K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2021

A

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo- Không thầy đố mày làm nên- Học thầy không tày học bạn- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục...
Đọc tiếp

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.

Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4 : Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ: «Ăn quả nhớ kẻ trồng cây», trong đó có sử dụng 1 câu đặc biệt.

0
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo- Không thầy đố mày làm nên- Học thầy không tày học bạn- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục...
Đọc tiếp

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                                                 (Ngữ văn 7- tập 1,  trang 12 - 14)

Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.

Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4. Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và  Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phần II: Tập làm văn

     Câu 1 : Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây  khuyên nhủ chúng ta điều gì? Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy. Hãy trình bày thành một đoạn văn.

1
18 tháng 2 2022

Câu 1 : Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề : Tục ngữ về học tập, rèn luyện.

Câu 2 : PTBĐ chính : Tự sự 

Câu 3 :

`-` Rút gọn thành phần Chủ ngữ

`-` Mục đích : Để câu tục ngữ không chỉ một người mà là chỉ chung tất cả mọi người

Câu 4 : Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau. Vì  hai câu tục ngữ trên đều nói về vấn đề học tập. Học thầy, cô để họ truyền đạt những kiến thức họ học lại cho chúng ta nhưng như vậy cũng chưa đủ nên cần học hỏi thêm những người bạn xung quanh.

Câu 5 : Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự là :

`-` Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

Phần II : 

Tham khảo:

Câu 1 : 

Đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung của con người. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây tức là khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra chúng giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt thì phải nhớ đến người đã trồng. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. Là học sinh, chúng ta hãy học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức để xây dựng nước nhà.

26 tháng 3 2022

" Ăn trông nồi ngồi trông hướng":

ý nghĩa: Có ý khuyên nhủ chúng ta nên biết điều , biết trước biết sau , làm việc gì cũng nghĩ đến người khác như thế nào.

bài học : từ những chuyện nhỏ nhất như ngồi ăn cơm cùng gia đình, cùng tập thể mình phải biết nhìn mọi người xem thử tất cả đều ăn có đủ chưa, có như mình không.

những tục ngữ sau e tự làm.

 

7 tháng 1 2022

Câu 20. Câu nào dưới đây nói về giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

A. Kiến tha lâu đầy tổ.

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Chim có tổ, người có tông.

D. Học một biết mười.

Câu 21 nào dưới đây nói về lòng tự tin?

A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

B. Có cứng mới đứng đầu gió.

C. Ăn ngay nói thẳng.

D. Con hơn cha là nhà có phúc

7 tháng 1 2022

Câu 20.
C. Chim có tổ, người có tông.
Câu 21.
B. Có cứng mới đứng đầu gió.
Tt nha

27 tháng 11 2021
giúp tôi với
27 tháng 11 2021

Đáp Án: chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo

chúc bạn học tốt:D

5 tháng 1 2022

C

5 tháng 1 2022

C, tự tin nha bạn

23 tháng 12 2021

Câu 36. Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì ?

A. Đoàn kết.

B. Trung thành.

C. Tự tin.

D. Tiết kiệm.

Câu 37. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với tự tin?

A. Tự ti.

B. Tự chủ.

C. Tự trọng.

D. Ba phải.

Câu 38. Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. V là người không tự tin.

B. V là người tiết kiệm.

C. V là người nói khoác.

D. V là người trung thực.

23 tháng 12 2021

36. C, 37. B, 38. A

Chúc bạn học tốt