K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2016

sơn tùng mà so với sao hàn chỉ có bét nhè

27 tháng 1 2016

dep trai thi chang co nguoi yeu tich minh

27 tháng 1 2016

Tick mk nha

27 tháng 1 2016

TICK và KP nha

16 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Hương phù sa cho đồng lúa thêm bát ngát. Con nước trôi cho dòng sông thêm êm đềm. Trời trong xanh cho đồi thông thêm lộng gió. Tình yêu làm cho con người hạnh phúc. Ánh nắng mặt trời làm cho hoa tỏa ngát hương. Quả thật, không có gió thì đồi thông chẳng vi vu. Không có con nước thì dòng sông sao mệt mỏi. Không có phù sa đồng lúa trở nên lụi tàn. Không có hạt nắng cuộc đời hoa sẽ héo úa. Không có tình yêu thì cuộc sống con người là cô đơn. Ngay cả vạn vật trong trời đất cũng cần đến nhau cho chúng thêm đẹp để đi vào thi ca. Cái này bổ túc cho cái kia mới làm cho chúng thêm ý nghĩa. Trong chiều hướng này, văn hào người Pháp Victor Hugo đã nói: “con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời, không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”. Vậy chúng ta hiểu câu nói này thế nào? Tại sao con người lại cần đến tình thương như vườn hoa cần hạt nắng?
Con người từ cổ chí kim cho tới hôm nay, từ tạo thiên lập đại cho tới giờ phút này luôn cần đến tình thương. Có thể nói rằng: tình thương la một huyền nhiệm, tay không thể sờ, lưỡi không thể nếm, mũi không thể ngửi, tai không thể nghe nhưng chỉ cảm nhận được bằng con tim. Tình thương còn là lòng trắc ẩn, xuất phát từ trong thâm tâm của con người, hay còn gọi là bản năng như Mạnh Tử đã nói “nhân chi sơ tính bổn thiện”. Tình thương được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu khác hơn tình thương của thầy cô dành cho học sinh. Tình thương của những bậc sinh thành dành cho con cái đó là thứ tình thương vô vị lợi, không phai tàn cùng tháng năm. Cảm giác của ta khi nghe tin người thân gặp chuyện không may thường rất bối rối và âu lo, còn cảm giác khi ta hay tin bạn hữu gặp chuyện chẳng lành nó sẽ ở mức độ thấp hơn và không bị chi phối mạnh trong trong cuộc sống. Vì thế, dù ở cấp độ nào thì tình thương là nhu cầu của cuộc sống, tình thương hiện hữu ở khắp nơi. Ai đó đã nói: “tình thương là sức mạnh vô biên, là điều quý giá nhất trong cuộc đời”. Một gia đình ngập tràn yêu thương sẽ là chốn bình yên để ta nương náu lúc gặp mệt mỏi trong cuộc sống. Một mái nhà đầm ấm là nơi để ta quay về lúc gặp khó khăn, vấp ngã trên đường đời. Những giá trị mà tình thương mang lại thì vô cùng lớn lao.
Có vẻ như xã hội càng phát triển thì con người càng người có xu hướng hưởng thụ, con người càng hiện đại thì càng trở nên vô cảm với những người xung quanh. Người ta có thể dễ dàng bỏ ra một số tiền lớn hầu mong nổi tiếng nhằm thỏa mãn cho những nhu cầu dục vọng, nhưng khó có thể bỏ ra một số tiền nhỏ để giúp đỡ những người cơ nhỡ dọc đường. Có vẻ như con người ngày nay xem những giá trị nơi thân xác hơn những giá trị tinh thần. Thử hỏi niềm vui của thỏa mãn những nhu cầu dục vọng và niềm vui của sự trao ban thì niềm vui nào có giá trị và kéo dài lâu hơn? Chắc chắn chúng ta sẽ trả lời niềm vui của sự trao tặng. Vì thứ niềm vu này mới đích thực. Nó xuất phát từ con tim là lòng tự nguyện và nó sẽ là động lực để giúp ta sống. Còn thứ niềm vui của sự hưởng thụ nơi thân xác nó sẽ chóng qua và tạo nên một nỗi ân hận về sau. Trong thế kỷ 20 nhắc tới Hit-le và trong thế kỷ 21 Bill Gates thì ai cũng biết. Ở một mức độ nào đó chúng ta sẽ khắng định Hit-le là người không có tình thương, còn Bill Gates là người giàu lòng trắc ẩn. Điều này được thể hiện ở những gì mà họ đã để lại cho thế giới. Nếu Hit-le đã để lại cho thế giới những nhà tù và sự căm phẫn của con người ngày nay vì ông đã giết hàng triệu người vô tội ở những thập niên nửa đầu thế kỷ 20, còn nhắc tới Bill Gate ai cũng ngưỡng mộ và khâm phục ý chí cũng như lòng nhân ái của ông. Thay vì xây những nhà tù như Hitler thì ông xây hàng loạt bệnh viện và trường học, thay vì giết người hàng loạt thì ông giúp đỡ vô số người. Qua đó chúng ta có thể thấy một người có lòng nhân ái bao giờ cũng để lại cho hậu thế sự ngưỡng mộ. Ngược lại thiếu đi lòng trắc ẩn bao giờ cũng làm cho thế hệ sau giận dữ.
Nếu gọi cuộc sống là một bức tranh thì bức tranh này tạo nên bởi vô số thành phần. Mỗi thành phần là những đường khâu sợi chỉ, hình dáng, màu sắc, kích cỡ được tham gia vào để tạo nên bức tranh cuộc sống. Hiểu theo chiều hướng này thì những bông hoa không thể thiếu trong cuộc sống. Ngày lễ tình nhân, ngày lễ cưới, ngày quốc tế phụ nữ, ngày nhà giáo… người ta hay tặng hoa cho nhau để nói lên tình thương cũng như lòng tri ân. Hành động này thể hiện sự quý mến giữa người với người và giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Nhưng để có được những bó hoa thắm tươi là cả một quá trình gian nan. Người làm vườn phải lựa chọn hạt giống tốt nhất, chờ tới mùa mới gieo xuống đất, phải cày sâu, cuốc bẫm cùng cầu mong cho “thiên thời, địa lợi”. Trải qua ngày tháng cây hoa mới mọc lên rồi chờ những nụ nhú ra từ những nhánh cây rồi mới có những bông hoa. Nhưng ánh sáng mặt trời mới là yếu tố quyết định cho vườn hoa rực thắm. Nếu gặp những ngày nắng thì vườn hoa sẽ có giá, còn gặp những ngày mây đen thì nét u buồn lại hiện về trên khuôn mặt người làm vườn, vì tới ngày thu hoạch mà cứ thiếu nắng, tới những ngày lễ mà cánh hoa chẳng chịu bung ra. Nếu không có ánh nắng thì vườn hoa sẽ không nở và những ngày lễ sẽ qua đi. Qua đó chúng ta thấy, ánh nắng là yêu tố quyết định cho vườn hoa nở đúng thời kỳ, vì qua quá trình quang hợp mà những hạt nắng tinh nghịch xuyên qua những cánh hoa mỏng manh nhằm quyến rũ và kích thích bản năng rực rỡ trong chúng trỗi dậy.
Được yêu thương và có người để thương yêu là điều may mắn mà con người có được. Được nhận những bó hoa tươi thắm, gửi gắm bao tình thương trong đó là điều quý giá mà ai cũng trân trọng. Một điều không ai phủ nhận là tình thương sẽ mang tới cho con người nhiều giá trị, như ánh nắng làm cho vườn hoa thêm thắm tươi. Quả thật, khi nhìn vào thực tế của cuộc sống hôm nay, người ta có những quan niệm khó hiểu nổi. Họ cho rằng: “ai thương tôi thì tôi thương lại”, theo nghĩa này thì tình thương có vể như mang tính đổi chác như một món hàng không hơn, không kém. Cha mẹ mang nặng, để đau nuôi con ăn học thành tài, vậy mà tới lúc “gần đất xa trời” con cái chỉ đưa cho cha mẹ một số tiền coi như đã trả xong chữ “hiếu”. Tình thương như thế thấy sao sòng phẳng quá. Có những người được người khác dạy dỗ, nâng đỡ lúc thành công cứ tưởng mua những món quà thật đắt tiền đi tặng những người mình mang ơn như thế coi như đã trả nghĩa xong. Thà rằng đừng tặng quà, đừng đưa tiền, đừng đòi lại tình thương mình đã trao đi chắc chắn sẽ tốt hơn, vì ít ra vẫn còn giữ được chút tình thân và những người kia sẽ đỡ xót xa. Nguyên nhân của những nỗi xót xa này đến từ việc con người ngày nay quá chú trọng đến những nhu cầu hưởng thụ bản thân. Do đó, con người ngày nay cứ mải mê kiếm tiền mà quên mất những giá trị mà tình thương mang lại. Họ cứ tưởng có vợ đẹp, nhà cao, phòng máy lạnh, xe đời mới là có hạnh phúc, nhưng nào ngờ những thứ đó sẽ không làm cho họ cảm thấy thỏa mãn vì thực tế ngày hôm nay, người ta có thể lên mặt trăng những khó có thể bước sang nhà bên cạnh. Có nhiều bằng cấp nhưng lại không có kiến thức. có nhiều thuốc men nhưng lại có nhiều bện tật hơn. Có nhiều món ăn nhưng lại ít chất bổ dưỡng… Cũng giống như vườn hoa, ngày nay người ta có thể lai tạo nhiều thứ hoa đẹp nhưng nó lại không tỏa ngát hương. Người ta có thể trồng hoa trong các nhà kính mà không cần ánh nắng mặn trời nhưng bông hoa không thể rực rỡ và duyên dáng như một bông hoa tự nhiên được sự quan tâm của ánh nắng mặt trời.
Tóm lại, con người văn minh đến đâu thì cuộc sống con người vẫn luôn cần đến tình thương. Khoa học dù phát triển tới mức nào thì vườn hoa cũng không thể thiếu ánh nắng của mặt trời. Vì tình thương là nền tảng của cuộc sống con người, giúp cho con người bớt đi những nỗi cô đơn, và sức mạnh làm cho con người vượt qua những khó khăn. Vườn hoa không có ánh mặt trời sẽ u sầu lắm, không có bướm dập dờn, không có ong tới tìm mật. Cũng thế, không có tình thương con người chi như một cái máy biết đi, biết nói, không có tình thương con người trở nên lạc lõng trong cuộc sống. Vì thế, dù câu nói của Victor Hugo đã trải qua hơn hơn một thế kỷ, nhưng khi đem ra để trải đều trong cuộc sống thì nó vẫn luôn đúng và thiết nghĩ nó sẽ trường tồn với thới gian. Không có tình thương thì cuộc sống nặng nề lắm, vườn hoa không có ánh nắng mặt trời nhìn héo tàn biết bao. Nếu vườn hoa tượng trưng cho cộng đồng nhân loại thì tình thương và ánh mặt trời là quà tặng, ân ban một cách công bằng và nhưng không cho hết thảy mọi người. Điều quan trọng là mỗi người có biết mở lòng ra để đón nhận quà tặng này không.
Yêu thương có muôn lối để vào, tình mến có ngàn chốn để đi. Nhưng tất cả đều có một mục đích là mang đến cho con người hạnh phúc. Vì thế, dù muốn hay không muốn , xã hội có văn minh đến đâu, con người có hiện đại tới mức nào thì tình thương vẫn luôn tồn tại và con người luôn cần đến. Như ánh mặt trời làm cho vườn hoa thêm đẹp, hiện hữu của tình thương làm cho cuộc sống thêm tươi. Không có hạt nắng vườn hoa sẽ tàn úa, không có tình mến thì con người chỉ làn ngục tù cho nhau. Do vậy, dù sống ở thời đại nào, thái độ của con người biết trao ban tình thương là điều cần thiết.

6 tháng 10 2017

có ý nghĩa giúp người đọc người nghe hiểu rõ ý nghĩa của từng từ hán việt có trong bài thơ đó. Người đọc người nghe sẽ dễ hiểu hơn

25 tháng 12 2018

Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.

Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.

Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.

Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.

Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.

25 tháng 12 2018

thank , ban co the lam giup minh de 2 luon duoc ko ?

27 tháng 5 2020

What's

26 tháng 12 2018

CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỰC

Đặc điểm:

- Trái đất quay quanh trục tưởng tượng nghiêng một góc 66o33' so với mặt phẳng quỷ đạo

- Hướng quay từ Tây sang Đông

- Thời gian quay một vòng quanh trực 24 h

- Vận tốc quay giảm dần từ Xích đạo về hai cực

Hệ quả

- Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất

- Trên Trái Đất có giờ khác nhau, đường chuyển giờ quốc tế

- Làm lệch hướng các vật chuyển động ( lực Cô-ri-ô-lít)

26 tháng 12 2018

SỰ CHUYỂN ĐỘNG QUANH QUANH MẶT TRỜI

Đặc điểm:

- Chuyển động theo quỷ đạo hình elip gần tròn

- Hướng quay từ Tây sang Đông

- Thời gian quay một vòng quanh mặt trời là 365 ngày 6h

- Trọng khi chuyển động quanh Mặt Trời, độ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi

Hệ Quả:

- Hiện tượng mùa trên Trái Đất

-Sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời

-Hiênh tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và vĩ độ