Theo em, trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc? Em biết tác phẩm nào có cùng cách viết tương tự như thế?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nếu lược bớt các đoạn văn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, ... không được vì thiếu miêu tả thì sự vật sẽ ko được sinh động, tính cách nhân vật không được bộc lộ rõ nét, và không tái hiện được những chuyện đã xảy ra.
2- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đôi cánh; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; cái răng đen nhánh; sợi râu ... là hết sức chính xác và sinh động.
- Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người.
Ví dụ:
- Về hình dáng: người ốm người mập cũng như ở đây Dế Mèn to khỏe, mập mạp còn Dế Choắt gầy gò ốm yếu.
- Về tính cách: người hiền lành, yếu ớt nhưng cũng có người mạnh mẽ, hung hăng…
=> Chính vì vậy, có thể nói thề giới con vật mà tác giả kể đến ở đây thực ra cũng là thế giới của con người.
- Một số tác phẩm viết về loài vật có cách viết tương tự như:
- Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn)
- Chú đất nung (Nguyễn Kiên)
3- Vì đây là sự việc đầu tiên kể từ khi Dế Mèn bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. (mình nghĩ thế )
- Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.
Hình ảnh những con vật miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện " Bài học đường đời đầu tiên"?
-Những con vật được miêu tả trong truyện là:.....Dế Mèn, Dế Choắt...
-Những truyện có cách viết tương tự Dễ Mèn phiêu lưu kí:
+Vịt chị, Vịt em
+Võ sĩ Bọ Ngựa
+Ếch ngồi đáy giếng
..............................
Em tham khảo:
Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt rất khó chịu, vừa thể hiện sự trịch thượng kẻ cả, vừa thể hiện sự ích kỉ, khinh thường.
Sự trịch thượng kẻ cả:
Xưng hô với Dế Choắt là chú mày và tao mặc dù cả hai cùng bằng tuổi, đó là thái độ của kẻ cả, bề trên.
Trong con mắt của Dế Mèn, chân dung của Dế Choắt cũng được miêu tả một cách thê thảm, xấu xí: gầy gò, dài lêu khêu, như gã nghiện thuốc phiện…Đó là cái nhìn thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đối với bạn mình.
Ích kỉ khinh thường:
Sang chơi nhà Dế Choắt thì hết sức chê bai nhà Dế Choắt: luộm thuộm, bề bộn, tuềnh toàng…
Dế Choắt xin đào giúp một ngách sang nhà Dế Mèn thì Dế Mèn khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phỉ báng.
- - Theo em nhân vật Dế Mèn có giá trị về mặt sức khỏe, mạnh mẽ , cường tráng và rất kiên trì trong công việc
- Câu truyện " Dế Mèn phiêu lu kí" có một nội dung thích hợp hơn đối với những đọc giả thiếu nhi hơn, truyện có tính chất phiêu lưu kì ảo hoang đường, nội dung câu truyện cũng rất thích hợp đối với trẻ nhỏ
- Dế mền có tính kiên trì và nhẫn nại, lại có sức khỏe mạnh mẽ cường tráng nến có thể dễ dàng vượt qua khó khăn trong đường phiêu lưu của mình
Qua ngòi bút miêu tả của Tô Hoài, bức chân dung tự họa về nhân vật Dế Mèn đã được khắc họa như thế nào?
-Bức tranh tự họa về nhân vật Dế Mèn khắc họa hình tượng Dế Mèn lực lưỡng , khỏe mạnh , tràn đầy sức sống của tuổi trẻ.
-Thể hiện được sức sống mạnh mẽ của tuổi đang trưởng thành của Dế Mèn.
=>Bức chân dung tự họa này mang đậm tính chất phô trương, tự mãn, đồng thời là sự hiểu biết hời hợt, nông nổi, đậm chất tự phụ, kiêu ngạo.
Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫ đến cái chết của Dế Choắt. Qua đó em có suy nghĩ gì về tính cách của Dế Mèn?
-Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:
+Lúc bắt đầu chế giễu , hời hợt:
\(-\)Tự phụ , kiêu ngạo , không sợ ai : ''Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !.''
+Sau khi chế giễu:
\(-\)Sợ hãi , hèn nhát , trốn tránh trách nhiệm : ''Chị trợn tròn mắt, giương cánh lên…Tôi chui tọt vào hang'' ; ''Nép tận đáy mà tôi cũng chết khiếp, nằm im thin thít.''
+Lúc dế choắt bị chị Cốc mổ chết :
\(-\)Ăn năn , hối lỗi , rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình : ''Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này.'' ; ''Tối hối lắm! tôi hối hận lắm.''
=> Dế Mèn từ một chú dế hung hăng, kiêu ngạo trở thành người hiểu chuyện và chín chắn hơn.
Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Dế Choắt đã nói với Dế Mèn rằng: Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Qua những lời nói đó, em có suy nghĩ gì về Dế Choắt?
-Dế choắt là hình tượng đối lập với Dế Mèn .Dế Mèn mạnh mẽ , cường tráng đến đâu thì Dế Choắt lại gầy gò , ốm yếu đến vậy.Mèn ta kiêu căng , xốc nổi , tự phụ , hời hợt ,suy nghĩ thiếu chín chắn còn Dế Choắt lai trái ngược , cậu là một người am hiểu sự đời , chín chắn , trưởng thành hơn Dế Choắt còn rất giàu lòng vị tha , tuy rằng cái chết oan uổng đó không phải là do cậu , mà là do cậu bạn Dế Mèn nhưng cậu lại không trách Dế Mèn mà trái lại , cậu khuyên răn Dế Mèn một bài học quý giá .
– Những đặc điểm của con người được gán cho các con vật trong truyện là: biết nói năng, suy nghĩ, mỗi con vật có tính cách riêng.
- Những câu chuyện về loài vật có cách viết tương tự: "Ếch ngồi đáy giếng"; "Đeo nhạc cho Mèo"; "Con hổ có nghĩa" ... đều dùng lối nhân hóa để viết về loài vật.