Ở loài chim, người ta cho hai cơ thể có bộ lông không có vằn ở cổ lai với nhau thế hệ con thu được 1 trống lông có vằn: 2 mái lông không vằn: 1 trống lông không vằn. Biết không phát sinh đột biến mới, khá năng sống sót các kiểu gen khác nhau là như nhau. Theo lý thuyết, sự xuất hiện tỉ lệ này là do:
A. Có đột biến trội xảy ra.
B. Tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính
C. Tính trạng do 2 cặp gen tương tác quy định.
D. Do sự tác động của môi trường sống
Đáp án B.
Theo giả thiết: phép lai một tính trạng.
Ta biết ở chim; ♂ = XX, ♀ = XY
P: không có vằn x không có vằn → F 1 ♂ có vằn : 2 ♀ không vằn : 1♂ không vằn
F 1 = 4 tổ hợp giao tử = 2.2 ® tính trạng chỉ do 1 gen quy định.
Thấy ở F 2 xuất hiện lặn (có vằn) mà chi ở giới XX => gen phải trên NST giới thường chứ không thể trên X được.
Vậy tại sao tỉ lệ này có sự khác nhau giữa 2 giới => gen này lệ thuộc vào giới đực, cái.