K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 11 2021

thêm 09:15 làm j thế ?

19 tháng 11 2021

nhầm

 

12 tháng 11 2021

Câu 3 :

-Thăng Long tứ trấn là khái niệm xuất hiện trong dân gian để chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long, hoặc bốn kinh trấn hay còn gọi là nội trấn (ngoài ra là các phiên trấn) bao quanh kinh thành Thăng Long.

Đông trấn: "Bạch Mã tối linh từ" (đền Bạch Mã) (phố Hàng Buồm) thờ thần Long Đỗ - thành hoàng Hà Nội. Đền được xây dựng từ thế kỷ 9Tây Trấn: "Tây Trấn từ" (đền Voi Phục), (hiện nằm trong Công viên Thủ Lệ) thờ Linh Lang - một hoàng tử thời nhà Lý. Đền được xây dựng từ thế kỷ 11Nam trấn: "Kim Liên từ" (đền Kim Liên), trước đây thuộc phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức (nay là phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội), thờ Cao Sơn Đại Vương. Đền được xây dựng từ thế kỷ 17Bắc trấn: "Trấn Vũ quán" (đền Quán Thánh), (cuối đường Thanh Niên), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền được xây dựng từ thế kỷ 10
12 tháng 11 2021

tham khảo !

1.

Có thể nói kiến trúc hoàng cung Thăng Long là một đỉnh cao của sự tiến bộ của kiến trúc đương thời lúc bấy giờ. Không chỉ có diện tích và quy mô to lớn, kiến trúc và trang trí nội thất bên trong còn rất nguy nga và tráng lệ thể hiện được sự quyền quý của quý tộc. Sách sử xưa có viết về cung điện Thăng Long được chạm trổ hết sức khéo léo, là công trình được thi công xây dựng tỉ mỉ từ trước đến nay chưa từng có. Bên trong cung điện đều sơn son, cột điện thì vẽ các hình long, hạc, tiên nữ qua đó bạn có thể hình dung vẻ đẹp quy nga và tráng lệ của cung Thăng Long lúc bấy giờ.

2.

Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370). Ông đỗ Hoàng giáp năm 1304. Nguyễn Trung Ngạn thuở nhỏ tên là Cốt, tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Khi còn bé, Nguyễn Trung Ngạn được dân trong vùng nể phục, gọi là “thần đồng”. Ông không chỉ là vị quan giỏi việc nội chính mà còn là nhà ngoại giao xuất sắc.

-Trần Thì Kiến (1260 - 1330) người huyện Đông Triều, phủ Tân Hưng (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Khi làm quan triều Trần, ông là pháp quan liêm chính, giỏi lý số

 

3.là Đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh. Đây  4 ngôi đền thiêng được dựng lên để thờ 4 vị thần trấn giữ những vị trí huyết mạch của mảnh đất Thăng Long.

27 tháng 8 2021

Kim chỉ nam xuất hiện từ thời Chiến Quốc, dùng nam châm thiên nhiên mài giũa mà thành và được đặt trên một địa bàn hình vuông. Bốn xung quanh địa bàn có 24 hướng, tức là 8 căn Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh,Tân, Nhâm, Quý và 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thềm có 4 duy: Càn, Khôn, Tốn, Cấn. Kim chỉ nam được gọi là La bàn từ thời đó. Lúc cân bằng mũi kim sẽ chỉ về phương Nam. Về sau cải tiến bằng cách từ hóa kim loại nhân tạo và không dùng nam châm thiên nhiên nữa. Ghi chép sử dụng kim chỉ nam trong hàng hải Trung Hoa sớm hơn phương Tây tới gần 100 năm. Kim chỉ nam của Trung Quốc bắt đầu truyền bá ra nước ngoài từ thời Tống, qua Ả Rập rồi tới châu Âu.

27 tháng 8 2021

Tứ đại phát minh trong lịch sử TQ:la bàn,thuốc súng,giấy,nghề in

23 tháng 3 2022

Kinh tế TBCN phát triển cùng các cuộc phát kiến địa lí trong các thế kỷ XV – XVI đã dẫn đến kỷ nguyên thương mại quốc tế sau đó. Các nước phương Tây đẩy mạnh việc giao lưu quốc tế vs các nước phương Đông. Hai trục giao thương buôn bán lớn ở biển Đông được hình thành đó là trục Bắc – Nam và Đông – Tây. Trong nước, về chính trị thời kỳ này đất nước ta chia cắt thành 2 Đàng. Trong các tk XVI – XVIII, nền kt hàng hóa phát triển, có những chuyển biến to lớn. Chính trong bối cảnh đó, hoạt động trong các đô thị đã ra đời,bên cạnh các đô thị cũ còn xuất hiện nhiều đô thị mới.
Đô thị lớn nhất và cũng là kinh đô của cả nước là Thăng Long – Kẻ Chợ. Đây là một đô thị ra đời từ tk 11. Trong các tk XVI – XVIII mạng lưới chợ ở đâyphát triển mạnh mẽ và là nơi đô hội, tụ tập đông người, có nhiều phố xá nên mật độ các chợ ở đây dày đặc hơn ở nơi khác. Có thể hình dug Thăng Long – Kẻ Chợ theo mô tả của giáo sĩ phương Tây: giáo sĩ Xanh Phanlo “kinh đô của nó, tôi xem có thể lớn bằng Pari và dân số cũng bằng”, giáo sĩ Marini “ Các nhà ở Kẻ Chợ đều 1 tầng…có 62 khu phố mà mỗi khu rộng bằng 1 thành phố nhỏ của nước Ý”.
ở Kẻ Chợ ngoài người Hoa còn có các thương nhân phương Tây đến buôn bán và xin lập thương điếm. Thăng Long – Kẻ Chợ là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước, vì vậy TL vẫn chịu sự rang buộc của phần đô, còn phần thị ko phát triển bằng vì nhà nước nắm độc quyền ngoại thương.
Bên cạnh đó còn có Phố Hiến (Hưng Yên). Đây là 1 đô thị mới phát triển trong thời kì này. Tên gọi Phố Hiến thể hiện rõ nét yếu tố đô chi phối yếu tố thị. Đây là thủ phủ trấn Sơn Nam, Phố Hiến nằm ở phía tả s.Hồng, nơi đây có lỵ sở của Tuy Hiến sát sứ ty(cơ quan chính trị của nhà nước). Về sau vs sự phát triển của mình phố Hiến dần dần mag 1 diện mạo của 1 đô thị kinh tế. Kết cấu của nó bao goomd 1 bến cảng sông, 1 tập hợp chợ, khu phường phố, và 2 thương điếm Hà La, Anh. Phố Hiến từ nơi tụ cư, thị trấn phát triển thành 1 đô thị lớn vào tk 17 đã luôn mang tính nổi trội đậm sắc thái kinh tế. Lúc đầu các hoạt động buôn bán thông qua mạng lưới chợ. Sau đó, thương nghiệp ngày càng phát triển và trở thành hoạt động kinh tế mũi nhọn chủ yếu, đặc biệt là ngoại thương do lợi thế là 1 bến sông, đầu mối của các tuyến gt vùng. Thời kì phồn thịnh nhất của phố Hiến là vào khoàng tk 17. Sau đó là quá trình suy thoái, diễn ra trong gần 2 tk để cuối cùng trở thành tỉnh lỵ Hưng Yên. Do dòng sông bị bồi lấp, cạn dần nên tàu thuyền vào khó khăn, mặt khác lúc này tình hình chính trị khu vực và hệ thống kinh tế thương mại biển Đông cũng đã có những chuyển biến. Trung Quốc bãi bỏ lệnh hải cấm, Nhật Bản cũng chuyển sang chiến lược xk vàng bạc, tơ lụa. Các tuyến buôn bán đường biển trực tiếp trở nên thông thoáng hơn. Thế kỷ XIX khi kinh đô chuyển vào Huế , phố Hiến lụi tàn dần.
Thanh Hà: nằm ở tả ngạ sông Hương do người TQ thành lập vào năm 1636 khi được phép của chúa Ng. Thanh Hà là khu buôn bán của Phú Xuân được gọi là “Đại Minh khách phố” , vs hoạt động buôn bán sầm uất. Tuy nhiên do cồn nổi ở s.Hương tàu thuyền không cập bến được . Sau đó, Thanh Hà cũng lụi tàn dần.
Hội An; là thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong, từ rất sớm Hội An đã là nơi đón tiếp thuyền buôn ngoại quốc . Cảng thị Hội An là nơi tập trung hiều nhất hàng hóa ngoại quốc, các cửa hàng này hai bên phố không khi nào rảnh rỗi. Công ty Đông Ấn Anh nhận xét: “khu phố faifo này có 1 con đường nằm sát vs sông. Hai bên đường có khoảng 100 ngôi nhà xd san sát nhau. Boro viết “thành phố lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nhận nói nó có hai thị trấn, 1 của người TQ và 1 của người NB”. Cuối thế kỷ 18 vùng biển của Đại cạn dần, thuyền buôn ko vào được, Hội An tàn lụi dần.+
Bến Nghé: dưới sự cai quản của các chúa Ng năm 1698 chính thức được thahf lập. Bến Nghé trở thành nơi thu hút sự buôn bán rất lớn của khu vực phía Nam.

23 tháng 3 2022

Tham khảo:

Hội An ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI, phát đạt trong thế kỷ XVII - XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời. Đứng về tuổi thọ, Hội An cũng chưa phải dài lâu nhất. Thương cảng Vân Đồn tồn tại suốt thời Lý, Trần, Lê trong khoảng 5 thế kỷ (XI - XV) Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh - Hà Nội là kinh thành và đô thị mang chiều dài lịch sử gần 10 thế kỷ.
Về quy mô của một đô thị, trong thời thịnh vượng của nó, Hội An cũng chưa phải to lớn nhất. Về mặt này, trong thế kỷ XVII - XVIII, Hội An càng phải đứng sau Thăng Long - Kẻ Chợ, Phú Xuân - Huế.
Tuy nhiên, về những phương diện khác, Hội An lại có vị trí, vai trò và mang những đặc điểm riêng của nó, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo của Hội An. Và điều đặc biệt quan trọng là cho đến nay, đô thị cổ Hội An còn để lại một tổng thể di tích phong phú, đa dạng và tương đối nguyên vẹn của các phố xá, bến cảng, các kiến trúc dân dụng và tôn giáo, tín ngưỡng dân gian. Trong khi đó, trải qua các biến thiên lịch sử và những điều kiện khắc nghiệt của nhiên nhiên, hầu hết các đô thị cổ khác đều bị hủy hoại hoặc cải tạo hoàn toàn, chỉ để lại trên mặt đất một ít di tích rời rạc, phần lớn là các thành lũy và cung điện, đền miếu, lăng mộ. Di tích đô thị cổ Hội An còn được bảo tồn đến nay là trường hợp duy nhất của Việt Nam và cũng là trường hợp hiếm có trên thế giới.
Chính vì những giá trị đó, năm 1985 Bộ Văn hóa thay mặt Nhà nước Việt Nam đã ra quyết định công nhận và khoanh vùng bảo vệ di tích phố cổ Hội An. Cùng năm đó, cuộc hội thảo khoa học lần thứ nhất về Hội An đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tổ chức. Với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước, cuộc hội thảo mang tầm cỡ quốc gia này đã làm sáng tỏ được một số vấn đề cho phép khẳng định quyết định đúng đắn của Chính phủ Việt Nam và đặt cơ sở khoa học bước đầu xây dựng một đề án bảo tồn khu di tích.
Tuy vậy, công việc điều tra, khảo sát, nghiên cứu về Hội An còn cần phải tiếp tục để có thể đánh giá một cách sâu sắc hơn, chính xác hơn đặc điểm và giá trị của di tích đô thị cổ Hội An và đưa ra một đề án quy hoạch và bảo tồn, phát huy tác dụng một cách khoa học nhất và có hiệu quả nhất. Cuộc hội thảo quốc tế này của chúng ta nhằm mục tiêu đó.
2. Sau khi Ủy ban quốc gia Hội thảo quốc tế về Hội An được thành lập (4/1989), chúng tôi đã thực hiện một chương trình điều tra, khảo sát và nghiên cứu về Hội An nhằm chuẩn bị cho cuộc hội thảo quốc tế này, các đoàn khảo sát về địa lý – địa đạo, khảo cổ học, lịch sử, ngôn ngữ học, kiến trúc, nghệ thuật, bảo tồn học… đã lần lượt về Hội An triển khai các chương trình khảo sát chuyên ngành. Phạm vi điều tra, khảo sát không chỉ giới hạn trong khu phố cổ Hội An (Nội thị của Hội An ngày nay), mà được mở rộng cả về không gian và thời gian.
Về không gian, mở rộng ra cả vùng hạ lưu sông Thu Bồn trong phạm vi hoạt động của thương cảng Hội An xưa, từ dinh trấn Quảng Nam (Thanh Chiêm) cho đến Cù Lao Chàm, và trong chừng mực nào đó ngược về phía tây cho đến Trà Kiệu - Mỹ Sơn của Champa xưa.
Về thời gian, từ những di tích Hội An hiện còn, chúng tôi ngược về quá khứ xa xưa thời tiền sử, sơ sử, thời văn hóa Chàm - tạm gọi là thời tiền Hội An và chủ yếu đi sâu vào quá trình hình thành, phát triển và suy giảm của thương cảng Hội An.
Kết quả trước hết của các đợt điều tra khảo sát điền dã đó là đã thu thập thêm được nhiều tư liệu mới, làm giàu thêm cơ sở tư liệu về Hội An. Đó là những hiện vật khảo cổ học gồm đồ đá, đồ gốm sứ, tiền đồng cổ từ văn hóa Sa Huỳnh muộn cho đến những thời kỳ lịch sử gần đây, những bản dập văn bia, những gia phả, tộc phả, những bản vẽ kiến trúc cổ tồn tại cho đến nay, những hồ sơ tư liệu về các nghề thủ công cổ truyền, về tiếng nói địa phương, về địa danh, về các phong tục tập quán và lễ hội văn hóa dân gian. Sưu tập gốm sứ ở Hội An rất phong phú gồm gốm Sa Huỳnh - Champa, gốm sứ Đại Việt - Đại Nam của các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Nguyễn, gốm sứ Trung Quốc qua nhiều triều đại và có thể cả gốm sứ nước khác, đang chờ đợi sự nghiên cứu và giám định của các chuyên gia. Các bản dập văn bia gồm bia chùa, đình, miếu, mộ, nhà thờ tộc, hội quán, cầu lên đến gần 100. Các di tích kiến trúc cổ còn được lưu giữ, theo điều tra và thống kê sơ bộ, cũng lên đến 226 đơn vị với nhiều loại hình khác nhau và đã lập được 154 hồ sơ bản vẽ. Do hạn chế về thời gian và nhất là do hạn chế về kinh phí, chúng tôi chưc hoàn tất được chương trình điều tra khảo sát về mọi mặt, đặc biệt là chưa tiến hành được những khai quật khảo cổ học trên diện lớn ở nhiều địa điểm cần thiết.
Trên cơ sở tập hợp những tư liệu mới đó kết hợp với những kết quả nghiên cứu trước đây, tháng 10/1989, chúng tôi tổ chức cuộc hội thảo liên ngành để chuẩn bị các báo cáo khoa học cho cuộc hội thảo quốc tế này. 26 báo cáo khoa học thuộc nhiều ngành chuyên môn khác nhau đã được hoàn thành và sẽ được trình bày trong cuộc hội thảo của chúng ta, với sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam ở Hà Nội, Quảng Nam - Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Huế.
Chúng tôi biết rằng tư liệu liên quan đến Hội An còn được lưu giữ ở nhiều nước trước đây vốn có quan hệ buôn bán với thương cảng này như Nhật Bản, Trung Quốc ở phương Đông, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Rôma ở phương Tây. Một phần nguồn tư liệu này đã được khai thác và công bố trong các công trình nghiên cứu của N. Peri, W.J.M. Buch, Chen Ching Ho, P. Manguin, O gura Sadao và nhiều bài đăng trên Bulletin des Amis du vieux Hue, Bulletin de l’Ecole francaise d’Extrême - Orient. Nguồn tư liệu này đang được tiếp tục khai thác nguồn tư liệu cho Hội An và rộng ra nữa cho cả lịch sử Việt Nam.
38 báo cáo khoa học (26 của các nhà khoa học Việt Nam và 12 của các nhà khoa học nước ngoài) trình bày trong cuộc hội thảo quốc tế này, bao quát nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau và đề cập đến nhiều vấn đề của Hội An trong lịch sử và hiện trạng. Các báo cáo cũng gợi mở ra nhiều vấn đề tranh luận rất hứng thú và đặt ra những giả thuyết, những hướng tìm tòi mới có ý nghĩa và triển vọng.
Sau đây, dựa trên các báo cáo khoa học gửi đến hội thảo, tôi xin phép được nêu lên và lưu ý các bạn đồng nghiệp trong và ngoài nước một số vấn đề nhằm định hướng cho cuộc hội thảo khoa học trên tinh thần rất cởi mở, tự do và thẳng thắn của chúng ta.
3. Nói đến thương cảng Hội An, các công trình nghiên cứu trước đây thường chỉ dựa vào những phố cổ hiện còn và trên địa hình sông - biển, các bãi bồi - ao đầm hiện tại. Nhưng những bản đồ cổ thế kỷ XVII - XIX và nhiều tư liệu địa lý học lịch sử cho thấy chỉ trong vòng ba, bốn thế kỷ trở lại đây, địa hình vùng hạ lưu sông Thu Bồn đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, những biến đổi của vùng cửa sông và các doi cát ven sông còn tiếp diễn và có thể dễ dàng quan sát trong từng thời gian khoảng chục năm. Vì vậy việc nghiên cứu, khảo sát về mặt địa lý, khí tượng, thủy văn để xác định quá trình hình thành và biến đổi địa hình của vùng hạ lưu sông Thu Bồn, nhất là trong khoảng 2000 năm trở lại đây, có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử Hội An cũng như lý giải cấu trúc, sự ra đời và sa sút của thương cảng, mối quan hệ giữa Hội An với Đà Nẵng và con đường hàng hải quốc tế đương thời.
Kết quả nghiên cứu và khảo sát của một số nhà chuyên môn cho biết vào khoảng đầu công nguyên, lúc biển tiến đạt mức cực đại thì vùng cửa sông Thu Bồn là một vùng biển cửa sông loe như hình phễu. Dấu vết rõ rệt của vùng biển cổ đó là một vùng đầm lầy Trà Quế (Cẩm Hà). Sau đó, biển rút dần và các địa hình có nguồn gốc khác nhau được tạo thành. Những địa hình cao con người có thể sinh sống được lúc bất giờ là ven bờ vùng biển, là các thềm tích tụ biển rải rác và thành một dải dọc theo chân bờ xói lở. Thềm tích tụ biển tương đối cổ và cao là doi cát từ Hội An đến Cồn Tàu. Hai bên bờ Bắc và Nam cửa Thu Bồn, hai dải tích tụ cát nhô lên khỏi mặt nước, biến vùng nước phía trong thành dầm phá. Các dạng đầm phá bị lấp dần, để lại dưới dạng dòng sông Cổ Cò hay các bầu ở Trung Phường. Phù sa và sóng biển ở cửa sông tạo thành những cồn cát, tách sông Thu Bồn đổ ra biển bằng hai cửa mà tư liệu lịch sử đã có thời gọi là Cửa Đại và cửa Tiểu. Quá trình di chuyển dọc bờ của bùn cát làm chi cửa phía bắc bị lấp dần - có thể vào khoảng thế kỷ XVIII - và ép dòng nước sông Thu Bồn chạy về phía Nam. Cũng từ đó, quá trình tích tụ mạnh mẽ bồi lấp dần các đầm phá và làm cho các tuyến sông bị thay đổi và bị lấp dần, gây khó khăn cho sự ra vào và neo đậu các tàu thuyền lớn.
Trên những bản đồ cổ thế kỷ XVII - XVIII, Hội An hay Faifo nằm trên bờ bắc sông Thu Bồn (hay sông Hội An) thông với biển cả bằng cửa Đại Chiêm (lúc đó còn ở phía Bắc Cửa Đại ngày nay) và một dòng sông nối với cửa Hàn của Đà Nẵng, phía ngoài là một doi cát rộng như một hòn đảo. Dấu vết của dòng sông nối Hội An với cửa Hàn có thể xác định là sông Cổ Cò - Để Võng ngày nay. Trên thủy trình cổ này, gần đây đã tìm thấy những lô tàu, mỏ neo chôn vùi trong lòng đất và những địa danh có ý nghĩa như Vụng Tàu, Cồn Tàu, Bến Tàu…
Phải chăng trên cơ sở những tư liệu đó, chúng ta có thể phác họa lại địa hình và sông nước Hội An trong thời hình thành và phồn vinh của thương cảng nổi tiếng này. Những biến đổi của địa hình sau đó cũng là một trong những nhân tố trọng yếu làm sa sút vai trò và hoạt động của thương cảng Hội An. Cũng trên cơ sở địa hình và những biến đổi của nó trong lịch sử, chúng ta có thể nghiên cứu theo quan điểm lịch đại và đồng đại đặc điểm môi trường và sinh thái vùng sông - biển, cồn cát - ao đầm của Hội An và hạ lưu sông Thu Bồn.
4. Trong hội thảo quốc tế này, một số báo cáo đề cập đến thời kỳ tiền Hội An, thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa. Đó là một hướng nghiên cứu đã được nêu lên trong hội thảo năm 1985 và được tiếp tục trong hội thảo này với một số tư liệu và nhận thức mới.
Những cuộc thám sát khảo cổ học ở Hậu Xá, Thanh Chiếm, An Bang (xã Cẩm Hà) để phát hiện được những di tích mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh muộn. Trong những di tích này đã tìm thấy đồ gốm, khuyên tai ba mấu bằng đá, công cụ và vũ khí bằng sắt và những tiền đồng bằng bị gãy thành nhiều mảnh mà có mảnh được đoán định là tiền Ngũ Thù và tiền Vương Mãng. Khó khăn là di tích Thanh Chiếm và Hậu Xá hình như bị xáo trộn. Tôi mong các chuyên gia khảo cổ học sẽ trao đổi để giám định niên đại của những đồng tiền cổ và mối quan hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa.
Quanh vùng Hội An, trên mặt đất cũng thấy một số di tích Chàm như vết tích kiến trúc ở Lùm Bà Vàng (Thanh Chiếm), ở An Bang (Thanh Chiếm - Cẩm Hà), bức tượng trong miếu Thần Hời ở An Bang, tượng thờ tại Lăng Bà Lồi (Cẩm Thanh), đầu tượng thần ở nhà thờ họ Võ tại Hậu Xá (Cẩm Hà), đài thờ ở Chùa Cây Thị (Uất Lũy - Điện Phương), cùng nhiều giếng Chăm ở hạ lưu sông Thu Bồn mà nhiều nhất là phía Đông bàu Trung Phường.
Khi mà kinh đô Trà Kiệu (Simhapura) và thánh địa Mỹ Sơn đặt ở vùng thượng lưu sông Thu Bồn thì không ai nghi ngờ gì vùng cửa sông phải giữ một vị trí trọng yếu trong kế hoạch bố phòng và trong quan hệ giao thương của vương quốc Champa. Những địa danh Cù Lao Chàm, cửa Đại Chiêm, Kẻ Chàm… và có thể cả Thi Lai, Bến Cồn Chăm… còn như ẩn tàng một quá khứ của văn hóa Chàm, dấu vết một thương cảng cổ của vương quốc Champa. Thư tịch cổ của Trung Quốc có nói đến một “Lâm Ấp phố” (Thủy kinh chú) mà “ngoài Lâm Ấp phố của núi Bất Lao” (Thông điển). Núi Bất Lao hay Chiêm Bất Lao tức Cù Lao Chàm. Vậy cửa Đại Chiêm, mà còn có phố Lâm Ấp. Phải chăng một cảng thị nào đó đã được thành lập, mở cửa giao lưu với Đông nam Á và qua đường biển Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, với thế giới Ấn Độ và Ả Rập. Nhưng vị trí cảng thị đó ở đâu, bố trí các bến thuyền ra sao thì cần chờ đợi những kết quả khai quật khảo cổ học trong tương lai mới xác định được. Những bến thuyền của Chiêm cảng xưa ở phía Nam là những giả định khoa học để thảo luận và nghiên cứu, nhưng theo tôi, kết luận còn phải được chứng minh bằng những cứ liệu mới.
5. Quá trình hình thành và phát triển của thương cảng Hội An cùng với thời điểm ra đời và tên gọi Hội An - Faifo được đề cập đến trong một số báo cáo khoa học.
Nói chung nhiều tác giả thừa nhận thương cảng Hội An ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XVII. Thật khó đưa ra một thời điểm cụ thể làm năm khai sinh của Hội An. Và dĩ nhiên trước khi Hội An ra đời với vai trò một đô thị - thương cảng thì đã có một quá trình chuẩn bị và tạo lập các điều kiện về nhiều phương diện. Hội An một mặt kế thừa những thành quả khai phá của Chiêm cảng xưa, mặt khác được trực tiếp chuẩn bị từ thế kỷ XV khi người Việt vào tụ cư ở đây.
Bối cảnh lịch sử ra đời của thương cảng Hội An có những nét chung va riêng của nó, xét trong tình hình trong nước và thế giới lúc bấy giờ.
Trong nước, năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa rồi năm 1570 kiêm trấn thủ Quảng Nam. Chúa Tiên - chúa Nguyễn đầu tiên này, đã thi hành nhiều biện pháp tích cực nhằm khai phá đất hoang, mở mang xóm làng, phát triển công thương nghiệp. Sử biên niên ghi nhận năm 1572: “Chúa ở trấn hơn 10 năm, chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một nơi độ hội lớn”. Chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) kế nghiệp từ năm 1613, càng phải đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế - xã hội để chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Cuối thế kỷ XVI đầu XVII, nền kinh tế Thuận Quảng có những bước phát triển kinh tế hàng hóa cùng với chính sách mở cửa của chính quyền chúa Nguyễn là cơ sở và tác nhân bên trong rất quan trọng, dẫn đến sự xuất hiện của một loạt đô thị và thương cảng, trong đó Hội An với vị trí và điều kiện thuận lợi của nó, sớm trở thành trung tâm kinh tế mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất.
Nhận xét trên liên quan đến việc đánh giá lại sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong mà giới sử học Việt Nam đang thảo luận. Trước đây, một quan điểm khá phổ biến trong các công trình sử học Việt Nam là gần như phủ nhận vai trò tích cực của các chúa Nguyễn cũng như triều Nguyễn đâu đó nói chung, giải thích những thành tự kinh tế chỉ bằng kết quả lao động của nhân dân. Rõ ràng một quan niệm như thế là thiếu khách quan, không phù hợp với thực tế lịch sử.
Thế kỷ XVI - XVII cũng là thời kỳ mà Đông Nam Á và phương Đông nói chung chứng kiến nhiều chuyển biến quan trọng.
Sau các phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV, các nước phát triển phương Tây bắt đầu tràn sang phương Đông và các hoạt động mậu dịch ngày càng sôi nổi, lần lượt lôi cuốn các nước phương Đông vào thị trường khu vực và thị trường thế giới đang hình thành. Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha rồi Hà Lan, Anh, Pháp tiến đến Hội An và các thương cảng khác của Việt Nam.
Chính sách ngoại thương của Trung Quốc và Nhật Bản cũng có những hình ảnh hưởng trực tiếp đến Hội An. Nhà Minh giữ chủ trương bế quan tỏa cảng cho đến năm 1567 mới mở cửa cho thuyền buôn vượt biển buôn bán với các nước Đông Nam Á, nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản. Tình hình đó lại buộc mạc phủ Toyotomi rồi Takugawa, có thể từ năm 1636, tạo ra một giai đoạn buôn bán phát đạt giữa Nhật Bản với Việt Nam mà chủ yếu với Hội An. Rồi ở Trung Quốc, nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh thay thế (1664) lại dẫn đến những làn sóng di cư ồ ạt của người Hoa xuống Đông Nam Á. Trong thời gian chiến tranh giữa nhà Thanh với họ Trịnh ở Đài Loan (1661 - 1683), chính sách cấm vận của nhà Thanh cũng một thời thúc đẩy quan hệ ngoại thương giữa Đài Loan với Đông Nam Á.
Tất cả tình hình thế giới và khu vực trên đều tác động đến nền ngoại thương Việt Nam nói chung và đời sống của thương cảng Hội An nói riêng. Hội An với vị trí gần bên con đường hàng hải quốc tế sôi động đương thời, với những bến cảng tốt và với sự trù phú của xứ Quảng, đã nhanh chóng gia nhập vào các hoạt động mậu dịch quốc tế trong khu vực. Thiết nghĩ nghiên cứu lịch sử Hội An không thể không gắn chặt với bối cảnh chính trị - kinh tế của cả khu vực và trong chừng mực nào đó của cả thế giới.
Về tên gọi Hội An - Faifo, đây không phải là một vấn đề lớn, nhưng cũng còn nhiều cách giải thích khác nhau. Tên Faifo đã được Antonio De Faria biết đến năm 1576 khi tàu của ông ghé qua Touron (Đà Nẵng) và tên Faifo xuất hiện đầu tiên trong hồi ký của Christoforo Borri đã từng sống ở Hội An và Đàng Trong từ 1618 đến 1621. Cách giải thích Faifo từ câu hỏi “Phải phố không?” chỉ là một thứ suy diễn theo lối ngữ nghĩa dân gian đơn giản, không có cơ sở. Ô châu cận lục với lời tựa của Dương Văn An viết năm 1553 chưa có tên Hội An, nhưng có tên làng Hoài Phô và Cẩm Phô. Bản đồ của Alexandre de Rhodes năm 1651 có ghi tên Haifo hay Kaifo vì chữ K và H không rõ lắm. Tên Hội An được dùng nhiều trong sử liệu Việt Nam từ giữa thế kỷ XVII trở đi. Vậy Faifo hiểu là phiên âm của tên Việt như Hoài Phô, Hải Phố, Hội An, có lẽ là hướng nghiên cứu hợp lý nhất.
6. Hội An thuộc loại hình đô thị - thương cảng hay có thể gọi tắt là cảng - thị, vừa nằm trên bờ một dòng sông lớn, vừa gần cửa biển. Trong quan niệm truyền thống, Hội An vừa là tên xã, vừa là tên phố. Phố Hội An vào đầu thế kỷ XIX bao gồm 6 xã, trong đó có xã Hội An, xã Minh Hương. Trung tâm của đô thị Hội An là vùng bến cảng và phố chợ buôn bán trên bờ bắc sông Thu Bồn, gần như vùng nội thị gồm ba phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô của thị xã Hội An ngày nay. Nhưng quy mô, cấu trúc và những thay đổi của Hội An trong lịch sử đã diễn ra như thế nào thì lại còn tồn tại nhiều vấn đề cần bàn luận.
Rõ ràng Hội An trong quan niệm đô thị học không thể chỉ bó gọn trong một trung tâm của phố chợ và bến cảng, mà còn bao gồm cả vùng ngoại vi nằm trong phạm vi quan hệ và hoạt động trực tiếp của đô thị thương cảng đó. Đầm Trà Nhiêu không còn nghi ngờ gì là “nơi tàu bè đỗ” theo nhận xét của Thích Đại Sán năm 1695 hay là “chỗ thuyền buôn của các nước dừng đậu” theo ghi chép của tác giả Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn, là một bộ phận gắn chặt với phố Hội An ở bờ nam sông Thu Bồn. Đầm Trung Phường, Trà Quế cũng có thể là những nơi neo đậu hay tạm trú của tàu thuyền, nhưng chưa tìm thấy cứ liệu trực tiếp. Rồi các làng thủ công ven đô, nổi tiếng nhất là nghề mộc Kim Bồng, nghề gốm Thanh Hà, nghề yến Thanh Châu, cũng phải được coi là những bộ phận ngoại vi của đô thị.
Rộng ra nữa, trong quan hệ xa hơn, phải tính đến Đà Nẵng - Tourn mà có người coi như một “tiền cảng” của Hội An và Dinh Chiêm - trấn dinh Quảng Nam, cũng nằm trên sông Thu Bồn không xa, gần đó lại có chợ Củi đón nguồn hàng từ thượng lưu trở về.
Trong những mối quan hệ như vậy, chúng ta nên xác định giới hạn và vùng phạm vi hoạt động của cảng thị Hội An như thế nào cho hợp lý? Vấn đề này ít nhiều có liên quan đến việc lý giải bức tranh “Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ” của dòng họ Chaya đã từng buôn bán với Hội An đầu thế kỷ XVII và bức tranh “Trên sông Hội An” của J. Borrow vẽ năm 1792 - 1793.
Trong buổi hình thành và phát đạt vào cuối thế kỷ XVI và đầu XVII, Hội An đã là nơi hội tụ cư dân của nhiều nơi trong nước và cũng là nơi tụ hội của nhiều thuyền buôn và kiều dân nước ngoài, trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc. Hồi ký của Christoforo Borri và một số tư liệu sau đó, xác nhận Hội An đầu thế kỷ XVII của một khu phố Nhật và một khu phố Khách, mỗi khu có “tổng trấn” (Gouverneur) riêng và sống theo “luật lệ riêng”. Sự khác nhau của hai khu này làm cho C. Borri có cảm tưởng như “hai thành phố”. Tư liệu Nhật Bản gọi khu phố Nhật là “Nhật Bản đính”, văn bia “Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật” khắc năm 1640 có nói đến “Nhật Bản đính”. Đấy là một nét đặc sắc của Hội An, nhất là khi chúng ta biết rằng trong thời trung đại, Việt Nam không có những thành thị tự do hay tự trị như phương Tây hay Nhật Bản.
Một vấn đề lý thú đặt ra ở đây là xác định vị trí của khu phố Nhật và khu phố Khách đó. Có người cho khu phố Nhật ở khu vực nội thị hiện nay và cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều phải nằm trong khu vực này. Có người quan niệm khu phố Nhật ở vùng Hoa Phô hay Ba Phô, nay thuộc Cẩm Châu. Việc xác định vị trí hai khu phố này liên quan đến một di tích gọi là Tùng Bản tự. Đó là ngôi chùa do một người Nhật tên là Shichirobei xây dựng vào năm 1670 và theo sơ đồ ông gửi về Nhật năm 1673 thì ngôi chùa ở phía bắc sông và phía đông là Nhật Bản đính, phía tây là Đường nhân đính. Có người ngờ Tùng Bản tự (Tùng Bản là hệu của Shichirobei) là chùa Âm Bổn, nhưng kết quả thám sát khảo cổ học năm 1989 không xác nhận ý kiến này.
Dù cho vị trí khu phố Nhật chưa xác định được, nhưng không ai phủ nhận vào đầu thế kỷ XVII, người Nhật giữ vai trò rất quan trọng trên đất Hội An hôm nay như cầu Nhật Bản, mộ người Nhật, bia ghi tên đóng góp của người Nhật…
Từ năm 1636 chính phủ Nhật Bản ban hành lệnh cấm xuất ngoại làm cho quan hệ buôn bán giữa người Nhật Bản với Hội An sa sút dần và số người Nhật cũng giảm dần. Cùng lúc đó thì số người Hoa vốn có mặt ở Hội An từ trước lại không ngừng tăng lên. Từ giữa thế kỷ XVII, người Hoa thay thế người Nhật, chiếm ưu thế ở Hội An và chi phối các hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu của thương cảng này. Các thế hệ người Hoa được xếp vào loại Tiền hiền là thủy tổ các họ được gọi là Thập Lão, Lục tính và Tam đại gia. Họ tậu đất lập ra xã Minh Hương (có thể vào khoảng 1645 – 1653, theo Chen Ching Ho) mở phố xá, dựng chùa miếu và các hội quán. Trong chiều sâu lịch sử và trên bình diện kiến trúc còn lại đến nay, chúng ta có thể thấy rõ ảnh hưởng văn hóa sâu sắc của người Hoa tại Hội An. Nhưng cũng chính những người Hoa Minh Hương đem đến những ảnh hưởng văn hóa đó lại dần dần Việt hóa một cách tự nhiên và gia nhập hoàn toàn vào cộng đồng cư dân Hội An nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Ngoài người Nhật, người Hoa, Hội An còn đón tiếp nhiều tàu thuyền và cư dân các nước khác đến buôn bán và cư trú tạm thời. Người Hà Lan đã từng mở thương điếm ở đây trong khoảng 1636 - 1741 và đến nay công ty Đông Ấn của Hà Lan còn để lại một khối lượng tư liệu khoảng hơn 7000 trang liên quan đến Việt Nam, trong đó có một số viết về Hội An.
Trong hội thảo của chúng ta, một số báo cáo khoa học sẽ đi sâu vào nghiên cứu các mối quan hệ buôn bán giữa Hội An với Đàng Trong, với trong nước nói chung và với các nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy vào thế kỷ XVII, Hội An là một cảng thị vào loại phát đạt nhất của cả vùng Đông Nam Á.
7. Hội An không những là một thương cảng, một cửa ngõ mậu dịch đối ngoại, mà còn là một trung tâm giao tiếp văn hóa. Dĩ nhiên hai mặt kinh tế và văn hóa đó quan hệ mật thiết với nhau và tạo nên sắc thái riêng của vùng Hội An.
Qua các tầng văn hóa Sa Huỳnh - Chàm - Việt vừa tiếp nối vừa giao thoa trong lịch sử mà cuối cùng xu thế Việt càng ngày càng chi phối và nền tảng Việt càng ngày càng bền vững. Trên cơ sở đó, khi trở thành cảng thị Hội An – Faifo, vùng đất này mở rộng cửa đón nhận những thành tố văn hóa ngoại nhập của Nhật, Hoa và một số nước Đông Nam Á, một số nước phương Tây, trong đó ảnh hưởng văn hóa Hoa lâu dài và sâu sắc nhất.
Hội An cũng là một cửa ngõ du nhập đạo Thiên Chúa và là nơi đã góp phần hình thành ra chữ Quốc ngữ vào nữa đầu thế kỷ XVII.
Từ thế kỷ XVIII - XIX, thương cảng Hội An do nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài, do cả những biến đổi của địa hình sông nước, đã sa suốt dần để rồi từ cuối thế kỷ XIX nhường vai trò cho Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An cho đến hôm nay vẫn duy trì được cuộc sống của mình, vẫn gìn giữ được sắc thái văn hóa của mình. Quá trình giao thoa, giao tiếp và hội nhập văn hóa qua dặm đường dài của lịch sử đã tạo nên cho Hội An một sắc thái văn hóa đa dạng, phong phú. Bất cứ ai là người Việt Nam hay đã từng nghiên cứu văn hóa Việt Nam, qua Hội An cũng dễ nhận thấy đây là một vùng đô thị cổ vừa mang những nét chung của Việt Nam, của xứ Quảng, vừa có những nét riêng của mình. Điều đó thể hiện rõ qua phát âm, qua kiến trúc, trang trí, qua một số phong tục tập quán và một số món ăn địa phương (ví dụ món Cao Lầu)… Lịch sử vang bóng một thời của Hội An đã vĩnh viễn đi vào quá khứ, nhưng di sản văn hóa của Hội An đã bảo lưu cho đến hôm nay là một tài sản quý của hiện tại và tương lai.
Một nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng đặt ra cho cuộc hội thảo của chúng ta là phân tích và đánh giá đúng đắn những đặc điểm và giá trị của di sản văn hóa của đô thị cổ Hội An. Trên cơ sở đó, đề ra một quy hoạch bảo tồn, một đề án tu bổ và phát huy tác dụng của khu di tích, Một số báo cáo của các chuyên gia kiến trúc, mỹ thuật và bảo tồn học sẽ đề cập đến những vần đề này.
Xét về niên đại của những kiến trúc hiện còn thì nói chung khó vượt qua thế kỷ XIX, nhưng trong đó vẫn có những bộ phận, những yếu tố và có thể cả những khiểu dáng cổ được giữ lại. Và bên cạnh đó, tuy không nhiều nhưng vẫn còn những di tích cổ được bảo tồn như một số mộ cổ, bia đá, một số di vật khảo cổ học… Một câu hỏi được đặt ra là chúng ta chỉ nên bảo tồn như hiện trạng hay trong một số trường hợp nào đó, có thể phục hồi lại bộ mặt xưa của nó nếu tư liệu và điều liện kỹ thuật cho phép.
Hội An là một di tích đô thị cổ mà trong phần lớn các công trình kiến trúc, con người đang sống và hoạt động. Đây là một loại bảo tàng sống, một phức hợp di tích gồm nhiều loại hình khác nhau. Giữa cái cũ và cái mới, giữa di tích và cuộc sống, giữa các loại hình di tích khác nhau, làm sao giải quyết được các mối quan hệ phức tạp đó, vừa bảo tồn vừa phát huy được di tích, vừa đáp ứng được cuộc sống của nhân dân và yêu cầu đô thị hóa hiện đại trong tương lai…
Khu di tích đang xuống cấp nghiêm trọng và có những di tích có nguy cơ sụp đổ. Không chỉ thời gian và thiên nhiên mà ngay những mâu thuẫn trên nếu không được giải quyết thỏa đáng, cũng là tác nhân đe dọa di tích. Biết bao nhiêu câu hỏi được đặt ra mà chỉ có chuyên sâu kết hợp với kinh nghiệm nhiều nước và trí tuệ liên ngành mới có thể giải đáp được.
Tất cả các báo cáo khoa học lần lượt được trình bày trong phiên họp toàn thể và trong các tiểu ban, chắc chắn sẽ nêu ra nhiều vấn đề cụ thể và sâu sắc, dẫn chúng ta và những tranh luận hứng thú. Tôi hy vọng sự hội tụ chuyên gia của nhiều ngành và nhiều nước trong cuộc Hội thảo quốc tế này sẽ góp phần làm sáng tỏ những kết quả nghiên cứu về Hội An và cho phép đưa ra những phương hướng bảo tồn tối ưu.

25 tháng 7 2021

Tham khảo

 Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử Quang Trung – Nguyễn Huệ. 

=> Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm

câu 2 : Liệt kê những công lao của ông đối với đất nước?

- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê. 
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia. 
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc. 

25 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc; đồng thời còn là vị vua có tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt

8 tháng 4 2017

- Thăng Long có thể so với nhiều thành thị ở Á châu, nhưng lại đông dân hơn.

- Những ngày phiên chợ, dân ở các làng lân cận kĩu kịt gánh hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được.

- Các con đường rộng bây giờ đều trở thành chật chội.

- Phường Hàng Ngang và phường Hàng Đào là nơi bán áo, bán các thứ tơ, lụa, vóc, nhiễu,... Hàng Buồm cũng là một phố buôn bán rất huyên náo.

24 tháng 10 2019

Khi nhà Đinh, nhà Tiền Lê làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình (củng cố độc lập dân tộc, khôi phục thống nhất quốc gia) thì Hoa Lư cũng vừa xong sứ mệnh lịch sử của một Thủ đô thời kỳ đầu khi đất nước giành lại độc lập. Độc lập tổ quốc đã được thử thách và vững vàng hơn. Những tiền đề cần thiết cho bước nhảy vọt về kinh tế, phát triển huy hoàng về văn hoá đã được chuẩn bị qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. Với nhãn quan chính trị xuất sắc của mình, nhà vua đã nhận ra vị thế đắc địa của thành Đại La. Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (1010), vua đầu triều Lý quyết định dời đô. Mùa nước rẫy, thuyền ngự với chiến thuyền và văn võ bá quan hộ tống từ Hoa Lư ngược dòng cập bến Đại La. Tại vùng đất mới, nhà vua đổi tên là thành Thăng Long. Kinh thành mới đại thể được giới hạn bằng 3 con sông. Phía Đông là sông Hồng, phía Bắc và phía Tây là sông Tô, phía Nam là sông Kim Ngưu và chia làm hai phần: Hoàng thành và kinh thành. Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành, vị trí gần Hồ Tây, nơi có các cung điện hoàng gia, đồng thời là nơi thiết triều. Trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu vực nữa gọi là Cấm thành. Đây là nơi ở của hoàng gia, gọi là Long thành. Những cung điện chính còn ghi chép trong sử sách như: Điện Kiền Nguyên là điện chính, nơi vua làm việc, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và Giảng Vũ. Bên trái mở cửa Phi Long thông với cung Nghinh Xuân; bên phái mở cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn; chính Bắc dựng điện Cao Minh, đằng sau dựng điện Long An và Long Thuỵ để vua nghỉ ngơi, tiếp sau là cung Thuý Hoa và các cung khác để các phi tần ở,v.v...    Gốm thời LÝ Năm 1029 vua Lý Thái Tôn cho xây dựng lại Cấm thành. Trên nền cũ của điện Kiền Nguyên dựng điện Thiên An làm chính, hai bên tả hữu là điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Đằng trước Thiên An là sân rồng, hai bên tả hữu sân rồng dựng gác chuông, xung quanh bốn bề đều dựng hành lang và dải vũ. Chếch về phía Đông là điện Văn Minh và điện Quảng vũ. Phía trước sân rồng là điện Phụng Tiên, trên điện có lầu Chính Dương nơi đặt đồng hồ và báo canh. Đằng sau điện Thiên An là điện Thiên Khánh hình bát giác, nối liền Thiên Khánh với điện Trường Xuân phía sau là các cầu Phượng Hoàng, trên điện Trường Xuân có gác Long Đồ. Năm 1203 lại thêm đợt xây dựng mới. Vua Lý Cao Tôn cho dựng thêm cung điện ở phía Tây tẩm điện: Chính giữa đặt điện Thiên Thuỵ, bên trái dựng điện Dương Minh, bên phải dựng điện Thiềm Quang, đằng trước xây điện Chính Nghi, phía trên dựng điện Kính Thiên. Chính giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm, bên phải mở cửa Vệt Thành, thềm gọi là Ngân Hồng. Đằng sau mở điện Thắng Thọ, trên có dựng gác. Bên trái xây gác Nhật Kim, bên phải xây gác Nguyệt Bảo, xung quanh đều dựng nhà hành lang. Phía trái gác Nguyệt Bảo dựng toà Lương Thạch, phía Tây gác xây Dục Đường (nhà tắm). Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác như gác Phú Quốc, thềm Phượng Tiêu, cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, đình Ngoạn Y. Tất cả các công trình này đều có trồng hoa thơm cỏ lạ, “cách chạm trổ trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ xưa chưa từng có vậy”(việt sử lược .t .14). Bao bọc các cung điện là một bức tường thành bảo vệ gọi là Long Thành với 10 vệ cấm quân ngày đêm canh gác.    Tượng Phật Ngoài các cung điện, nhà Lý còn xây dựng khá nhiều các đền miếu, chùa tháp, hồ, vườn cảnh để phục vụ cho nhu cầu du ngoạn và tâm linh của hoàng tộc như chùa Vạn Tuế, chùa Hưng Thiên Ngự, chùa Chân Giáo, đền Quán Thánh và hàng loạt lầu các, đài tạ rất đẹp như: đài Chúng Tiên dựng năm 1161 tầng trên lợp ngói vàng, tầng dưới lợp ngói bạc; hồ Kim Minh vạn tuế có cầu Vũ Phượng đi vào núi đá giữa hồ; hồ Thuỵ Thanh, ứng Minh(đào 1051); hồ Phượng Liên (đào 1098), cạnh hồ dựng điện Sùng Uyên, điện Huy Dương, đình Lai Phượng, điện ánh Thiềm, đình át Vân cùng lầu Trường Minh, phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. Nhiều vườn ngự cũng được mở trongkhu hoàng thành: vườn Quỳnh Lâm, Thắng cảnh, Xuân Quang, Thượng Lâm. Trong các vườn này còn đào hồ nuôi thả hải sản như đồi mồi cá biển...Tất cả các công trình kiến trúc trong hoàng thành đều xây dựng quy mô tráng lệ, từ lầu son gác tía đến các công trình văn hoá, tôn giáo hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của chốn Cửu trùng.   Rồng thời Lý Khu thứ hai là khu dân sự, quan lại và binh lính ở bao bọc lấy hoàng thành, còn gọi là kinh thành. Khu này chia thành các phường nông nghiệp và thủ công nghiệp. Cả hai khu (Hoàng thành và kinh thành) được bao bọc bằng đê của ba con sông nói trên. Đời sống kinh tế tại Thăng Long thời gian này đã có nhiều thay đổi. Từ vị trí là một miền dân khang vật thịnh, nên khi trở thành Kinh Sư dân số Thăng Long ngày càng đông, hoạt động kinh tế của kinh thành ngày càng sầm uất, phồn thịnh hơn trước. Chỉ trong khoảng hơn một trăm năm sau khi trở thành kinh đô, tại Thăng Long, nhà Lý trong giai đoạn thịnh đạt đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trên quy mô lớn, mở ra kỷ nguyên văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Tứ đại khí: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh chính là được thiết kế từ thời kỳ này. Nhà Lý đã trải qua 9 đời ở kinh thành Thăng Long, đổi quốc hiệu là Đại Việt, tồn tại 215 năm

24 tháng 10 2019

Từ thời Lý, cấu trúc “tam trung thành quách” đã định hình rõ ràng. Vòng thành trong cùng bao bọc nơi ở của vua, gọi là Cấm thành, vòng thành giữa bao bọc nơi nhà vua và triều đình làm việc, bao trọn cả Cấm thành, là Hoàng thành, hay còn gọi là Long thành. Vòng thành ngoài cùng bao bọc nơi ở của quan lại, thái tử, hoàng tử, anh em họ hàng nhà vua và dân chúng, gọi là Đại La thành. Vùng đất nằm giữa Hoàng thành và Đại La thành gọi là Kinh thành.

Với chủ trương không bao bọc thái tử và hoàng tử trong bốn bức tường Hoàng thành, các vua triều Lý luôn xây dựng cung điện ở ngoài thành cho các con trai của mình. Ngoài Hoàng thành là Kinh thành với muôn mặt đời sống thường nhật của người dân diễn ra mỗi ngày. Đó là cách tốt nhất để các thái tử và hoàng tử hiểu rõ việc đời, việc người, hiểu rõ về xã hội, dân chúng mà họ sẽ trị vì sau này.

Cung điện của Thái tử được gọi là cung Long Đức. Đây là cung điện cố định nhất trong số các cung điện dành cho con trai của nhà vua. Khi một hoàng tử được lập làm thái tử thì sẽ được dọn về ở tại cung này. Khi thái tử lên ngôi vua, cung này lại được dành cho thái tử thế hệ kế tiếp. Vì thế, chủ nhân của cung Long Đức có tính luân phiên.

Bên cạnh cung Long Đức, các phủ điện của các hoàng tử, hoàng thân quốc thích, các quan lại và doanh trại quân lính cũng tập trung tại khu vực Kinh thành. Đây là những công trình kỳ vĩ nằm xen kẽ với phố phường buôn bán và nơi ở, sản xuất của nhân dân, tạo thành tổ hợp phố phường thành thị sầm uất.

Thời Lý, Kinh thành Thăng Long được chia làm 61 phường là nơi ở, làm ăn, sản xuất và buôn bán của nhân dân. Nguyên nghĩa của chữ “phường” là “ô đất vuông”. 61 phường có từ thời Lý là 61 ô đất vuông tập hợp các hộ gia đình thành một đơn vị hành chính tương đương với một xã ở nông thôn. Các phường này được giới hạn với nhau bằng đường phố. Đây là kiểu quy hoạch kinh đô đặc trưng thời Trung đại. Tuy nhiên, Kinh đô Thăng Long lại có điểm đặc sắc riêng, ấy là mỗi phường đều là nơi tập trung các thợ thủ công làm chung một nghề và thường có chung một quê. Bởi vậy, người ta thường nói về “phường thợ xây”, “phường thợ mộc” hay “phường thợ hàn”. Phường từ một đơn vị hành chính đã gắn với nghề nghiệp chủ đạo của những người dân cư trú tại phường đó. Người dân thường mở cửa hàng bán sản phẩm của phường mình ở ven các con phố chạy qua phường, hình thành nên các con phố buôn bán chủ yếu chung một mặt hàng và phố được gọi tên theo mặt hàng kinh doanh từ đó. Điều này lý giải vì sao Thăng Long – Hà Nội cổ có những con phố mang tên Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Tre

Trung tâm Kinh thành Thăng Long có Thái Hồ là nơi nhà Lý dựng Văn Miếu và trường Quốc Tử Giám. Phía Nam Thái Hồ là hồ Chu Tước (sau gọi là hồ Bích Câu, sau nữa được tách thành hồ Bảy Mẫu và hồ Thuyền Quang). Năm 1154, vua Lý Anh Tông cho dựng đàn Viên Khâu cạnh hồ Chu Tước để làm lễ Tế Giao hằng năm.

Thời Lý, hồ Dâm Đàm (hồ Tây) đã tách khỏi sông Hồng, nhưng hồ Lục Thủy (hồ Gươm) và hồ Chu Tước thì vẫn ăn thông với sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch – hai con sông uốn khúc chảy quanh trong nội thành Thăng Long. Trên đoạn sông Tô Lịch cổ chạy qua Kinh thành Thăng Long được dựng một vài cây cầu để cư dân hai bên bờ sông có thể qua lại, giao thương: cầu Đông xây bằng đá, cầu Thái Hòa dựng bằng gỗ, cầu Cau và cầu Tây Dương.

Cũng do Kinh đô Thăng Long có hệ thống sông hồ thông thoáng nên hình thành những bến thuyền (từ cổ gọi là “búa”) tấp nập thuyền bè vào ra buôn bán: bến Triều Đông (Hòe Nhai), bến Thái Cực (Hàng Đào), bến Thái Tổ (Nguyễn Du), bến Giang Tân (Nghĩa Đô), bến Thiên Thu, bến Đại Thông (hiện chưa xác định thuộc khu vực nào)… Thăng Long thời xưa chợ và bến thuyền thường song hành với nhau như thế nên mới hình thành cách gọi “chợ búa” như dân ta vẫn quen dùng cho đến nay.

Kinh thành Thăng Long

Kinh thành Thăng Long nằm ven sông Hồng (còn gọi là sông Nhị, hay Lô Giang thời Lý). Các nhà vua thời Lý cho dựng bốn cung điện ven sông này để nhà vua và tùy tùng, quan lại ra xem lễ hội đua thuyền hằng năm. Bốn cung điện đó là Hàm Quang (được xây dựng năm 1011), Linh Quang (được xây dựng năm 1058), Thủy Tinh và cung Thánh Từ (được xây dựng vào đầu thế kỷ XII). Trong đó, cung Thánh Từ cũng chính là nơi dành cho Thái Hậu ở. Các cung điện ở đây đều được xây dựng với quy mô rất lớn thành quần thể cung điện nguy nga, tráng lệ. Chẳng hạn, bên trái điện Linh Quang được dựng thêm điện Kiến Lễ, bên phải là điện Sùng Nghi, mặt tiền dựng lầu chuông một cột 6 cạnh hình hoa sen (thời Lý, Phật giáo trở nên thịnh hành và hình ảnh hoa sen được cách điệu thành những họa tiết trang trí và công trình xây dựng, làm nên những công trình lịch sử như Chùa Một Cột…)

Chùa Một Cột

Bên hồ Dâm Đàm (hồ Tây), các nhà vua triều Lý cũng cho xây nhiều cung điện làm hành cung hoặc quán quan ngự trên mặt nước để xem đánh cá, bơi thuyền. Đầu thế kỷ XIII, công chúa Từ Hoa, con gái của vua Lý Thần Tông, ở cung Từ Hoa ven hồ Dâm Đàm đã cùng các cung nữ mở nghề trồng dâu nuôi tằm. Vì thế, nơi này mới có tên là trại Tàm Tang, sau đổi thành Nghi Tàm.

Còn bên hồ Lục Thủy, nhà Lý cho dựng nhiều công trình quan trọng, như tháp Báo Thiên và chùa Báo Thiên được dựng để ghi công chiến thắng quân Chiêm Thành, cung Chiêm Nữ là nơi dành cho các cung nữ Chiêm Thành bị bắt tới ở.

Thời Lý, do đạo Phật thịnh hành nên trong Kinh thành được nhà vua cho dựng nhiều chùa chiền, trong đó có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Vạn Tuế, chùa Diên Hựu, chùa Ngọc Hồ.

Theo thuyết phong thủy, nhà Lý cũng cho đắp nhiều núi giả để vừa được vận nước vững bền, vừa làm nơi thắng cảnh thưởng ngoạn. Có thể kể đến một vài ngọn núi nhân tạo này, như: Tam Sơn, Ngũ Nhạc, Khán Sơn, Sư Sơn. Cũng có ý kiến cho rằng, Nùng Sơn là một trong những ngọn núi nhân tạo như thế. Tuy nhiên, ý kiến này còn nhiều tranh cãi do Nùng Sơn còn được đồng nhất với núi Long Đỗ (rốn rồng) tồn tại từ trước khi nhà Lý dời đô về Thăng Long.

Bên bờ Đông sông Hồng, đối diện với Kinh thành, vua Lý Anh Tông cho dựng trạm Hoài Viễn làm nơi tiếp đón sứ giả các nước và tù trưởng các miền thiểu số tới kinh triều kiến nhà vua.

Như vậy, từ thời nhà Lý, Thăng Long đã trở thành không chỉ là trung tâm chính trị, hành chính, quân sự mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước, với lối quy hoạch phố phường kiểu bàn cờ mang tính khoa học 

14 tháng 11 2016

nhà Trần duy trì qua 12 vị vua

nhà Trần là triều đại quân chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi. Những năm đầu tiên, Trần Cảnh còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tôn thất vai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền.

Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ở Thăng Long - kinh đô triều cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đời nhà Lý. Về chính sách chính trị, các hoàng đế nhà Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so với nhà Lý, họ tạo nên một hệ thống đặc biệt, trong đó các Hoàng đế sẽ sớm nhường ngôi cho Thái tử mà lui về làm Thái thượng hoàng, tuy nhiên vẫn cùng vị Hoàng đế mới điều hành chính sự. Việc này được đánh giá là tích cực, khi ngôi Hoàng đế sớm có chủ, tránh được việc tranh giành ngôi vua như triều đại nhà Lý trước đó; và bản thân vị Hoàng đế sẽ tiếp xúc và làm quen việc cai trị cho đến khi trưởng thành. Các mặt kinh tế, xã hội,giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho giáo, Đạo giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tạo ra cục diện Tam giáo đồng nguyên, sự cân bằng ảnh hưởng của Phật giáo - Nho giáo - Đạo giáo. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông được coi là một danh nhân văn hóa nổi tiếng, người bảo trợ Phật giáo và Đạo giáo, thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng và truyền đến đời nay. Bên cạnh đó, những danh thần Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Triều,...là những cái tên nổi danh về tri thức, thơ văn, góp phần to lớn tạo nên thời kỳ nhà Trần hưng thịnh văn hóa.

Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước xung quanh. Lực lượng quân đội nhà Trần thiện chiến nhất là thủy binh, rồi kỵ binh, bộ binh, tượng binh....chính sách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng tộc đều có quân đội tinh nhuệ là nền tản lớn khiến quân đội nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của quân đội Nhà Nguyên, Đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287. Thời gian này xuất hiện một danh tướng kiệt xuất, vốn là tôn thất nhà Trần, chính là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; người có vai trò quan trọng trong chiến thắng vào năm 1285 và 1287.

21 tháng 11 2016

1 .nói về thành Đại La ( Thăng Long thời Lý)

2nói về thời Trần (như bạn anh thư)

 

8 tháng 11 2016

Nhà Trần trị vì đất nước ta được 175 năm (1225 - 1400), qua 12 đời vua, bao gồm: - Trần Thái Tông (1225-1258) - Trần Thánh Tông (1258-1278) - Trần Nhân Tông (1279-1293) - Trần Anh Tông (1293-1314) - Trần Minh Tông (1314-1329) - Trần Hiển Tông (1329-1341) - Trần Dụ Tông (1341-1369) - Trần Nghệ Tông (1370-1372) - Trần Duệ Tông (1372-1377) - Trần Phế Ðế (1377-1388) - Trần Thuận Tông (1388-1398) - Trần Thiếu Ðế (1398-1400)
 

♦ Trần Thái Tông(1225-1258):

Niên hiệu:

- Kiến Trung (1225-1231);
- Thiên ứng chính Bình (1232-1250);
- Nguyên Phong (1251-1258).

Trần Cảnh sinh năm Mậu Dần (1218) cùng tuổi với Lý Chiêu Hoàng.
Nhờ Trần Thủ Ðộ thu xếp. Lý Chiêu Hoàng đã lấy Trần Cảnh và nhường ngôi cho Trần Cảnh (1225), lên làm vua, lấy niên hiệu là Trần Thái Tông. Chiêu Thánh Hoàng hậu lấy Thái Tông đã được 12 năm, tức là đã 19 tuổi mà vẫn chưa có con, trong khi triều Trần cần kíp phải có Hoàng tử. Bởi vậy Trần Thủ Ðộ bắt vua Trần Thái Tông bỏ Chiêu Thánh giáng xuống làm công chúa, rồi đem người chị của Chiêu Thánh là Thuận Thiên vợ của Trần Liễu đã có thai vào làm Hoàng hậu, Trần Liễu tức giận đem quân làm loạn. Vua Trần Thái Tông cũng đang đêm bỏ trốn lên chùa Phù Vân, núi Yên Tử (Quảng Ninh) tỏ ý phản đối. Trần Thủ Ðộ đem quần thần tới đón về. Trần Thái Tông từ chối, nói rằng: Trẫm còn nhỏ dại, không kham nổi việc to lớn, các quan nên chọn người khác để cho khỏi nhục xã tắc. Nói mãi không chuyển. Thủ Ðộ ngoảnh lại nói với các quan: Hoàng thượng ở đâu là triều đình ở đấy.

Nói đoạn truyền lệnh xây dựng cung điện ở chùa Phù Vân. Vị quốc sư ở chùa vào van lạy Trần Thái Tông về triều. Trần Thái Tông bất đắc dĩ phải theo xa giá về kinh.

Ðược ít lâu, Trần Liễu biết không địch nổi, đang đêm giả làm người đánh cá lẻn lên thuyền ngự xin hàng. Hai anh em ôm nhau mà khóc. Thủ Ðộ hay tin, tuốt gươm xông đến toan giết Trần Liễu. Trần Thái Tông lấy thân che cho anh, xin Thủ Ðộ tha cho Trần Liễu.

Vua Thái Tông tha cho Trần Liễu, cắt cho đất An Sinh làm thái ấp và phong cho làm An Sinh vương.

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông đầu năm Ðinh Tỵ (1257), Thái Tông biết dựa vào Trần Thủ Ðộ, Trần Quốc Tuấn (Tức Hưng Ðạo Vương, con của Trần Liễu) để lãnh đạo nhân dân Ðại Việt quyết chống giặc. Bản thân Trần Thái Tông cũng tự làm tướng đi đốc chiến, xông pha tên đạn.

Tháng 12 năm Ðinh Tỵ (21/1/1258) vua Thái Tông cùng Thái tử Hoảng đã chỉ huy quân Trần phá tan quân Nguyên ở Ðông Bộ Ðầu, giải phóng Thăng Long.

Trần Thái Tông đã trở thành ông vua anh hùng cứu nước. Nhưng Thái Tông được sử sách lưu truyền còn bởi ông là một nhà Thiên học, một triết gia có những tư tưởng sâu sắc, một cốt cách độc đáo, là tác giả Khoá hư lục, một cuốn sách xưa nhất hiện còn giữ được trong kho thư tịch cổ nước ta.

Trong văn bản Khoá du lục, có bài. “Tự Thiền Tông chỉ nam” của Trần Thái Tông viết. Ông kể lại sự việc năm 1236 đang đêm bỏ cung điện vào núi và lý do trở về.

Có lẽ ít thấy trong lịch sử Phật giáo nước nào lại nêu vấn đề “quốc gia xã tắc” lên trên hết, trước hết như thế. Thái độ đối với “quốc gia xã tắc” là thước đo giá trị của mỗi người, bất kể họ ở cương vị nào. Nghe theo quốc gia xã tắc, Trần Thái Tông đã trở về triều để 22 năm sau đã lãnh đạo nhân dân Ðại Việt phá tan quân Nguyên. Trần Thái Tông là người có tính cách đặc biệt. Lúc làm vua thì thân làm tướng đi đánh giặc “xông vào mũi tên hòn đạn”, làm vua xem thường vinh hoa phú quý, có thể từ bỏ ngai vàng không chút luyến tiếc. Ông là gương mặt văn hoá đẹp và lạ đến khác thường trong lịch sử Việt Nam.

Mùa xuân năm Mậu Ngọ (1258), Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, một cách tập sự cho thái tử làm quen việc trị nước. Triều đình tôn Thái Tông lên làm Thái Thượng Hoàng cùng trông coi việc nước.

Thái Tông trị vì được 33 năm, làm Thái Thượng hoàng 19 năm thì mất, thọ 60 tuổi.

♦ Trần Thánh Tông (1258-1278):

Niên hiệu: Thiên Long (1258-1272); Bảo Phù (1273-1278).
Vua Thái Tông có 6 người con: Tĩnh Quốc Ðại vương Trần Quốc Khang, Thái tử Hoảng, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật và các công chúa Thiều Dương, Thuỵ Bảo.

Mùa xuân năm Mậu Ngọ (1258), Thái tử Hoảng sinh năm 1240 lên nối ngôi lấy hiệu là Thánh Tông.

Thánh Tông là vị vua nhân từ, trung hậu. Ðối nội vua dốc lòng xây dựng đất nước thái bình thịnh trị. Vua quan tâm đến việc giáo hoá dân, khuyến khích việc học hành, mở những khoa thi chọn người tài và trọng dụng họ. Do vậy, dưới triều vua Thánh Tông không chỉ có các ông hoàng hay chữ mà còn có những trạng nguyên tài giỏi như Mạc Ðĩnh Chi. Bộ Ðại Việt Sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của nước ta, được Lê Văn Hưu hoàn thành vào năm Nhâm Thân (1272).

Vua còn quan tâm đến dân nghèo bằng việc ra lệnh cho các vương hầu, phò mã chiêu tập những người nghèo đói lưu lạc để khai khẩn ruộng hoang, lập trang hộ. Trang điền có từ đấy. Vì vậy, 21 năm làm vua đất nước không có giặc giã. Nơi nơi dân chúng yên ổn làm ăn.

Về đối ngoại, lúc này nhà Nguyên đã thôn tính xong nước Tống rộng lớn nhưng chưa đủ sức đánh Ðại Việt. Khi vua Thái Tông nhường ngôi cho Thánh Tông, vua Mông Cổ sai sứ sang phong vương cho Thánh Tông. Nhà Nguyên không còn bắt Ðại Việt thay đổi sắc phục và rập theo thể chế nhà nước chúng, nhưng lại bắt vua ta cứ 3 năm phải một lần cống nạp nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói, thầy tướng số và những nghệ nhân giỏi mỗi loại ba người cùng các sản vật: sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu vật là khác. Vua Nguyên còn đòi đặt quan Chưởng ấp để đi lại, giám sát các châu quận Ðại Việt, thật ra để nắm tình hình mọi mặt, toan đặt cương thường trực cho nước láng giềng. Vua Trần Thánh Tông thừa biết giã tâm xâm lược của nhà Nguyên, nên tuy bề ngoài thần phục, nhưng vẫn khẩn trương tuyển mộ binh lương, luyện quân sĩ sẵn sàng đối phó. Năm Bính Dần (1266), vua Nguyên cho sang giục cống nạp. Vua Thánh Tông sai sứ sang xin miễn việc cống người và bãi bỏ việc đặt quan giám trị. Vua Nguyên bằng lòng bỏ việc cống người nhưng lại bắt tuân thủ 6 điều khác: Vua phải thân vào chầu khẩu, phải chịu việc binh dịch, phải nộp thuế má và cứ giữ lệ đặt quan giám trị.

Vua Ðại Việt lần nữa thoái thác không chịu. Năm Tân Mùi (1271), vua Mông Cổ Hốt Tất Liệt nhân đổi quốc huyện là Ðại Nguyên đòi vua Thánh Tông. Vua Thánh Tông cáo bệnh không đi. Chúng cho sứ sang tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, vua Thánh Tông trả lời rằng: Cột ấy lâu ngày đã mất.

Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, nhằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo cơ xâm lược của nhà Nguyên.

Năm Ðinh Sửu (1277), Thái Thượng hoàng Trần Thái Tông mất ở phủ Thiên Trường (Tức Mạc). Năm sau, vua Thánh Tông nhường ngôi cho con là Thái Khâm rồi về ở phủ Thiên Trường làm Thái thượng hoàng.

Vua Trần Thánh Tông trị vì được 21 năm, làm Thái Thượng Hoàng được 3 năm, thọ 51 tuổi.

♦ Trần Nhân Tông(1279-1293):

Niên hiệu:

- Thiệu Bảo (1279-1284);
- Trùng Hưng (1285-1293).

Vua Trần Thánh Tông có 3 con, Thiên Thuỵ công chúa, Thái tử Khâm và Tả Thiên Vương Ðức Việp. Năm Kỷ Mão (1279), Thái tử Khâm sinh năm Mậu Ngọ (1258) kế vị ngôi vua, lấy tên là Nhân Tông.

Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca là vị anh hùng cứu nước. Thời gian Trần Nhân Tông trị vì, nước Ðại Việt đã trải qua những thử thách ghê gớm.

Ngay sau khi Trần Nhân Tông lên ngôi, nhà Nguyên liền sai Lệ bộ Thượng thư sang sứ Ðại Việt. Sài Thung đến kinh thành, lên mặt kiêu ngạo, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, rồi cho người đưa thư trách vua Trần Nhân Tông tự lập ngôi vua và đòi phải sang chầu thiên triều.

Vua sai đại thần ra tiếp, Thung không thèm đáp lễ, vua mời yến, hắn không thèm đến. Năm Nhâm Ngọ (1282) vua Nguyên lại cho sứ sang dụ: Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng, ngọc sang thay, và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo tay, mỗi hạng 2 người. Trần Nhân Tông đành cho chú họ là Trần Di Ái và bọn Lê Tuân, Lê Mục sang thay mình. Vua Nguyên bèn lập Trần Di Ái làm An Nam Quốc vương, Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Thượng thư lệnh, và sai Sài Thung dẫn 1000 quân đưa bọn ấy về nước. Hay tin, Trần Nhân Tông sai tướng đem quân lên đón đường đánh lũ nghịch thần. Sài Thung bị tên bắn mù một mắt, trốn chạy về nước, còn lũ Trần Di Ái bị bắt, phải tội đi làm lính. Thấy không thể thu phục được vua Trần, Nhà Nguyên liên tiếp phát động 2 cuộc chiến tranh xâm lược vào các năm 1285, 1287 toan làm cỏ nước Nam. Trong 2 lần kháng chiến này. Trần Nhân Tông đã trở thành ngọn cờ kết chặt lòng dân, lãnh đạo nhân dân Ðại Việt vượt qua bao khó khăn đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng.

Sau 14 năm làm vua, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông rồi làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành thuỷ tổ phái Thiền Trúc Lâm, Yên Tử, một phái Thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhân Tông thật sự là một triết gia lớn của Phật thể hiện được đủ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam. Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông là tinh thần thực tiễn, chiến đấu và táo bạo.

Anh hùng cứu nước, triết nhân, thi sĩ là phẩm chất kết hợp hài hoà trong con người Nhân Tông. Về phương diện thi sĩ Nhân Tông có tâm hồn thanh cao, phóng khoáng, một cái nhìn tinh tế, tao nhã.

Trần Nhân Tông qua đời năm Mậu Thân 1308 tại am Ngoạ Vân, núi Yên Tử (Ðông Triều, Quảng Ninh).

Hưng Ðạo Ðại Vương - Trần Quốc Tuấn:

Trần Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân kiệt xuất của dân tộc đồng thời là danh quân sự cổ kim của thế giới. Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác vào con hội đủ tài văn võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào. Lớn lên Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình, Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, 3 lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùng cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ 2, thấy rõ nếu ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo thắng quân Nguyên hùng mạnh.

Ba lần chống giặc các vua Trần đều giao cho ông quyền thiết chế. (Tổng tư lệnh quân đội), vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính vì vậy tướng sĩ hết lòng thương yêu ông. Ðạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng. Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư. Binh thư yếu lược và vạn kiếp tống bí truyền thư để răn dậy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết hịch “Hịch tướng sĩ”, truyền lệnh cho các tướng, dạy họ bảo họ lẽ thắng bại, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn chương của một bậc “Ðại bút”. Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu, là tướng dũng ông xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, tạo lên những trận Bạch Ðằng oanh liệt nghìn đời. Là tướng tín, ông bày tỏ trước quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông sẽ gặp hoạ, cho nên, cả ba lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều sát binh mã và đều lập được công lớn.

Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300 ) “Bình Bắc đại nguyên soái” Hưng Ðạo Vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chọn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng trồng cây như cũ. Vua gia phong cho chức Hưng Ðạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông lúc sinh thời.

♦ Thượng tướng, Thái sư - Trần Quang Khải:

Trần Quang Khải (1244-1294), là con trai vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Dưới triều vua Trần Thánh Tông (anh ruột Quang Khải), Trần Quang Khải được phong tước Chiêu Minh Ðại Vương. Năm Giáp Tuất (1274), Ông được giao chức Tướng quốc thái uý. Năm Nhâm Ngọ (1282), dưới triều vua Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng thái sư, nắm toàn quyền nội chính, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba, Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai, sau Trần Quốc Tuấn và có nhiều công lớn. Chính Trần Quang Khải đã chỉ huy quân Trần đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, những trận then chốt nhằm khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5 năm Ất Dậu (1285).

Bên cạnh năng lực quân sự, Trần Quang Khải còn là một nhà thơ có vị trí không nhỏ trong văn học sử Việt Nam. Ông là tác giả “Lạc Ðạo” đã thất truyền và theo lời bình của Phan Huy Chú, thơ ông “thanh thoát, nhàn nhã, sâu xa, lý thú”.

Trần Quang Khải, một cuộc đời lớn, vừa làm chủ tướng, vừa làm tướng, vừa đánh giặc vừa làm thơ.

♦ Chiêu Văn Vương - Trần Nhật Duật:

Trần Nhật Duật (1253-1330), con trai thứ tư của Trần Thái Tông, người có công lớn trong việc chỉ huy quân Trần đánh thắng giặc Nguyên, từng được phong Thái uý quốc công với Chiêu Văn đại vương, từ bé đã nổi tiếng là ông hoàng hiếu học và “sớm lộ thiên tri”, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người. Có thể nói, tuổi trẻ của Trần Nhật Duật là những năm tháng miệt mài rèn luyện để thành tài. Vì vậy, Nhật Duật nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng. Uy tín của vị vương còn vang dội cả nước ngoài do hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng. Học biết tiếng Tống, tiếng Chiêm Thành, Nhật Duật chẳng những chỉ sử dụng thành thạo những ngôn ngữ ấy mà còn am hiểu nhiều mặt của các nước đó kể cả phong tục, tập quán của họ. Ðối với các dân tộc trong nước, Nhật Duật không chỉ hiểu tiếng mà còn hiểu cả về người.

♦ Trần Anh Tông (1293-1314):

Niên hiệu: Hưng Long.
Vua Nhân Tông có ba người con: Anh Tông Thuyên, Huệ võ vương Quốc Chẩn và công chúa Huyền Trân. Năm Quý Tỵ (1293), Nhân Tông truyền ngôi cho con cả là Thái tử Thuyên. Thái tử Trần Thuyên sinh năm Bính Tý (1276) lên làm vua lấy hiệu là Anh Tông. Năm Giáp Dần (1314) Anh Tông nhường ngôi cho thái tử Mạnh rồi về làm Thái thượng hoàng ở phủ Thiên Trường đến năm Canh Thân (1320) thì mất. Anh Tông trị vì 21 năm thọ 54 tuổi.

♦ Trần Minh Tông (1314-1329):

Niên hiệu:
- Ðại Khánh (1314-1323);
- Khai Thái (1324-1329).

Năm Giáp Dần (1314) Thái tử Mạnh, sinh năm Canh Tý (1300) lên nối ngôi lấy hiệu là Minh Tông. Minh Tông có lòng nhân hậu, hay thương người nhưng xét việc chưa minh. Năm Ất Mão (1315) vua định lệ cấm người trong họ không được kiện cáo nhau. Năm Quý Hợi (1323), mở khoa thi Thái học sinh chọn người tài ra giúp nước. Nhờ biết tôn trọng kẻ sĩ nên vua Minh Tông đã có dưới trướng mình những kẻ hiền thần như Ðoàn Nhữ Hài, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Văn Ngạn, Chu Văn An giúp rập. Tuy nhiên do quá tin vào bọn nịnh thần, vua giết oan Huệ võ vương Trần Quốc Chẩn, một người có công, đồng thời là Quốc trượng (bố vợ) mình. Trần Quốc Chẩn thân sinh ra Hoàng hậu Lê Thánh (vợ Minh Tông). Ông có công mấy lần đánh tan quân Chiêm Thành gây hấn. Như vì lúc ấy Hoàng hậu chưa sinh Hoàng tử nên trong việc chọn Thái tử triều thần phân ra làm hai phái chủ trương trái ngược nhau: một phái do Trần Quốc Chẩn đứng đầu muốn chờ Hoàng hậu sinh con trai rồi sẽ lập Thái tử. Một phái do Văn Hiến hầu Trần Khắc Chung xin lập Hoàng tử Vượng là con một quý phi làm Thái tử. Việc chưa ngã ngũ thì Văn Hiến Hầu cho tên Trần Nhạc là đầy tớ của Trần Quốc Chẩn 100 lạng vàng, xui nó vu cáo Quốc Chẩn mưu làm phản. Vua Minh Tông liền bắt Quốc Chẩn giam ở chùa Tư Phúc. Nhân đó Trần Khắc Chung xin vua trừ Quốc Chẩn đi, lấy cớ : “bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó”. Minh Tông nghe theo, không cho Quốc Chẩn ăn uống gì cả. Biết cha mình khát, Hoàng hậu Lê Thánh phải lấy áo nhúng nước mặc vào rồi vắt ra cho uống, cuối cùng Quốc Chẩn bị chết. Sau có người vợ lẽ của Trần Nhạc ghen với vợ cả tố cáo sự thật. Nỗi oan được giải nhưng một trung thần đã chết. Minh Tông làm vua đến năm Kỷ Tỵ (1329) thì nhường ngôi cho Thái tử Vượng, về làm Thái thượng hoàng.

♦ Trần Hiển Tông (1329-1341):

Niên hiệu: Khai Hưu.
Thái tử Vượng sinh năm Kỷ Mùi (1319), mới 10 tuổi lên nối ngôi, hiệu là Hiển Tông. Hiển Tông trị vì nhưng việc điều khiển triều chính, kể cả việc dẹp loạn Ngưu Hống ở Ðà Giang, đánh quân Ai Lao xâm phạm bờ cõi đều do Thượng hoàng Minh Tông đảm nhận.

Hiển Tông làm vua đến năm Tân Tị (1341) thì mất, ở ngôi được 13 năm, thọ 23 tuổi.

♦ Trần Dụ Tông (1341-1369):

Niên hiệu:
- Thiệu Phong (1341-1357);
- Ðại Trị (1358-1369).
Hiển Tông không có con nên việc truyền ngôi báu do Thượng hoàng xếp đặt. Thượng hoàng Minh Tông có 7 con trai: Hiển Tông vương, Cung Túc vương Dục, Cung Ðịnh vương Trạch, Dụ Tông Hạo, Cung Tĩnh vương Nguyên Trạch, Nghệ Tông Phủ, Duệ Tông Kính.

Hiển Tông mất, Thượng hoàng lập người con tên là Hạo, sinh năm Bính Ngọ (1336) lên làm vua, hiệu là Dụ Tông. Những năm đầu mọi việc quyền bính đều do Thượng hoàng Minh Tông điều khiển. Bởi thế, dù có mất mùa dân đói nhưng việc chính trị còn có nền nếp. Từ năm 1358 trở đi, Thượng hoàng mất, các cựu thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng không còn, triều đình bắt đầu rối loạn. Bọn gian thần kéo bè, kết đảng lũng đoạn triều chính. Chu Văn An dâng “thất trảm sớ”, xin chém 7 gian thần nhưng vua không nghe, ông liền bỏ quan về dạy học. Đã thế vua Dụ Tông ham chơi bời, rượu chè, xây cung điện để đánh bạc, mở tiệc bắt các quan thi nhau uống rượu, ai uống 100 thăng thì thưởng cho 2 trật... khiến cho triều đình thối nát, loạn lạc nổi lên như ong. Nhân dân cực khổ trăm bề.

Bên ngoài nhà Minh mới đánh bại nhà Nguyên còn bận sửa sang việc nước chưa dòm ngó đến Ðại Việt. Trái lại, Chiêm Thành thấy nhà Trần suy yếu, có ý coi thường, muốn đòi lại đất Thuận Hoá. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga mấy lần đem quân đánh phá thành Thăng Long khiến triều Trần nhiều phen khốn đốn.

Năm Kỷ Dậu (1469) vua Dụ Tông mất thì bão táp đã nổi lên ở cung đình. Nguyên do Dụ Tông không có con. Triều đình lập Cung Ðịnh vương là anh Dụ Tông lên làm vua nhưng bà Hoàng thái hậu nhất định đòi lập người con nuôi của Cung Túc vương là Dương Nhật Lễ lên ngôi. Nguyên mẹ Nhật Lễ là một đào hát, lấy một kép hát bội là Dương Khương có thai rồi mới bỏ Dương Khương mà lấy Cung Túc vương sinh ra Nhật Lễ. Nay lên làm vua. Nhật Lễ muốn cải họ Dương để dứt ngôi nhà Trần rồi giết bà Hoàng thái hậu cùng Cung Ðịnh vương. Cung Tĩnh vương vốn nhu nhược thấy thế bỏ trốn lên mạn Ðà Giang.

Trước tình hình nội chính rối ren, các tôn thất nhà Trần hội nhau khởi binh về bắt giết Nhật Lễ rồi rước Cung Tĩnh Vương về làm vua, tức vua Trần Nghệ Tông.

♦ Trần Nghệ Tông (1370-1372):

Niên hiệu: Thiệu Khánh.
Cung Tĩnh Vương sinh năm Ất Sửu (1324), do các tôn thất nhà Trần phò giúp, lên ngôi năm Canh Tuất (1370). Nghệ Tông lên vua chưa được bao lâu đã phải lao đao chạy giặc. Nguyên do, khi Nhật Lễ bị giết, mẹ Nhật Lễ chạy vào Chiêm Thành cầu cứu vua Chế Bồng Nga đem quân đánh Ðại Việt. Quân Chiêm vượt bể vào cửa Ðại An tiến đánh Thăng Long. Quân Trần không chống nổi, phải bỏ kinh thành. Vua Nghệ Tông chạy sang Ðông Ngàn (Ðình Bảng, Bắc Ninh) lánh nạn. Quân Chiêm Thành vào thành đốt sạch cung điện bắt đàn bà con gái, lấy hết vàng bạc châu báu rồi rút quân về. Vua nhu nhược, bất lực không điều khiển nổi triều chính phải trao cho Hồ Quý Ly nhiều quyền hành. Hồ Quý Ly có hai người cô lấy vua Minh Tông. Một người là Minh Từ hoàng hậu sinh ra vua Nghệ Tông, một người là Ðôn từ hoàng hậu sinh ra vua Duệ Tông. Vì vậy, Nghệ Tông tin dùng phong Hồ Quý Ly làm khu Mật Ðại Sứ tại gia tước Trung Truyên Hầu.

Năm Nhâm Tý (1372), Nghệ Tông truyên Ngôi cho em là Kính rồi về phủ Thiên Trường làm Thái Thượng Hoàng.

♦ Trần Duệ Tông (1372-1377):

Niên Hiệu: Long Khánh.
Trần Kính sinh năm Ðinh Mùi (1337), lên ngôi lấy hiệu là Duệ Tông, lập em họ Hồ Quý Ly là Lê Thị làm Hoàng hậu. Duệ Tông quyết đoán hơn nhưng không thể làm được gì vì quyền bính vẫn do Thái thượng hoàng nắm giữ. Năm Giáp Dần (1374), vua cho mở khoa thi tiến sĩ thay cho thi Thái học sinh, lấy được 50 người ban cho mũ áo vinh quy.

Việc nổi cộm nhất dưới thời Duệ Tông là chiến tranh với Chiêm Thành. Năm Bính Thìn (1376), quân Chiêm sang đánh Hoá Châu (Nghệ An). Thấy Chiêm Thành luôn xâm phạm bờ cõi Ðại Việt, vua Duệ Tông quyết thân chinh đem quân đi trừng phạt. Vua sai quân dân Thanh Hoá, Nghệ An vận tải 5 vạn thạnh lương vào Hoá Châu rồi rước Thượng hoàng dự lễ duyệt binh. Có lẽ vì sợ, Chế Bồng Nga sai người sang cống 15 mâm vàng. Nhưng quan trấn thủ Hoá Châu là Ðỗ Tử Bình ỉm đi rồi dâng sớ nói dối rằng Chế Bồng Nga ngạo mạn, vô lễ, xin vua cử binh đi đánh. Ðược tin ấy, vua Duệ Tông sai Quý Ly dốc lương vận lương thực đến cửa biển Di Luân (Quảng Bình) rồi tự dừng quân 1 tháng để luyện tập sĩ tốt. Ðến tháng giêng năm Ðinh Tỵ (1377) tiến quân vào cửa Thị Nại (Quy Nhơn) đánh lấy đồn Thạch Kiêu và động Kỳ Mang rồi tiến vào Ðồ Bàn, Kinh đô vua Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ở ngoài thành, cho người trá hàng nói Chế Bồng Nga đã bỏ thành chạy trốn xin tiến binh ngay. Duệ Tông tưởng thật truyền lệnh tiến binh vào thành. Ðại tướng Ðại Việt là Ðỗ Lễ can mãi vua không nghe. Khi quân Việt đến chân thành Ðồ Bàn, quân Chiêm từ bốn phía đổ ra đánh. Quan quân thua to. Vua Duệ Tông chết trong đám loạn quân. Bọn Ðỗ Tử Bình lĩnh hậu quân, hèn nhát không đem quân lên cứu, Hồ Quý Ly cũng bỏ chạy. Thế mà về kinh Hồ Quý Ly không hề bị trách cứ, Ðỗ Tử Bình chỉ bị giáng xuống làm lính mà thôi.

♦ Trần Phế Ðế (1377-1388):

Niên hiệu: Xương Phù.
Thượng hoàng Nghệ Tông được tin vua Duệ Tông chết trận bèn lập con Duệ Tông là Hiền, sinh năm Tân Sửu (1361), lên nối ngôi, Hiệu là Phế Ðế. Nhưng mọi quyền bính vẫn do Thượng hoàng nắm giữ. Nước Ðại Việt những năm này bị Chiêm Thành quấy nhiễu, cướp bóc dữ dội. Ngay sau khi giết được vua Duệ Tông, Chế Bồng Nga huy động quân Chiêm tiến đánh và cướp bóc Thăng Long.

Năm Mậu Ngọ (1378), quân Chiêm lại sang đánh Nghệ An, rồi theo sông Ðại Hoàng cướp bóc Thăng Long lần nữa. Năm Canh Thân (1380) rồi năm Nhâm Tuất (1382) quân Chiêm lại xâm phạm bờ cõi Ðại Việt. Nhưng hai lần này chúng bị đánh bại. Tháng 6 năm Quý Hợi (1383), vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga lại đem quân tiến đánh Ðại Việt. Thượng hoàng Nghệ Tông sai tướng Mật Ôn gia giữ ở châu Tam Kỳ (Quốc Oai). Nhưng Mật Ôn thua trận bị bắt sống. Thượng hoàng sợ hãi sai Nguyễn Ða Phương ở lại giữ kinh thành còn mình và vua Phế Ðế chạy sang Ðông Ngàn. Có người thấy vậy níu thuyền lại xin Thượng hoàng cứ ở lại kinh sư mà chống giặc. Nhưng Thượng hoàng không nghe. Lần nữa quân Chiêm lại tàn phá Thăng Long. Vậy mà khi giặc rút về Thượng hoàng và vua không lo việc phòng bị mà chỉ lo mang của cải đi chôn giấu. Và để cứu kho tàng trống rỗng vì chiến tranh, nhà vua đã tăng sưu thuế, hơn thế nữa, nhà vua bắt mỗi suất đinh mỗi năm phải đóng 3 quan tiền thuế, (Thuế thanh sinh ra từ đây) khiến cho muôn dân ngày càng cực khổ.

Trong khi ấy, ở phương Bắc, nhà Minh bắt đầu dòm ngó Ðại Việt. Năm Giáp Tý (1384), Minh Thái Tổ sai sứ sang Ðại Việt đòi cấp 5 ngàn thạch lương cho quân Minh ở Vân Nam, cùng nhiều cống phẩm quý giá khác.

Trước tình hình quốc chính rã rời, nhiều tôn thất nhà Trần chỉ lo cho cá nhân mình, xin về trí sĩ. Thượng hoàng nghe lời Quý Ly xuống chiếu trách nhà vua Phế Ðế trẻ con, lại có ý làm hại kẻ công thần, làm nguy xã tắc nên giáng xuống làm Minh Ðức đại vương và lập Chiêu Ðịnh Vương là con Nghệ Tông lên nối ngôi.

Thấy Thượng hoàng mê muội, một số tướng toan đem quân vào điện cứu vua Phế Ðế. Nhưng vua viết hai chữ “Giải Giáp”, ý không muốn trái lệnh thượng hoàng. Sau đó vua Phế Ðế bị thắt cổ chết, các tướng đồng mưu giết Quý Ly đều bị sát hại.

♦ Trần Thuận Tông(1388-1398):

Niên Hiệu: Quang Thái.
Nghệ Tông thượng hoàng nghe Quý Ly, giết Phế Ðế rồi lập con út của mình là Chiêu Ðinh vương sinh năm Ðinh Tỵ (1377) lên làm vua, tức là vua Thuận Tông.

Hồ Quý Ly gả con gái Khâm Thánh cho Thuận Tông rồi chuyên quyền gài tay chân thân tín nắm giữ những chức vụ then chốt trong triều đình và trong quân đội. Thực trạng đó khiến cho lòng dân hoang mang bất phúc, nên loạn lạc nổi lên ở nhiều nơi. Kiệt liệt hơn cả là cuộc nổi dậy của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai (Sơn Tây). Về sau Sư Ôn bị một bộ tướng của triều đình là Hoàng Phùng Thế đánh, bắt được.

Năm Kỷ Tỵ (1389) Chế Bồng Nga lại đem quân tiến đánh Ðại Việt. Vua sai Hồ Quý Ly đem quân cự chiến. Nhưng Hồ Quý Ly thua trận phải rút chạy. Cuối năm ấy Chế Bồng Nga lại tiến vào sông Hoàng Giang để đánh chiếm Thăng Long. Thượng hoàng sai đô tướng Trần Khát Chân đem chiến binh đi chặn giặc.

Tháng giêng năm Canh Ngọ (1390), Chế Bồng Nga đi thị sát trận địa của Trần Khát Chân. Bấy giờ có hàng binh Chiêm Thành cho Khát Chân hay dấu hiệu đặc biệt của Chiêm Thành, đặc biệt của chiến thuyền chở Chế Bồng Nga trong số cả trăm thuyền đang tiến vào trận địa. Khát Chân ra lệnh mọi loại vũ khí bắn vào thuyền ấy. Chế Bồng Nga trúng tên chết. Quan quân được thế đổ ra đánh, quân Chiêm đại bại. Khát Chân lấy đầu Chế Bồng Nga đem dâng triều đình. Tướng Chiêm Thành là La Khải đem 5 tàn quân về nước chiếm lấy ngôi vua Chiêm. Hai người con Chế Bồng Nga chạy sang hàng Ðại Việt, được vua Trần trọng dụng.

Trừ xong giặc Chiêm Thành, Hồ Quý Ly càng thao túng triều đình. Những người không ăn cánh với mình, trừ con cái Trần Nguyên Ðán, Quý Ly đều xui Thượng hoàng giết đi. Nhiều hoàng tử, thân vương đều bị sát hại.

Tháng Chạp năm Giáp Tuất (1394) Thượng hoàng Nghệ Tông mất. Trị vì được 3 năm, làm Thái thượng hoàng 27 năm, thọ 74 tuổi. Người đương thời cho Nghệ Tông là ông vua “Chí khí đã không có, trí tuệ cũng kém, để cho gian thần lừa đảo, giết hại cả con cháu họ hàng, xa bỏ những trung thần nghĩa sĩ, cứ tin dùng một Quý Ly cho được quyền thế đến nỗi làm xiêu đổ cả cơ nghiệp nhà Trần”.

Nghệ Tông mất rồi, Quý Ly lên làm Phụ chính thái sư dịch sách để dạy vua, thâu tóm trọn binh quyền trong triều ngoài lộ. Ðể dễ đường thoán đoạt, Quý Ly quyết định dời đô vào Thanh Hoá, xây Tây Ðô (Xã Yên Tôn, Vĩnh Lộc). Năm 1397, Quý Ly bắt vua Thuận Tông phải dời kinh về Tây Ðô. Tháng Ba năm sau, Quý Ly ép vua nhường ngôi để đi tu. Thuận Tông buộc phải nhường ngôi cho con rồi đi tu ở cung Bảo Thanh tại núi Ðại Lại (Thanh Hoá).

♦ Trần Thiếu Ðế(1398-1400):

Niên hiệu: Kiến Tân.

Hồ Quý Ly bắt vua Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử Án lúc đó mới có 3 tuổi lên kế nghiệp tức là vua Thiếu Ðế. Hồ Quý Ly tự xưng là Khâm Ðức Hưng Liệt đại vương rồi sai người giết Thuận Tông, con rể mình.

Triều Trần lúc đó có Thái bảo Trần Nguyên Hãn, Thượng tướng quân Trần Khát Chân lập hội tề mưu trừ Quý Ly. Việc bại lộ Hồ Quý Ly cho giết tất cả 370 người. Sau đấy, Hồ Quý Ly lại xưng là Quốc Tế Thượng Hoàng ở cung Nhâm Ngọ ra vào dùng nghi lễ Thiên tử. Ðến tháng hai năm Canh Thìn (1400) Hồ Quý Ly bỏ Thiếu Ðế rồi tự xưng làm vua, lật đổ nhà Trần lập nên nhà Hồ.

Như vậy, triều Trần kể từ Thái Tông Trần Cảnh đến Trần Thiếu Ðế, là 12 ông vua, trị vì được 175 năm.

Cơ nghiệp nhà Trần bắt đầu suy từ vua Dụ Tông và Nghệ Tông. Dụ Tông thì ham chơi, không lo đến chính sự, làm loạn cả kỷ cương phép nước, làm dân nghèo nước yếu để kẻ quyền thần được thể làm loạn, tự mình nối giáo cho giặc khiến cơ nghiệp nhà Trần tan vỡ.

8 tháng 11 2016

cop đâu mak dài v~