Các từ in đậm được dùng trong mỗi câu dưới đây biểu thị quan hệ gì ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Từ in đậm biểu thị quan hệ đối lập, tương phản.
b. Từ in đậm biểu thị quan hệ tương phản.
c. Cặp từ in đậm biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả.
Các từ in đậm được dùng để nối hai vế trong câu ghép. Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu không chặt chẽ; đôi khi câu văn trở nên không hoàn chỉnh.
Giải thích:
- Từ chín trong câu “Tổ em có chín học sinh” (chín học sinh) chỉ số lượng. Chín trong câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” (lúa chín), chỉ ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất đến mức thu hoạch được. Vì vậy từ "chín" trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).
- Chín trong câu “Nghĩ cho chín rồi hãy nói” (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là ở mức đầy đủ).
- Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong “Các chú công nhân đang chữa đường dây điện” chỉ đường dây liên lạc. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đống âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).
- Từ đường trong câu “Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt” là chỉ thức ăn có vị ngọt, còn từ đường trong câu “Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp” chỉ đường giao thông đi lại. Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đồng âm (vì có nghĩa hoàn toàn khác nhau).
- “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài. Còn từ vạt trong câu “Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre” (vạt nhọn) chỉ hành động đẽo xiên. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau).
- “Những vạt nương màu mật; Lúa chín ngập lòng thung” từ vạt (vạt nương) chỉ mảnh đất trồng trọt hình dải dài “Vạt áo chàm thấp thoáng; Nhuộm xanh cả nắng chiều” từ vạt trong câu chỉ thân áo hình dải dài. Vậy từ vạt trong các câu trên là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là vạt có hình dải dài).
Câu
a) Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.
b) Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi.
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ
Vì.... nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Tuy ... nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
Bài 1:
a. Do bảo vệ tốt những cánh rừng đầu nguồn nên quê tôi không bị những trận lũ lớn tràn về.
Cặp do - nên biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả
b. Điện không chỉ giúp con người lao động nhẹ nhàng, hiệu quả mà còn làm cho đời sống vật chất và tinh thần của xã hội ngày càng thêm đẹp đẽ.
Cặp không chỉ - mà biểu thị quan hệ từ tăng tiến
c. Mặc dù còn nhỏ nhưng thiếu nhi Việt Nam đã cố ý thức môi trường.
Cặp mặc dù - nhưng biểu thị tương phản.
Bài 2:
a)
_ tính từ
_ động từ
_ đại từ
_ đại từ
Bài đầu:CN:Hải Thượng Lãn Ông,VN phần còn lại
Bài tiếp:chẳng những-mà,quan hệ tăng tiến
Bài 9.Quan hệ từ là nếu thì
Bài 10:Thay thế DT(mik nghĩ vậy,ko chắc đâu nha)
P/S: mik nha
a) Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu chú voi khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu
Từ in đậm biểu thị quan hệ đối lập, tương phản
b) Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông.
Từ in đậm biểu thị quan hệ tương phản
c) Nếu hoa có ở trời cao thì bầy ong cũng mang vào mật thơm
Cặp từ in đậm biểu thị quan hệ giả thiết (điều kiện) - kết quả