Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nhé:
Ông cha ta có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” để cho thấy tầm quan trọng của lời chào trong cuộc sống. Trước hết có thể hiểu rằng lời chào là lời nói dùng để chào hỏi giữa những người quen thân hoặc cả xa lạ. Lời nói này thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào với người trên, người lớn tuổi trước. Ví dụ như con cái chào hỏi bố mẹ trước khi đi học, học sinh chào thầy cô giáo, em gái chào anh chị… Ý nghĩa của lời chào thể hiện được sự tôn trọng, cũng như tạo được thiện cảm với người đối diện. Đặc biệt là với đất nước Việt Nam vốn trọng lễ nghi thì điều này lại ngày càng quan trọng hay sao? Nhưng trong cuộc sống hiện đại, nhiều bạn trẻ dường như đã quên mất giá trị của lời chào. Họ cho rằng lời chào hỏi chỉ là sự khách sáo, câu nệ. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Lời chào hỏi là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử, thể hiện được nhân cách tốt đẹp của con người. Chính vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là mỗi học sinh cần phải giữ gìn được điều đó.
* Không gạch chân được nên mình dùng in nghiêng nhé
Refer
Ca khúc “Việt Nam ơi” là một trong những tác phẩm văn nghệ em rất yêu thích. Mỗi khi nghe ca khúc này vang lên, lòng em lại rạo rực tình yêu và lòng tự hào về đất nước Việt Nam ta. Chao ôi, những ca từ của ca khúc thật đẹp đẽ và ý nghĩa: “Bao nhiêu con người/ Chung tay xây đời/ Niềm tin nơi một Việt Nam sáng tươi”. Với giai điêu hào hùng, sôi động cùng lời kêu gọi được lặp đi lặp lại “Việt Nam hỡi, Việt Nam ơi, tự hào hát mãi lên Việt Nam ơi”, ca khúc thổi bùng lên trong người nghe ý thức và tinh thần tự tôn dân tộc. Chắc hẳn không chỉ có riêng em mà tất cả mọi người khi nghe ca khúc Việt Nam ơi đều sẽ có chung những cảm xúc này.
- Thành phần tình thái: Chắc hẳn
- Thành phần cảm thán: Chao ôi
Tham khaûo
Đọc “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, ta bắt gặp hình ảnh một em bé mồ côi bố, phải xa mẹ, sống thui thủi cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của bà cô. Em phải chịu những ngày tháng đau khổ, tủi nhục. Nhưng trong những ngày tháng đau khổ ấy, trái tim yêu thương của em vẫn dành cho mẹ một cách đằm thắm và trọn vẹn. Cuộc gặp gỡ mẹ sau một năm trời xa cách là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ôi, thật không gì bằng khi được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ.
refer
Đọc sách mang đến cho chúng ta nhiều điều bổ ích. Đọc sách Lịch sử giúp ta sống lại với những cuộc kháng chiến hào hùng, để ta biết trân trọng và gìn giữ hòa bình hôm nay. Đọc sách địa lý giúp ta hiểu biết về các hiện tượng thời tiết như mưa, nắng, lũ lụt, thủy triều, hiệu ứng nhà kính,.....,....Đọc sách toán học, du lịch, kinh tế,....giúp ta mở mang tư duy....Mỗi cuốn sách hay đều mang những giá trị tích cực đến cho con người khi đọc nó. Và sách không chỉ cung cấp lượng tri thức khổng lồ, khi đọc sách, tâm hồn chúng ta được bồi đắp những cảm xúc tốt đẹp. Đọc sách văn học để ta biết đồng cảm, sẻ chia, biết thương và xót xa trước số phận của những nhân vật, biết căm phẫn trước những bất công, ngang trái của xã hội cũ,....Đọc Hạt giống tâm hồn, ta thấy lòng mình lắng lại, biết trân quý những điều bình dị, nhỏ bé trong cuộc sống, biết yêu thương cuộc đời dẫu còn nhiều những chông chênh, biết cảm ơn những tấm lòng vị tha, nhân ái, những vòng tay dẫu gian nan vẫn sẵn sàng nâng đỡ kẻ khốn khó hơn mình. Hãy chọn cho mình một cuốn sách hay để đọc, hãy đọc thật kỹ và nghiền ngẫm từng con chữ trên mỗi trang sách, bạn sẽ thấy được vô vàn điều tốt đẹp mà nó mang đến. Hãy yêu sách như yêu chính bản.
tham khảo
Đọc sách mang đến cho chúng ta nhiều điều bổ ích. Đọc sách Lịch sử giúp ta sống lại với những cuộc kháng chiến hào hùng, để ta biết trân trọng và gìn giữ hòa bình hôm nay. Đọc sách địa lý giúp ta hiểu biết về các hiện tượng thời tiết như mưa, nắng, lũ lụt, thủy triều, hiệu ứng nhà kính,.....,....Đọc sách toán học, du lịch, kinh tế,....giúp ta mở mang tư duy....Mỗi cuốn sách hay đều mang những giá trị tích cực đến cho con người khi đọc nó. Và sách không chỉ cung cấp lượng tri thức khổng lồ, khi đọc sách, tâm hồn chúng ta được bồi đắp những cảm xúc tốt đẹp. Đọc sách văn học để ta biết đồng cảm, sẻ chia, biết thương và xót xa trước số phận của những nhân vật, biết căm phẫn trước những bất công, ngang trái của xã hội cũ,....Đọc Hạt giống tâm hồn, ta thấy lòng mình lắng lại, biết trân quý những điều bình dị, nhỏ bé trong cuộc sống, biết yêu thương cuộc đời dẫu còn nhiều những chông chênh, biết cảm ơn những tấm lòng vị tha, nhân ái, những vòng tay dẫu gian nan vẫn sẵn sàng nâng đỡ kẻ khốn khó hơn mình. Hãy chọn cho mình một cuốn sách hay để đọc, hãy đọc thật kỹ và nghiền ngẫm từng con chữ trên mỗi trang sách, bạn sẽ thấy được vô vàn điều tốt đẹp mà nó mang đến. Hãy yêu sách như yêu chính bản.
Bạn tham khảo :
Chắc hẳn ai cũng biết, chúng ta đang sống trong thời đại 4.0. Do vậy mà nhiều người đã quên đi những thú vui thường nhật mà trước vẫn thường làm. Ôi ! Thật là một điều không tốt cho xã hội hiện tại. Thay vào đó chính là việc sử dụng smartphone, máy tính bảng,... để lên mạng đọc tin tức, đọc sách báo, giải trí, mua sắm. Bây giờ chỉ cần một nút chạm thôi là cả thế giới thay đổi liền. Đặc biệt là những bạn trẻ ngày nay, hình như các ban đã quên hẳn đi việc đọc sách. Đọc sách đem đến cho chúng ta một nguồn tri thức dồi dào. Học và đọc nhiều không bao giờ là thừa hết. Chúng ta càng hiểu biết nhiều, có kiến thức càng rộng thì con đường tương lai càng rộng mở và có thể thực hiện được tâm nguyện của Bác Hồ đưa đất nước " sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không?". Việc đọc sách ít, hay không đọc sách khiến cho giới trẻ có năng lực đọc kém, viết sai chính tả, nói năng không đúng mực. Có thể cho rằng vốn từ của các bạn ngày càng hạn hẹp hơn so với những người có thói quen đọc sách. Một thực tế nữa là giới trẻ ngày nay thường yêu thích những thứ có tính thuần giải trí như game, mạng xã hội, thần tượng, …Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến giới trẻ trở nên lười biếng, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày. Nhà chính trị Mahatma Gandhi (Ấn Độ) đã nói để nhấn mạnh giá trị của việc đọc sách, đặc biệt là với các bạn trẻ “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”.