi người đều tưởng nhớ công ơn các anh hung liệt sĩ. Bằng những hành động thiết thực như thăm hỏi thương binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng, viếng mộ liệt sĩ… tất cả mọi người đều bày tỏ được lòng biết ơn của mình. Không nói chi xa vời, ngay những ngày giỗ hay dịp Tết hằng năm, người Việt Nam ta cũng thể hiện lòng biết ơn đối với những người lớn trong dòng họ của mình bằng cách tổ chức giỗ, đi tảo mộ, thắp nén hương cho ông bà cũng đủ để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với những thế hệ đi trước. Gần nhất với học sinh là ngày 20/11. Như mọi người cũng thấy,vào ngày 20/11,cả nước ta lại rộn ràng trong không khí hân hoan mừng ngày nhà giáo. Những bó hoa tươi thắm,những lời chúc hay những nụ hôn đến từ người học trò, là 1 biểu hiện vô cùng rõ ràng về lòng biết ơn những người lái đò đã đưa thế hệ trẻ vươn xa,sánh vai các cường quốc năm châu mà rộng ra là thể hiện truyền thống nhớ ơn ,biết ơn của dân tộc ta.Những nghĩa cử cao quý trên,tuy khác nhau nơi việc làm,nhưng đều thể hiện rõ dân tộc Việt Nam là 1 dân tộc luôn có lòng biết ơn. Những phong tục, lễ hội truyền thống ấy đã góp phần làm nên một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta đã gìn giữ từ ngàn đời nay – lòng biết ơn. Vì thế, chúng ta phải ra sức giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống ấy. Hiện thực hoá những điều ấy lên để đất nước ngày càng chan hoà, giàu đẹp và văn minh.

8
27 tháng 2 2018

Hay đấy. Cậu tự làm ak

27 tháng 2 2018

Hay lắm.Cắn vú tớ ko?

20 tháng 9 2016

  Chị Dậu là một người phụ nữ nghèo khổ, đau khổ. Một gia đình hai vợ chồng và 3 đứa con thơ. Cày thuê, cuốc mướng " đầu tắt mặt tối" quanh năm mà vẫn " cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc". Mấy gian nhà gianh như một túp lều trống không. Sau hai cái tang mẹ chồng và đứa em chồng, gia đình chị Dậu trở nên thành "hạng cùng đinh". Tai họa dồn dập. Giữa ngày mà mà trong nhà không có một hạt gạo, mấy đứa con thơ chỉ biết ăn khoai, nhá rễ khoai. Hai suất sưu của chồng và đứa em chồng đã chết, cái "món nợ nhà nước" ấy là tai họa khủng khiếp nhất giáng xuống đầu gia đình chị Dậu, bản thân chị Dậu. Vì cái tội thiếu sưu, " chết cũng không trốn được món nợ nhà nước", mà anh Dậu bị lí trưởng làng Đông Xá " bắt trói như chói chó làm thịt". Chị Dậu là một tội đồ đáng thương, xin nới lỏng dây trói cho chồng, chị liền bị tên cai lệ " đánh đấm túi bụi". Xin khất sưu cho chồng thì bị tên cai lệ " tát đánh bôm bốp" vào mặt và " bịch mấy bịch vào ngực". Lúc thì bị bọn cường hào bắt trói giải huyện. Lúc thì bị vợ chồng Nghị Quế bắt bí, mua rẻ đứa con và ổ chó. Xin cái triện đóng vào văn tự bán con mà chị Dậu phải cấy không công cho cụ lí một mẫu ruộng, Đau khổ nhát của chị Dậu là phải đứt ruột bán đứa con gái đầu lòng lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế với giá một đồng bạc để nộp sưu cho chồng. Nhục nhã nhất, chị đã bị tri phủ Tư Ân và cụ cố Thượng xâm phậm đến phẩm giá, nhân phẩm. Có điều kì lạ là người đàn bà nhà quê này, tuy phải đổ nhiều nước mắt, nhiều tiếng thở dài... nhưng đã đứng vững trước bao thử thách, tai họa. Ngô Tất Tố bằng tấm lòng nhân đạo đã dành cho nhân vật chị Dậu bao tình thương xót và cảm thông chứa chan.

        Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ đảm đang, đôn hậu. Mấy lần chị nhẫn nhục cất tiếng van xin cụ lí, tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng nới dây lỏng dây trói cho chồng, xin khất sưu cho chồng vì muốn chồng bớt đau bớt khổ. Mấy lần chị Dậu mồ hôi và nước mắt thánh thót xin vợ chồng Nghị Quế " gión tay làm phúc" mua đứa con và ổ chó... Tất cả vì lòng thương chồng và thương con " Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột" là một cảnh tượng cảm động của người vợ hiền thảo trong cái gia đình Việt Nam xưa nay "Tay bưng chén muối địa gừng - Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau"

        Trước cảnh chồng bị bắt giam, bị trói đánh thập tử nhất sinh, chị Dậu chạy ngược chạy xuôi đi vay mượn, bòn mót bán gánh khoai, bán con, bán chó. Bán con dù đau đớn như "đứt ruột", nhưng đó là một giải pháp tình thế để cứu chồng qua tai họa trước mắt. Tình thương chồng của chị Dậu gắn liền với tình thương con không thể nào kể xiết. Một củ khoai chị cũng nhịn nhường lại cho con. Trước khi dẫn cái Tí sang nhà " cụ Nghị", lòng chị Dâu tan nát buồn " rũ rượi", nghe các con kêu khóc mà chị " thổn thức". Như một linh hồn đau khổ, tội lỗi, chị Dậu " chùi nước mắt" tự nói với lòng mình : "Thôi, phải tội với trời, mẹ chịu ! Cảnh nhà đã thế, mẹ đành dứt tình với con!". Chị Dậu vừa khóc vừa van xin đứa con gái ngây thơ bị mẹ bán đi... Mỗi tiếng kêu là một nhát dao cắt vào lòng ! Mỗi tiếng kêu là một giọt lệ. Nghe thật não lòng ai oái : "U van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì cón cứ đi với u, đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm...". Nỗi thương con, nỗi lo cho tính mạng của chồng là tâm trạng của chị Dậu, vì trong tai họa, chị tự biết hành động bán con của người mẹ là " phải tội với trời", nhưng đó là con đường cùng, vì không có tiền nộp sưu cho chồng chị, bố của đàn con thơ " sẽ chết ở đình chứ không sống được". Qua đó, ta càng thấy rõ, trong bị kích gia đình, trái tim đôn hậu và đức hy sinh của chị Dậu, của người vợ, người mẹ đã bừng sáng lên.

       Chị Dậu là một phụ nữ nông dân cứng cỏi, dám đấu tranh chống áp bức, lức nào chị cũng cố " bươm ra, vùng vẫy" để thoát khỏi tai họa. Chị rất nhẫn nhục trong xưng hô với bọn cường hào. Chị tự xưng là "cháu", "nhà cháu". Gọi bọn cai lệ là "ông", "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !". Khi bị "tát đánh bốp", bị "bịch" vào ngực, khi tên cai lệ " giật phắt cái dây thừng" trong tay tên hầu cận lí trưởng "chạy sầm sập" đến trói anh Dậu, khi anh còn "ốm rề rề", thái độ chị Dậu trở nên quyết liệt. Chị Dậu "xám mặt", "nghiến hau hàm răng" cự lại : "Chồng tôi đau ốm, không được phép hành hạ". Lũ thú dữ lồng lên, chị căm giận thách thức : "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho xem!". "Cháu" đã trở thành " bà"; "ông" đã biến thành "mày". Uy thế bọn cường hào đã bị hạ bệ. Tay thước, roi song, dây thừng của lũ đầu trâu mặt ngựa trở nên vô nghĩa với chị. Chị Dậu đã dũng cảm đánh ngã nhào tên cai lệ và tên hầu cận lí trưởng. Chị đã dạy cho bọn chúng một bài học đích đáng. Chị dậu đã phủ nhận tất cả. Hình ảnh chị Dậu sừng sững hiên ngang. "Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được."

      Có người cho rằng hành động chị Dậu đánh lại bọn cai lệ là hành động phản kháng mang tính chất tự phát. Nhà văn Nguyễn Tuân đã bình luận thật hay : " trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu". Chương "Tức nước vỡ bờ" thật hay. Giọng văn của Ngô Tất Tố tràn đầy niềm vui hả hê. Thái độ yêu ghét của Ngô Tất Tố rất rõ ràng. Ông lên án chính sách sưu thuế dã man, ông khinh bỉ bọn quan lại thì dâm ô, bọn cường hào thì tham lam, bê tha, độc ác. Ông đã dành cho vợ chồng chị Dậu và đàn con thơ, nhất là cái Tí bao tình thương và lòng trắc ẩn.

      Chị Dậu, chồng con chị cũng như hàng triệu nông dân là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. Sưu cao thuế nặng, ách áp bức của bọn cường hào địa chủ đã tước đoạt quyền sống làm người của họ. Nhân vật chị Dậu là hiện thân cho bao phẩm chất tốt đẹp của người nữ nông dân như đảm đang, đôn hậu, giàu tình thương chồng , thương con, dũng cảm chống áp bức.

       Bức chân dung chị Dậu đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo trong tiểu thuyết "Tắt đèn". Ta càng cảm thấy " Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra", như Nguyễn Tuân đã nhận xét.

20 tháng 9 2016

bạn tự lm hả???

28 tháng 12 2021

hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

28 tháng 12 2021

nguyên nhân: do sự chuyển động quay quanh mt

mọi người giúp e câu này với e đang cần gấp lắm Bài 1 :(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình , với mái trường cũ thân thương của mình , để các em nhỏ sẽ không còn '' khát '' sách đọc . Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình '' Sách hóa nông thôn Việt Nam '' , đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có...
Đọc tiếp

mọi người giúp e câu này với e đang cần gấp lắm 

Bài 1 :

(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình , với mái trường cũ thân thương của mình , để các em nhỏ sẽ không còn '' khát '' sách đọc . Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình '' Sách hóa nông thôn Việt Nam '' , đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố . 

(2) Anh Nguyễn Quang Thạch , người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh . Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ât Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015 . Anh là cử nhân tiếng Anh , đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế . Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học , dòng họ...để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017 , giúp hơn 10 triệu nông thôn có sách đọc . 

(...) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí , xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng . Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mini rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức . Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách , với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng , giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn , đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách / năm.''

Câu Hỏi : theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch : hiện nay , trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách / năm . Từ thực trạng này , anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình '' Sách hóa nông thôn Việt Nam '' do anh khởi xướng . Trả lời trong khoảng 5-7 dòng 

Bài 2 : cho 2 đoạn thơ sau 

Ngày xưa , Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là '' lúc bình thời , khoan sức cho dân để kế sâu rễ , bền gốc '' . Nguyễn Trãi chê Hồ Qúy Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc , mà không biết lấy sức dân làm trọng . Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn , đều rất coi trọng sức dân để giữ nước , chống giặc . 

Ngày nay , Hồ Chủ Tịch kêu gọi : '' Diệt giặc đói , diệt giặc dốt , diệt giặc ngoại xâm '' . Người nói : phải '' dựa vào lực lượng của dân , tinh thần của dân '' . Khác với người xưa , Hồ Chủ Tịch chỉ rõ : Làm những việc đó là '' để mưu cầu hạnh phúc cho dân '' 

Câu Hỏi : tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo , Nguyễn Trãi , Hồ Qúy Ly vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào ? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng .

2
12 tháng 9 2016

giúp mình với mọi người 

14 tháng 9 2016

 

Câu 1. Cần nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam". Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

-     Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.

-    Chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.

 

6 tháng 11 2016

I. Mở bài:
- Trong cuộc sống thực tại, một trong những nguyên nhân làm Trái Đất biến đổi khí hậu và môi trường bị ô nhiễm là vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng.
- Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống.
- Vậy, chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?
II. Thân bài:
1. Biểu hiện:
- Vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng là một thói quen vẫn thường xảy ra trong đời sống của con người Việt Nam:
+ Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, ngoài công viên,… người ta vẫn sẵn sằng vứt ra túi ni lông, thuốc lá,…
+ Ngay cả trong trường học, học sinh cũng thường vứt rác vào ngăn bàn, chân cầu thang, dưới sân trường…
+ Những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, lượng rác thải cũng quá nhiều, bộ phận gom rác cũng phải làm việc liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để về vệ sinh môi trường.
+ Ngồi trên hồ, dù là hồ đẹp, nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm là niềm tự hào của người dân Việt Nam thế mà do rác thải của khách dạo chơi ven hồ vứt xuống đã làm cho nước bị biến chất, biến “nàng hồ” xinh đẹp trở thành cái bể nước thải trong lòng thủ đô, cụ Rùa sống lâu năm ở đó cũng phải ngoi lên…
-> Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa.
2. Nguyên nhân:
a. Chủ quan:
- Do thói quen đã có từ lâu đời.
- Do thiếu hiểu biết.
- Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm lòng…
( Người Việt Nam có thói quen vứt rác ra đường, nơi công cộng bởi họ bắt đầu bằng một nhận thức: nơi ấy không thuộc phạm vi nhà mình, có bẩn cũng không ảnh hưởng đến mình, không ai chê cười đến cá nhân mình thế là cứ hồn nhiên xả rác. Người lớn xả, trẻ con xả…Không ai cười, cũng chả ai lên án người xả rác, có chăng một số người có ý thức cũng chỉ ngậm ngùi, thở dài, ngao ngán nhìn…rồi đành vậy chứ chả biết nói sao vì biết mình cũng chẳng làm được gì trước thói quen vô ý thức của cả một đám đông khổng lồ…)
b. Khách quan:
- Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu ( các phương tiện thu gom rác còn hạn chế, thiếu thốn, có nơi còn không có phương tiên cũng như người thu gom rác…)
- Giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân.
- Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.
c. Tuyên truyền rộng rãi nhưng không sâu sắc về tác hại của việc xả rác ( chừng nào người dân còn chưa thấy xấu hổ khi xả rác nơi công cộng, chưa có ý thức giữ gìn nơi công cộng như nhà mình, chưa nghĩ rằng mình sẽ bị phạt nặng hoặc có thể bị ra tòa hoặc bị mọi người chê cười, lên án…chừng ấy vẫn còn hiện tượng xả rác ra đường, nơi công cộng).
3. Tác hại/ hậu quả:
- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Bệnh tật phát sinh ( có khi thành dịch), giảm sút sức khỏe, tốn kém tiền bạc…
- Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp vốn có ( có nơi còn bị biến dạng,bị phá hủy do rác).
- Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượng tốt đẹp.
- …
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
- Xả rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.
- Những hiện tượng này chứng tỏ con người chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống, chưa có trách nhiệm với cộng đồng cũng như đối với cuộc sống của bản thân mình.
- Bởi vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường.
- Chúng ta phải tuyên truyền cho mọi người hiểu được tác hại của hiện tượng này.
- Đồng thời, nhà nước cũng cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc thu gom rác thải và cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc với các hành vi vi phạm. ( liên hệ với đất nước Singapore)
III. Kết bài:
- Mơ ước chung của nhân dân ta: trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành một trong những con rồng châu Á.
- Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy.
- Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người: bỏ rác đúng nơi quy định.

6 tháng 11 2016

Ngày nay đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa . Thế nhưng , được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương ***** khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường . Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình , tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố . Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi . Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người .

Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao ? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá . Chúng vương ***** khắp nơi gây ùn tắc giao thông . Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình . Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa . Như đã kể ở trên , xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi . Thịt của chúng dần phân hủy kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua . Tệ hại hơn , đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lý mà họ đã tự ý ném xác chúng xuống hồ , ao . Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao , hồ này sẽ chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gai đình . Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng . Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước . Chúng khiến cho cống không thoát được nước . Vào những ngày mưa lớn , do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả , nước tràn khắp đường phố , cản trở giao thông . Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà . Nhìn cảnh tượng ấy , em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất .

Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất nhiều . Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo , vỏ bánh . Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô . Làm sao các thầy , các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy . Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác , dọn vệ sinh lớp . Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp . Thật tai hại làm sao !

Ngày hôm nay , vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều . Nước ta đã là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO . Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến . Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông . Mọi người được giới thiệu về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện . Nhưng khi nhìn thấy những sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng ? Hay đó là một cách nhìn khác , cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam . Có lần em đi trên đường và nhìn thấy một đoàn khách du lịch nước ngoài . Khi đi ngang qua một ngôi trường , nhìn thấy những tờ quảng cáo của các nhóm gia sư bị ném vương ***** đầy rẫy trước cổng trường , họ lắc đầu và đi về phía khác . Vừa đi , những người khách vừa trò chuyện . Và từ xa, em thoáng nghe được một câu nói bằng tiếng Anh của một trong số họ : “ Người Việt Nam là thế sao ?” Chỉ là một lời nói nhưng đối với em sao thật nặng nề , thật xấu hổ . Lúc đó em đã nghĩ rằng phải chi những tờ bướm kia không được phát một cách bừa bãi , cổng trường không còn rác thì chắc những vị khách trên đã không nói như vậy .

Chưa bao giờ , ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi . Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày , từng giờ . Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn , nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người , từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi . Nói cách khác , những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh , thể hiện hành vi vô văn hóa , gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh , tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý , khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người . Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu

“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”

Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gianđể đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt . Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức , phản văn hóa, văn minh , phá hoại môi trường sống . Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp . Mặt khác , nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng . Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường . Còn ở Việt Nam thì sao ? Những người vô ý thức vẫn ung dung như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi , nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe.

Bạn tham khảo nha!