K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2019

-Việt nam đã học theo những lĩnh vực về kinh tế,văn hóa,đời sống, .. như :

+Ý thức bảo vệ môi trường của người nhật

+Xem các công nghệ hiện đại của các nước trung quốc , mỹ , ...

Việc này làm cho Việt Nam phát triển rất nhiều về kinh tế , ..

15 tháng 11 2016

1.

+ Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định.

+ Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.

+ Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.

+ Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.



 

16 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

tỉ lệ phần trăm của công nghiệp tăng thì một số sản phẩm nông nghiệp sẽ bi giảm sút.
ví dụ :cây sắn ngày xưa la cây nông nghiệp nhưng bây giờ trở thành cây công nghiệp vì qua máy chế biến ma bạn

26 tháng 12 2017

Trong phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919) có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là giai cấp công dân. Lần đầu tiên giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mang độc lập. Phong trào đã có sự liên kết giữa công nhân và nông dân là chủ chốt cùng với các tầng lớp khác trong xã hội.

=> Bài học rút ra cho Việt Nam từ sự phát triển của phong trào Ngũ Tứ là cần xây dựng khối đoàn kết công nông vững chắc. Đến năm 1930 – 1931, trong phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng đã xây dựng được liên minh công – nông vững chắc, sau đó là tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân vào một mặt trận dân tộc thống nhất. Đó chính là nhân tố quan trọng đưa đến sự thắng lợi của cách mạng.

Đáp án cần chọn là: D

18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

17 tháng 10 2019

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:

   + Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu

   + Phong tục tập quán

   + Lịch sử hình thành và phát triển riêng

   + Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc

   - Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.

   - Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.

   + Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.

28 tháng 3 2016

* Các biện pháp nhà nước và nhân dân ta đã tiến hành để phát triển kinh tế từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

- Sau khi giành được nền độc lập tự chủ của dân tộc, các triều đại phong kiến đều có những chính sách, biện pháp để phát triển kinh tế.

+ Thời Đinh - Tiền Lê, nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng ruộng đất canh tác. Đẩy mạnh khai hoang vùng châu thổ, các con sông lớn, ven biển.

+ Các vua Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày ruộng tịch điền, cho dân đào nhiều kênh máng, đắp đê.

+ Năm 1248, nhà Trần cho đắp đê "quai vạc" từ đầu nguồn đến cửa biển để ngăn lũ lụt. Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc sửa đắp đê.

+ Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, qúy tộc mộ dân nghèo đi khai hoang, lập đền trang.

+ Thời Lê sơ, nhà nước ban hành phép quân điền, quy định việc phân chia ruộng đất công ở các làng xã. Khuyến khích nhân dân khai hoang, hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét.

+ Thời Lý, Trần, Lê bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, đấy mạnh chăn nuôi. Các cây trồng chính lúc bấy giờ là lúa, khoai, sắn ngoài ra còn trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả, rau, đậu....

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

+ Thủ công nghiệp: trong nhân dân các nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, sứ, ươm tơ dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng ngày càng cao.

+ Nhà nước Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần cho lập các xưởng thủ công, để rèn đúc vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền chiến.

- Thương nghiệp:

Nội thương và ngoại thương phát triển: buôn bán giữa các vùng miền rất phát triển, chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi. Nhà nước xây dựng nhiều bến cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài.

+ thời Lê sơ: thủ công nghiệp và thương nghiệp phục hồi và phát triển, Kinh thành Thăng Long với 36 phố phường, buôn bán sầm uất.

+ Nội thương: nhiều chợ mới được mọc lên, nhà nước ban hành lệnh tập chợ, khuyến khích trao đổi hàng hóa.

+ Nhà Lê sơ không chủ trương mở rộng buôn bán với nước ngoài. Hạn chế thuyền nước ngoài vào khám xét nghiêm ngặt.

* Tác dụng:

- Do nhà nước có những biện pháp phù hợp, kinh tế nước ta thời kì này phát triển ổn định, đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội được ổn định. Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, đánh tan nhiều cuộc xâm lăng của phong kiến phương bắc.

- Kinh tế phát triển, tăng cường sức mạnh quốc phòng, góp phần xây dựng quốc gia Đại Việt cường thịnh, nền độc lập được củng cố, bờ cõi được giữ vững.

6 tháng 6 2019

Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:

   + Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…

   + Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt

- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn

2 tháng 11 2018

tôn trọng học hỏi người ta nhiều vào lúc nào đi đâu còn biết mà làm ko là chết đấy   nguoi ta lam nhu the nao thi chay den ma nhin song phim emmmmmmmm