K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2021

C1:

Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.

25 tháng 1 2021

có chép mạng k ạ

11 tháng 8 2021

Tham khảo ạ !!

Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.

11 tháng 8 2021

Tham khảo !

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Đề bài 1 :

*** Dàn bài:

MB : - Giới thiệu về sực chủ động và vai trò cảu sự chủ động trong cuộc sống con người.

TB : 

1. Giải thích 

- Chủ động là chủ động là có thể tự mình xoay sở, có biện pháp đối phó và khắc phục, không bị bất ngờ dẫn đến bất động không thể phản ứng được

2. Chứng minh

- Cuộc sống này luôn tồn đâị đầy rẫy những bất ngờ, thuận lợi và khó khăn. Con người vì thế rất cần sự chủ động để có tâm thế vững vàng khi đứng trước phong ba của cuộc đời.

- Con người cần tạo lập cho mình thói quen chủ động trong tất cả lĩnh vực cảu cuộc sống : 

+ Chủ động trong công việc :  Vạch ra tất cả những công việc mà bạn cần làm và sắp xếp lịch làm việc cho phù hợp.

+  Chủ động trong cuộc họp :  Đây là cơ hội giúp bạn tỏa sáng và thể hiện bản thân. Mạnh dạn đặt một câu hỏi trong cuộc họp, sẽ khiến bạn thấy tự tin hơn, tạo tiền đề cho việc chủ động ở lần tiếp theo.

+ Chủ động, tích cực trong việc tiếp cận các cơ hội

+ Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng

+ Chủ động thay đổi con người

+ Chủ động với tương lai của chính bạn

_   Để phát triển sự chủ động trong con người  chúng ta cần phải:

+ Xây dựng một kế hoạch công việc rõ ràng.

+ Tự tin trong mọi tình huống.

+ Thấy được cơ hội và tiềm năng phát triển.

+Không quay đầu lại trước khó khăn.

+ Quyết đoán trong suy nghĩ và hành động

+ Có tinh thần cầu tiến và thái độ học hỏi.

KB : - Khẳng định sự chủ động là điều rất cần của con người trong cuộc sống.

- khuyên con người cần chủ động trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống.

** Bài viết tham khảo

Cuộc sống vốn là những vòng tuần hoàn mà con người không thể đoán định trước. Chính vì thế, chẳng biết lúc nào ta sẽ gặp phải những khó khăn, trắc trở trong cuộc đời. Muốn vững vàng trước những phong ba bất ngờ sẽ ập đến thì con người cần phải có sự chủ động.  Vì thế cho nên con người phải luôn trong tư thế chủ động, sẵn sàng đối mặt với khó khăn. Có như vậy ta mới không bị cuộc đời làm cho gục ngã.

Vậy theo các bạn chủ động là gì? Tại sao chúng ta lại cần phải chuẩn bị trước những tính huống xấu? Trước tiên, chủ động là có thể tự mình xoay sở, có biện pháp đối phó và khắc phục, không bị bất ngờ dẫn đến bất động không thể phản ứng được. Chúng ta luôn cần phải chuẩn bị trước những tình huống có thể xảy đến và trong cuộc đời hữu hạn này, cơ hội chỉ đến trong phút chốc, nếu chúng ta không biết nắm bắt sẽ hối hận cả đời. Việc chuẩn bị trước những tình huống xấu giúp ta có sự nhanh gọn trong việc xử lý mọi việc, ít tổn thất và đạt được mục đích của mình. Bạn sẽ không trở nên lúng túng hay sững sờ vì những gì xảy ra bởi chăng mọi chuyện đều đã được bạn dự đoán và bạn biết phải làm thế nào cho đúng.

Cuộc sống luôn mang đến những điều bất ngờ và khó lý giải. Bởi vậy, chúng ta phải luôn trong tâm thế chủ động và sẵn sàng đón nhận, giải quyết. Chúng ta càng giải quyết vấn đề nhiều thì càng trở nên nhạy bén và nhanh nhẹn với các tình huống trong cuộc sống. Một ví dụ rất gần gũi mà trong chúng ta ai cũng trải qua đó là những bài kiểm tra bất chợt khi bắt đầu môn học. Đó thực sự cũng chẳng phải là tình huống xấu nhưng với lứa tuổi học sinh thì những bài kiểm tra như thế sẽ trở thành cơn ác mộng nếu không thể làm được. Khi được thông báo có bài kiểm tra 15 phút chắc hẳn ai cũng sẽ hoàn mang và bắt đầu lo lắng, thế nhưng nếu chúng ta luôn học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà thì sẽ không có nhiều lo lắng như vậy, công việc tiếp theo của chúng ta chỉ là chờ cô giáo phát đề và đặt bút làm trong khi các bạn xung quanh đang hoảng loạn tìm người giúp đỡ. Vậy là, nếu có chuẩn bị trước chúng ta sẽ được ở trong trạng thái chủ động và đạt được kết quả tốt trong công việc.

Chuẩn bị trước những tình huống xấu trong trong cuộc sống rất quan trọng ngay cả khi công việc của bạn đang thuận buồm xuôi gió. Có thể hiện tại, bạn đang là một học sinh giỏi, nhưng cũng đừng quá tự mãn về thành tích của mình, việc học là không ngừng trau dồi và rèn luyện, vì vậy, nếu bạn không tiếp tục chăm chỉ và rèn luyện rồi sẽ có một ngày thành tích của bạn đi xuống vì lượng kiến thức hao hụt ngày càng nhiều. Học là một quá trình nối tiếp không ngừng nghỉ và khi bạn không có được kiến thức nền tảng thì sẽ không thể học được nâng cao, và như bạn đã biết những bài kiểm tra thường không ở mức độ trung bình và cơ bản như sách giáo khoa. Vì vậy đừng dừng lại ngay cả khi bạn đã có được thành công!

Việc chủ động, chuẩn bị trước những tình huống cũng đúng với việc kinh doanh buôn bán. Giả sử ở thời điểm hiện tại mặt hàng mà bạn kinh doanh rất thu hút thị hiếu người dân và bán chạy, nhưng rồi vì ham mê lợi nhuận mà bạn chỉ tập trung vào việc sản xuất mà bỏ qua bước nghiên cứu thị trường thì chỉ sau một thời gian ngắn, công việc kinh doanh của bạn sẽ đổ bể bởi sở thích của con người rất dễ thay đổi. Nó phụ thuộc vào từng thời điểm và chịu tác động bởi nhiều nhân tố bên ngoài, vậy nên chuẩn bị trước những tình huống xấu có thể xảy ra là rất quan trọng, tự tin với khả năng của bản thân là tốt nhưng đồng thời cũng nên không ngừng nghi ngờ để tìm ra những lỗ hổng, những tình huống xấu để chủ động hơn nhằm giảm thiểu tổn thất và hậu quả.

Con người dù sống lành mạnh và may mắn đến đâu nhưng rồi cũng có thể mắc bệnh và khi ấy chúng ta phải chuẩn bị tâm lý để chiến đấu đẩy lùi bệnh tật. Khi tiêu dùng hằng ngày, chúng ta cũng nên tích góp dành dụm để phòng cho những lúc gặp khó khăn bởi bệnh tật. Chúng ta cũng cần có những mối quan hệ vững chắc để ủng hộ mình, giúp bản thân vượt qua khó khăn. Họ sẽ trở thành hậu phương vững chắc mà sau này chúng ta cần đến.

Không một ai có thể dự đoán trước được điều gì sẽ xảy đến với mình trong tương lai, vậy nên, tất cả đều phải chủ động chuẩn bị với những tình huống xấu. Khi đã có chuẩn bị, chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề, không bối rối lúng túng và có cách giải quyết thích hợp. Khi có sự chuẩn bị trước, chúng ta có thể phát huy hết khả năng của bản thân, từ đó giảm thiểu thiệt hại cũng như có cơ hội xoay chuyển tình thế gặt hái được thành công trong công việc của mình. Và ngược lại, nếu như không có chuẩn bị, chúng ta sẽ hoàn toàn bất lực trước những gì xảy ra, để rồi khi mọi việc trôi qua lại tiếc nuối để rồi nói giá như, nếu như mình làm thế này thì tốt. Và đó cũng là câu nói của đa số mọi người thường than vãn về sự thất bại của mình. Bí quyết của người thành công là không ngừng phấn đấu, không ngừng chuẩn bị để đón nhận những bất ngờ từ cuộc sống. Chỉ có mạnh dạn dấn thân vào khó khăn, mạo hiểm thì mới gạt hạt được thành công lớn vì vậy hãy dốc hết sức mình để tìm nước cờ đúng nhất cho bước đi của mình.

Cuộc sống là của bạn, lựa chọn sống như thế nào cũng là quyền của bạn nhưng nên nhớ rằng chuẩn bị trước không có gì là thừa, những cố gắng, công sức của bạn sau này ắt sẽ có câu trả lời xứng đáng vì vậy đừng từ bỏ, đừng vì đôi phút lười biếng mà hủy hoại cả sự nghiệp của mình. Khó khăn rồi sẽ qua, có công mài sắt rồi sẽ có ngày nên kim và bạn có thành công hay không đều phụ thuộc vào khả năng ứng biến trước những tình huống bất ngờ xảy đến trong công sống của mình. Nếu muốn thành công, nếu muốn có được kết quả tốt nhất hãy chủ động chuẩn bị trước những tình huống xấu của cuộc sống.

Đề bài 2 :

Thói ghen ghét, lòng đố kị là một trong những thói hư tật xấu, làm hạ thấp giá trị của con người, làm cho mối quan hệ giữa ta với người khác không được tốt đẹp. Lòng ghen ghét, đố kị không nhưng làm cho bản thân khổ sở mà còn gây cho người khác nhiều khó khăn, trở ngại. Bởi thế, nhà văn Edmondo de Amicis đã từng nhắc nhở: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”.

   Bằng hình ảnh so sánh độc đáo, nhà văn Edmondo de Amicis đã chỉ ra rằng thói ghen ghét, đố kị trước những thành công, tương lai, địa vị và những điều tốt đẹp mà người khác đang có chẳng khác nào như một con rắn độc từng bước đầu độc trái tim và khối óc, làm tha hóa tâm hồn, nhân cách, đạo đức của con người.

  Thói ghen ghét, đố kị làm cho con người trở nên ti tiện, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ, tự hạ thấp giá trị bản thân mình. Phải biết rằng những thành công mà người khác có được đâu phải tự nhiên mà có. Nó được đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, công sức lao động khó nhọc mà ra. Nếu ta chăm chỉ làm lụng, chịu khó học hành, trau dồi tài năng trí tuệ của bản thân mình thì ắt hẳn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành tựu, có được những gì mình mong muốn. Thế nên, không nên đố kị, ghen tị người khác.

   Mỗi một người đều có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Có thể họ tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó và ta cũng vậy. Đừng ghen tị so đo mà tự chuốc lấy phiền não, rồi tỏ ra cau có, bực dọc đối với người khác làm cho mối quan hệ giữa ta với họ trở nên không còn tốt đẹp như trước. Những người như thế thật đáng bị chê trách.

   Một số người vì ghen tị với tài năng của người khác mà tìm đủ cách hãm hại, trù dập, không cho người đó cơ hội thăng tiến, phát triển tài năng, kìm hãm sự phát triển của đất nước.

   Phải phân biệt giữa thói ghen tị và thi đua. Thói đố kị, ganh ghét và tinh thần thi đua, cầu tiến giống nhau ở chỗ từ thành công của người khác khiến cho ta không hài lòng và vui vẻ. Nếu là người có lòng đố kị, ganh đua họ thường sẽ mỉa mai, gièm pha, khiêu khích. Nếu là người có tinh thần thi đua, họ sẽ lấy đó làm bài học mà phấn đấu vươn lên và vượt qua.

   Quyết tâm loại bỏ thói ghen tị, luôn vui mừng trước những thành tựu của người khác, không ngừng học hỏi, trao dồi, hoàn thiện nhân cách, tài năng của chính mình.

   Lòng đố kị là nguyên nhân dẫn đến sự dối trá. Sự dối trá lại mang đến tai họa cho bản thân. Bởi thế, hãy làm đúng như Edmondo de Amicis khuyên bảo: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”.

7 tháng 5 2023

Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững trãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.

Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.

Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.

Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.

30 tháng 11 2021

Tham khảo

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

30 tháng 11 2021

Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Câu ca dao đã có câu

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.  
chúc bạn học tốt

21 tháng 11 2021

Tham khảo

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

30 tháng 1 2020

Tham khảo:

1.

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.

Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.

Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.

Hỡi cô tát nước, bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:

Trong đầm gi đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bàn thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.

Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.

Đến văn học hiện đại chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:

Ta về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...

Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.

Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.

2.

Trong cuộc sống chúng ta, chỉ vì tính kiêu ngạo mà nhiều người đã phải chịu hậu quả là thất bại đắng cay. Chúng ta cứ nghĩ ta là nhất, là đầu, nhưng tất cả chỉ là sự tự mãn mà thôi. Ông cha ta đã khuyên chúng ta không được tự kiêu, tự đại quá trớn, quá mức qua câu: "Chớ nên tự phụ".

Tự phụ là tự kiêu, tự đại, tự đắc, đánh giá một cách thái quá về bản thân mình trước người khác. Tự phụ là thiếu tôn trọng người khác, không xem ai ra gì cả. Như vậy lời khuyên nhẹ nhàng mà thấm thía: chúng ta không nên kiêu căng, tự mãn để rồi sẽ làm hại, làm tổn thương chính bản thân mình.

"Chớ nên tự phụ" là kiến hoàn toàn đúng vì tự phụ là một thói xấu của con người mà ai cũng cần tránh. Tự phụ là một thói quen xấu khá phổ biến trong xã hội. Người tự phụ luôn đề cao quá mức về bản thân mình mà không coi ai ra gì cả. Có nhiều người làm ở công ty, công sở nhưng lúc nào cũng tỏ ra là mình thông minh mà thực chất lại không được như thế. Họ luôn khinh thường người dưới để rồi khi được giao nhiệm vụ quan trọng, họ đã thất bại, làm uy tín của công ty giảm sút chỉ vì tính tự phụ cá nhân của họ. Người tự phụ sẽ khiến mọi người xa lánh, không muốn gần gũi, gắn bó và vì thế họ không hợp tác được với người khác trong công việc bởi một điều tự nhiên người khác nghĩ rằng khi bạn kiêu ngạo thì bạn sẽ chẳng cần biết cần nghe ai nói gì và luôn cho là mình đúng.

Người tự phụ sẽ không bao giờ có thể bước tới đỉnh vinh quang của thành công. Trong câu chuyện "Ếch ngồi đáy giếng", chỉ vì tự kiêu luôn cho mình là nhất, là chúa mà khi được ra ngoài giếng, ếch ta không chịu thích nghi với môi trường, vẫn huyênh hoang, tự đắc mà nó đã phải nhận sự trả giá bằng chính cái chết của mình. Bởi vậy nếu ai kia quá tự phụ như con ếch trong truyện thì hậu quả xảy ra với sự tự phụ ấy chính là một cái kết thúc đầy thảm bại.

Chúng ta tồn tại tính tự phụ bởi quá kiêu căng, tự mãn, lúc nào cũng cho mình là nhất mà không chịu học hỏi, khiêm tốn trước người khác. Chỉ vì nghĩ rằng mình là nhất và họ vô tình không tôn trọng người khác dù có thể đó là đàn anh, đàn chị của chính mình. Lời khuyên trên đầy chí lí, chí tình giúp thuyết phục con người: tự phụ là thói xấu, cần phải tránh. Chúng ta phải sống khiêm tốn, hòa nhã với mọi người, không được đánh giá mình quá cao, vượt mức giới hạn trước người khác nếu không sẽ chuốc lấy hậu quả khó lường.

Càng nghĩ tôi lại càng trách mình. Có đôi lúc tôi đã tỏ ra kiêu căng trước mặt bạn bè mà tôi không hề biết để rồi tôi đã nhiều lần mà vô tình suýt đánh mất tình bạn đẹp của mình. Các bạn ơi đừng ai như tôi nhé, tự phụ không hề giúp chúng ta tiến bộ mà nó còn vô tình tự đánh mất những tình cảm đẹp trong cuộc đời ta.

Lời khuyên, lời nhắn nhủ chân tình và sâu sắc biết bao. Chắc hẳn khi hiểu được lời nhắn nhủ này, nhiều người sẽ tự nhìn lại mình để thay đổi bản thân và có lẽ sẽ tự nhủ lòng mình sẽ không bao giờ là người tự phụ dù đôi lúc chỉ là vô tình.

3.

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Chúc bạn học tốt!
31 tháng 1 2020

1)

Tôi nhớ hồi học lớp năm, thầy giáo bảo tôi: "Tiếng Việt ta giàu và đẹp lắm em ạ, nên phải biết yêu quý, trân trọng và giữ gìn nó" (sở dĩ thầy nhắc khéo tôi là vì lúc ấy, tôi mới học lỏm được của anh trai mình mấy từ tiếng Pháp, lại học lỏm của chị con nhà bác hàng xóm mới đi Nga về mấy từ tiếng nga. Thế là trong bài tập làm văn, tôi chêm vào đó cả tiếng Pháp lẫn tiếng Nga. Lúc bấy giờ, tôi thầm nghĩ "Thầy có muốn viết như mình cũng chả được, vì thầy có biết ngoại ngữ đâu. Mà tiếng Việt có gì là ghê gớm lắm chứ!" Nhưng rồi học lên lớp 6, rồi lớp 7, tôi được tiếp xúc với bao áng thơ văn trữ tình đằm thắm, tôi mới thấy thấm thía câu nói đó của thầy tôi. Nghĩ lại những ý nghĩ ngây thơ và ngu ngốc hồi trước, tôi lại càng giận mình.

Tiếng Việt ta giàu đẹp như thế nào là vấn đề đã được không ít các nhà nghiên cứu quan tâm. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhà phê bình Đặng Thai Mai có Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc...

Các nhà văn, nhà thơ không cần bàn luận gì, họ chỉ lặng lẽ mài giũa cho tiếng Việt ngày càng "trong" và "sáng" hơn, ngày càng "giàu" và "đẹp" hơn.

Quả thực, tiếng Việt ta rất giàu và đẹp.

Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, hình tượng. Với một hệ thống các từ láy, từ ghép, từ tượng hình, tượng thanh, tiếng Việt có khả năng gợi ra được những hình ảnh rất rõ nét trong tâm trí của người nghe.

Chắc trong chúng ta ai cũng nhớ hai câu thơ với cách dùng từ gợi hình ảnh, trạng thái đầy ấn tượng của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhờ những từ láy lom khom, lác đác mà sức biểu hiện của câu thơ đã tăng gấp bội. Cảnh hoang vu, quạnh vắng của Đèo Ngang trong buổi chiều tà càng thêm hiu hắt, ảm đạm.

Một điều lí thú hơn là ngay cả những từ đơn âm của tiếng Việt cũng có giá trị gợi hình. Chẳng hạn như:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

(Hồ Xuân Hương)

Và đây nữa, hình ảnh con hổ uy nghi, dũng mãnh, đẹp một vẻ đẹp hùng tráng:

Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai cỏ sắc

Trong đêm tối mất thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi

(Thế Lữ)

Cùng với khả năng tạo hình, tiếng Việt còn là thứ tiếng giàu âm thanh, nhạc điệu. Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, thêm vào đó là hệ thống các thanh điệu với những âm độ, âm vực, tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: lúc du dương trầm bổng, lúc réo rắt, lúc lại sâu lắng, thiết tha...

Ta hãy nghe những giai điệu êm đềm, đằm thắm của câu ca dao:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Chấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn suơng

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ

Hãy cảm nhận âm điệu của những "dấu huyền ngọt ngào" (Xuân Diệu) trong câu thơ Chinh phụ ngâm:

Ngòi đầu cầu nước trong như lọc

Đường bên cầu cỏ mọc còn non

Và những giai điệu vừa sôi nổi rạo rực, vừa thiết tha đằm thắm, du dương của câu thơ Tố Hữu:

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.

Chỉ riêng với hai khả năng: tạo hình và tạo nhạc, tiếng Việt đã đủ xứng đáng là một thứ ngôn ngữ vừa giàu vừa đẹp. Tuy nhiên, sự giàu và đẹp của tiếng Việt không chỉ dừng lại ở đó. Một đặc điểm không thể bỏ qua của tiếng Việt là sắc thái gợi cảm, sắc thái biểu hiện cảm xúc. Nó có khả năng diễn tả tinh tế những trạng thái khác nhau trong đời sống nội tâm phong phú của tâm hồn Việt.

Chỉ lấy ví dụ riêng về mặt diễn tả tâm trạng nhớ nhung của con người cũng đủ làm ta ngạc nhiên.

Một trạng thái nhớ nhung bâng khuâng:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi gió dầm sương

Nhớ ai tát nước bèn đường hôm nao

(Trần Tuấn Khải)

Một trạng thái nhớ nhung cồn cào, da diết:

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm

(Ca dao)

Một nỗi sầu mênh mang, sầu thẳm:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng củ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.

(Chinh phụ ngâm)

Vốn từ của tiếng Việt cũng rất phong phú và độc đáo. Chỉ xét riêng vốn từ ngữ xưng hô cũng đã đủ làm nên sự đặc sắc đó. Trong từ ngữ xưng hô của tiếng Việt, ngoài những đại từ nhân xưng được ghi trong từ điển, người Việt ta còn dùng các danh từ chỉ quan hệ họ hàng làm từ xưng hô, khiến cho cách nói nàng hàm chứa nhiều sắc thái tình cảm hơn.

Ngay cách dùng từ ngữ xưng hô cũng rất đặc biệt. Đã có "ai" lại thêm "ta", rồi lại "mình". Những từ này có khi là chủ thể phát ngôn, có khi là đối thế tiếp nhận, có khi lại bao hàm cả hai.

Chỉ riêng từ "mình" trong hai ví dụ sau đã thấy bao điều lí thú:

Mình đi minh lại nhớ minh Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

(Tố Hữu)

Mình nói với ta mình hãy còn son

Ta đi qua ngõ thấy con mình bò

Con mình lấm đất cùng tro

Ta đi gánh nước rửa cho con mình

(Ca dao)

Càng tìm hiểu kĩ hơn về tiếng Việt, ta càng ngỡ ngàng trước sự giàu đẹp của nó và càng thêm yêu tiếng Việt hơn.

2)

Tục ngữ, thành ngữ từ lâu được coi là túi khôn dân gian. Đó không chỉ đơn giản là những lời nói, đó là cả trí tuệ, kinh nghiệm của cha ông ta thuở trước được đúc kết lại trong những câu chứ ngắn gọn. Qua sự chảy trôi không ngừng của thời gian, những câu tục ngữ ấy vẫn còn sống mãi trong tiềm thức, cuộc sống của người Việt. Bởi nó bám vào chân lí và những đạo lí làm người, là cái gốc cắm sâu xuống đất, để rồi như cây đời “mãi mãi xanh tươi”. Một trong những câu tục ngữ tiêu biểu về lối sống của con người là: “Chớ nên tự phụ”. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, các bạn sẽ gặp câu tục ngữ này trong những đề bài nghị luận xã hội. Làm bài cần chú ý theo các thao tác cơ bản: giải thích (là gì?), chứng minh (vì sao), bàn luận (như thế nào). Cần sửa dụng kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng để tạo độ thuyết phục và hấp dẫn cho bài viết. Sau đây, các bạn có thể tham khảo một số bài viết mẫu trước khi viết bài. Chúc các bạn học tập tốt!

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 VỚI CHỦ ĐỀ “CHỚ NÊN TỰ PHỤ”

Những câu tiếng Anh quen thuộc gần như đã trở thành khẩu ngữ của mọi người, đó là “Don’t be shy”, nghĩa là đứng ngại ngần. Chúng ta phải tự tin vào chính bản thân mình, vào những điều mình làm trước người khác. Nhưng sẽ thế nào nếu con người lại tự tin thái quá? Tục ngữ có câu “Chớ nên tự phụ”.

Tự phụ là tự đánh giá mình quá cao mà không coi trọng người khác. Có thể hiểu tự phụ đồng nghĩa với kiêu căng, tự mãn. Đây là nét tính cách và trạng thái tâm lí thường có ở mọi người. Nó tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của và sự nghiệp của mỗi người. Vì vậy, tự phụ là thói quen xấu cần phải tránh xa và loại bỏ.

“Chớ nên tự phụ” vì tự phụ là hoang tưởng nhiều hơn tin tưởng và tự tin. Tự phụ khiến cho con người ta hoang tưởng về mình, về tài năng và những gì mình có. Pascal từng nói: “Con người chỉ là một cây sậy…” Mỗi chúng ta chỉ là một sinh vật nhỏ bé trong vũ trụ bao la vô cùng mà thôi, một hạt cát trong sa mạc, một giọt nước nơi đại dương. Nhưng có vẻ nhiều người không nhận thức được điều đó. Chúng ta đều chỉ là những con ếch, chỉ khác nhau cái giếng mà thôi. Có những người miệng giếng rất hạn hẹp nhưng lòng giếng lại quá sâu khiến cho ếch kia tưởng mình là chúa của cả thế giới. Thói huênh hoang, hợm hĩnh đến lố bịch đáng ghét không chỉ làm cho người khác có ấn tượng xấu về mình mà còn làm hại chính mình. Người thông minh là người luôn biết khiêm nhường và học hỏi. Chúng ta có hai có hai cái tai để nghe và chỉ một cái miệng để nói. Khi nói ít lại, ta mới nghe được nhiều hơn. Nghe về những điều ta chưa biết, nghe để bồi đắp tri thức và để cải thiện chính bản thân mình. Vì thế mà vị triết gia nổi tiếng Socrates mới phát biểu: “tôi chỉ biết một điều, là tôi không biết gì cả”. “Bác học không có nghĩa là ngừng học”- Dawin. Nhìn vào những người thành công trên thế giới: lĩnh vực kinh tế như Mark Zuckerberg, Bill Gates, Jack Ma,… ; lĩnh vực chính trị: Barack Obama, Mahatma Gandhi,… và rất nhiều người khác cho thấy: khi ta học được nhiều, ta càng nói ít lại. Chỉ có những việc làm mới thể hiện ta là ai. Tự phụ chỉ là những bánh xe đưa ta lăn nhanh trên sườn dốc của sự băng hoại mà thôi.

“Chớ nên tự phụ” vì tự phụ là mất kỉ cương, là lạc loài. Bệnh tự phụ khiến cho con người không tuân theo những chuẩn mực xã hội đã có trong gia đình, tổ chức, xã hội. Ý thức là người độc quyền, người lãnh đạo và quyết định mọi thứ khiến cho người tự phụ luôn muốn mọi thứ phải diễn ra theo đúng ý mình, đúng mong muốn của mình. Thậm chí, họ còn có những hành vi, lời nói không đẹp khiến cho người khác ngao ngán, bức bội, tổn thương. Và tự phụ không chỉ là che đi con mắt của con người, khiến người ta không thể phát triển mà còn đẩy người đó ra xa xã hội, Họ không chỉ mất đi sự học hỏi và trí thức mà còn tự mình đánh mất đi nhân cách và phẩm giá vốn có của mình. Cuộc sống hiện đại với sự lên ngôi của vật chất và kinh tế thị trường khiến con người dần quên đi cái gì quyết định cách ứng xử và lẽ sống của mình. Những bạn trẻ thường hống hách, cẩu thả và tự đắc trong nhà trường, xã hội đều là những đứa con được bố mẹ bao bọc quá kĩ. Đến nỗi chúng chỉ biết cuộc sống này toàn màu hồng và là của chúng, do chúng quyết định. Và những hạt mầm tương lai của đất nước đã chết khi chưa kịp nhú lên.

Vậy làm sao để không mắc phải căn bệnh nan y này? Mỗi người cần nhận thức đúng đắn về bản thân, về khả năng của mình: Tôi là ai? Tôi là gì trong cuộc đời này? Đôi lúc, con người tự đắc, tự tin thái quá về bản thân mình. Đó là điều không thể tránh khỏi nhưng vấn đề là ta biết tự nhận thức, nhìn nhận và đưa mình về đúng vị trí của mình. Nhưng không tự phụ không có nghĩa là tự ti, là chối bỏ khả năng của mình, thu hẹp mình với cuộc sống và thế giới xung quanh. “Con người là một cây sậy. Nhưng là cây sậy biết suy nghĩ”. Sống hết mình cho ngày hôm nay, bằng chính khả năng và đam mê của mình. Hãy để những hành động bạn làm nói lên bạn là ai.

“Vũ trụ mất hàng tỉ năm để tạo ra loài người nhưng chỉ cho chúng ta một vài giây để chết” (Jostein Gaarder). Trăm năm cũng chỉ là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu?

3)

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nếu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghĩ hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

2 tháng 3 2021

Tham khảo:

Bài 1:

 Từ xưa đến nay, đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”. Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mô hình: Từ... đến (in đậm)