K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2016

1:

-Ý nghĩa nhan đề : Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.

-Trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, tác giả đã không gọi tên các nhân vật cụ thể mà chỉ nêu tên nghề nghiệp của từng nhân vật, đó giống như dụ ý nghệ thuật của tác giả. Chủ đề của tác phẩm là ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động âm thầm, lặng lẽ đóng góp sức lực, trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiêu biểu như nhân vật anh thanh niên, thêm vào đó là cô kĩ sư, người họa sĩ già, hay những nhân vật xuất hiện gián tiếp khác. Qua đây nàh văn không chỉ nêu tên một con người cụ thể, giống như anh thanh niên chính là đại diện của tầng lớp thanh
niên yêu nước thời bấy giờ. Họ đều là những con người lí tưởng, cao đẹp mà tác gải muốn đề cập và tán dương.

5 tháng 12 2016

Bốn câu thơ:

" Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có 1 trái tim. "

Được trích trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật. Trong 4 câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và hoán dụ. Trước hết tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ: điệp từ không có 3 lần để nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa. Ngoài ra tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ :Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.Qua đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.

10 tháng 12 2016

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước …

Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc “không có kính/ rồi xe không có đèn / Không có mui xe / thùng xe có xước” như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét. Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh “trong xe có một trái tim” .

13 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Được trích trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật. Trong 4 câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và hoán dụ. Trước hết tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ: điệp từ không có 3 lần để nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa. Ngoài ra tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ :Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.Qua đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.

27 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe khong kính là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Khổ thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật . Sau khi đọc xong , chắc hẳn ai cũng thốt lên " Ôi , sao mà họ dũng cảm thế !". Những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 

27 tháng 1 2022

TYSM!!!!!

19 tháng 12 2021

bn tham khảo:

Được trích trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật. Trong 4 câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và hoán dụ. Trước hết tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ: điệp từ không có 3 lần để nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa. Ngoài ra tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ :Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.Qua đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.