Cho hỗn hợp X gồm 0,35 mol Fe và 0,04 mol Al tác dụng với dung dịch chứa Cu(NO3)2 và H2SO4, thu được dung dịch Y, hỗn hợp hai khí NO và H2 (có tỉ khối so với H2 bằng 5,2) và 10,04 gam hỗn hợp hai kim loại (trong đó kim loại yếu hơn chiếm 19,1235% theo khối lượng). Cô cạn dung dịch Y, thu được hỗn hợp muối khan Z. Phần trăm khối lượng muối nhôm trong Z gần nhất với
A. 4,13.
B. 39,89.
C. 17,15.
D. 35,75.
Đáp án C
nCu = (10,4. 0,191235 )/64= 0,03 (mol) => nCu(NO3)2 = 0,03
=> nFe dư = ( 10,4 -0,03.64)/56 = 0,145 (mol) => nFe pư = 0,35 – 0,145 = 0,205 (mol)
Hỗn hợp khí có M = 10,4 => Dùng quy tắc đường chéo => nNO = 3a và nH2 = 7a (mol)
Bảo toàn nguyên tố N ta có: nNO + nNH4+ = 2nCu(NO3)2
=> 3a + b = 0,03.2 (1)
Bảo toàn e: 2nFe pư + 3nAl = 3nNO + 2nH2 + 8nNH4+ + 2nCu2+
=> 2.0,205 + 3. 0,04 = 3.3a + 2.7a + 8b + 2. 0,03
=> 23a + 8b = 0,47 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,01 và b = 0,03 (mol)
Bảo toàn điện tích với dung dịch Y gồm Al3+ (0,04 ); Fe2+: (0,205); NH4+ (0,03) và SO42-
=> 3.0,04 + 2.0,205 = 0,03 + 2nSO4
=> nSO4 = 0,28 (mol)
=> mmuối = mAl3+ + mFe2+ + mNH4+ + mSO42-
= 0,04.27 + 0,205.56 + 0,03.18 + 0,28.96
= 39,98 (g)
% Al2(SO4)3 = (0,02. 342) :39,98 ).100% = 17,11% ≈ 17,15%