K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Cơ chế chỉ cho một loại giao tử, ví dụ như nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X, thuộc giới đồng giao tử. Cơ chế cho hai loại giao tử, ví dụ như nam giới cho hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y), thuộc giới dị giao tử.

Tỉ lệ con trai : con gái là xấp xỉ 1:1 nghiệm đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Tuy vậy, những người nghiên cứu trên người cho biết tỉ lệ con trai : con gái trong giai đoạn bào thai là 114 : 100. Tỉ lệ đó là 105 : 100 vào lúc lọt lòng và 101 : 100 vào lúc 10 tuổi. Đến tuổi già thì số cụ bà nhiều hơn số cụ ông.

 

16 tháng 11 2021

Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1.

9 tháng 11 2016

Bài 12

1:Cơ chế: Bố cho 1 NST X, mẹ cho 1 NST X =>con trai

Bố cho 1 NST Y,mẹ cho 1 NST X =>con gái

Vậy quan niệm người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là sai. Vì ở người, mẹ có cặp NST là XX => chỉ có thể cho NST X.

2:Vì; +Đàn ông có 2 loại tinh trùng với số lượng ngang nhau

+ 2 loại tinh trùng này tham gia thụ tinh với xác xuất ngang nhau

+Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau(điều kiện thuận lợi)

3:Người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì người ta đã nắm được chính xác cơ chế xác định giời tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính.Điều này có ý nghĩa tăng trưởng trong chăn nuôi.

Bài 23:Cơ chế hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST (2n+1) và (2n-1) là:

_ Trong cơ thể bố hoặc mẹ có 1 cặp NST không phân li tạo ra 2 giao tử bất bình thường là 1 giao tử chứa 2 NST của 1 cặp NST tương đồng nào đó còn 1 loại giao tử không chứa NST nào của cặp NST tương đồng nào đó.

_ Sự kết hợp giữa giao tử bình thường và giao tử bất bình thường thì tạo ra thể dị bội (2n+1) và (2n-1).

3:Hậu quả là gây biến đổi hình thái( hình dạng, màu sắc, kích thước...), gây bệnh NST ở người( bệnh Đao, Tớc- nơ ).

19 tháng 11 2016

Bài 12: cơ chế xác định giới tính

1/ cơ chế sinh con trai,con gái:

-bố cho giao tử X kết hợp với giao tử X của mẹ →con gái

-bố cho giao tử Y kết hợp với giao tử X của mẹ→con trai

-quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai vì người mẹ có cặp nhiễm sắc thể XX chỉ có thể cho giao tử X

2/ trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1 vì:

- hai loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau

-tinh trùng X và Y tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau

3/

-người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì:người ta nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình này.

-việc này có ý nhĩa trong chọn giống ,giúp tạo ra các giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao,góp phần làm cho nền chăn nuôi phát triển mạnh hơn

Bài 23: đột biến số lượng nhiễm sắc thể:

1/

cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST (2n+1) và(2n-1) là do sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó ở bố hoặc mẹ.kết quả tạo ra 1 giao tử có cả hai NST của một cặp, và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó,hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường(n) trong thụ tinh tạo ra thể 3 nhiễm hoặc thể 1 nhiễm.

3/hậu quả của đột biến dị bội:

-đột biến dị bội gây tác hại cho bản thân cơ thể sinh vật,tạo ra các bệnh hiểm nghèo,làm giảm sức sống cơ thể và có thể làm cho sinh vật tử vong

7 tháng 1 2017

      - Sự phân hoá giới tính chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong (hoocmon sinh dục) và bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng,…).

     Ví dụ: Dùng mêtyl testostêrôn tác động vào cá vàng cái có thể biến thành cá đực (về kiểu hình).

      - Ở một số loài rùa, nếu trứng được ủ ở nhiệt độ dưới 28oC sẽ nở thành con đực, nếu nhiệt độ trên 32oC trứng nở thành con cái.

      - Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.

29 tháng 12 2020

Cơ chế xác định giới tính:

XX là con gái; XY là con trai

Ở nam (giới dị giao tử): sinh ra hai loại giao tử đực (tinh trùng) là tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y.

Ở nữ (giới đồng giao tử): chỉ sinh ra một loại giao tử cái (trứng) mang NST X.

=> Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:

 

Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái.

Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành cơ thể con trai.

Giải thích:

  Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1. Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau có sức sống ngang nhau do đó tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1.

 

29 tháng 12 2020

Cơ chế xác định giới tính ở người là cơ chế NST

-Ở người: XX là con gái, XY là con trai.

+Nam tạo ra 2 loại tinh trùng là X, Y

+Nữ tạo ra 1 loại là X

-Tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1 vì: Tỉ lệ giao tử X của mẹ gặp giao tử X hoặc Y của bố là 50%

 

10 tháng 4 2017

- Người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực:cái ở vật nuôi vì quá trình hình thành giới tính không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà cũng phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

- Ứng dụng: Trong thực tế có sự khác biệt về năng suất về một sản phẩm nào đó giữa các cá thể đực và cái. Vì vậy người ta điều chỉnh tỉ lệ đực:cái sao cho hiệu quả kinh tế là cao nhất. Ví dụ: nuôi gà lấy trứng thì cần nhiều gà mái, vì vậy cần điều chỉnh tỉ lệ đực:cái sao cho số lượng con cái nhiều hơn con đực.

Người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi nhờ nắm được cơ chế chính xác định giới tính và các yếu tô' ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính.

Điều này giúp tăng năng suất trong chăn nuôi.

Người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi nhờ nắm được cơ chế chính xác định giới tính và các yếu tô' ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính.

Điều này giúp tăng năng suất trong chăn nuôi.





Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/bai-3-4-trang-41-sgk-sinh-hoc-lop-9-c68a17481.html#ixzz4dqz3xL7K

10 tháng 8 2017

Đáp án A

Tỷ lệ đực:cái xấp xỉ 1:1 vì số giao tử đực mang NST Y tương đương với số giao tử đực mang NST X

2 tháng 11 2016

số lượng gtu đực X=Y thì thụ tinh sẽ kết hợp vs gtu cái X tạo ra hợp tử vs tỉ lệ XX xấp xỉ XY~1:1

xác suất thụ tinh của hai loại gtu .đực X và Y với gtu cái X bằng nhau nghĩa là

khả năng mà gtu .đực X kết hợp vs gtu cái X tạo ra htu XX

và khả năng mà gtu .đực Y kết hợp với gtu cái X tạo ra htu XY

LÀ NHƯ NHAU

tức XX .đc tạo ra = XY tạo ra

20 tháng 12 2016

Bài 12. Cơ chế xác định giới tínhgiúp mình

3 tháng 11 2018

1.
Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:
+ Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái.
+ Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành cơ thể con trai.
- Vậy sinh con trai hay con gái là do đàn ông.
Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là hoàn toàn không đúng.

2.

Vì:

+ Đàn ông sinh ra hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau.

+ 2 loại tinh trùng này tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau.

+ Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau.

Cn cái vụ hiện nay vs nguyên nhân và cách khắc phục tớ hok biết:)



3 tháng 11 2018

1, Sai vì chỉ có bố mới có khả năng cho ra loại giao tử Y trong cặp nhiễm sắc thể giới tính nên bố mới là người quyết định sinh con trai con gái.

2, Khi thực hiện quá trình thụ tinh:

- Nếu giao tử X của bố kết hợp với giao tử X của mẹ => sinh con gái.

- Nếu giao tử Y của bố kết hợp với giao tử Y của mẹ => sinh con trai.

Tỉ lệ nam: nữ, xấp xỉ 1:1 vì trong quá trình phát sinh giao tử thì hai loại tinh trùng X, Y của bố được tạo ra với số lượng ngang nhau và tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau.

*Hiện nay tỉ lệ này đã thay đổi, số lượng con trai nhiều hơn số con gái, hiện tượng này gọi là mất cân bằng giới tính.

*Nguyên nhân:

- Do quan niệm sai trái về "Trọng nam khinh nữ" vẫn còn tồn tại trong ý thức của ông cha ta.

- Do hiện tượng chuẩn đoán giới tính thai nhi nhằm loại bỏ thai nhi nữ.

* Cách khắc phục:

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho mợi người về phần biệt giới tính, nhằm loại bỏ quan niệm "Trọng nam khinh nữ".

- Nghiêm cấm hành vi thông báo về giới tính thai nhi trước khi sinh.

30 tháng 9 2017

Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1. Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau có sức sống ngang nhau do đó tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1