Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo một trong những yêu cầu dưới đây:
a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy.
b) Miêu tả đôi mắt một em bé.
c) Miêu tả dáng đi của một người.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Dòng sông Tiền cuồn cuộn chảy phù sa đục ngầu con nước.
- Mắt bé tròn xoe và sáng long lanh như hai hòn bi ve.
- Bà Hai bước đi những bước liêu xiêu trong ráng chiều chạng vạng.
Trên đất nước Việt Nam có biết bao nhiêu là dòng sông đẹp như sông Đồng Nai, sông Mã,… nhưng dòng sông Hồng là nơi có nhiều cảnh đẹp gắn liền với đời sống người Hà Nội.
Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua những xóm làng. Viền (dọc) theo hai bên bờ sông là những bãi mía, ruộng ngô, vườn cây ăn quả xanh ngút tầm mắt. Khi chim én ríu rít gọi xuân về, dòng sông quê tôi như trào dâng sức sống tuổi thanh xuân. Buổi sớm, mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng sương trong một vẻ yên tĩnh lạ thường. Cây cối hai bên bờ sông im lìm như còn đang chìm vào giấc ngủ. Các dãy thuyền chài sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm để chuẩn bị ra khơi đánh cá. Đâu đây đã có người đi bộ, thể dục chuẩn bị đón ngày mới. Nắng lên, những tia sáng mặt trời chiếu xuống dòng sông đỏ đậm phù sa làm mặt nước lấp lánh hồng tươi trong nắng sớm. Xuôi theo dòng nước chảy, tiếng người í ới, tiếng mái trèo khua nước rạt rào nhộn nhịp. Mọi người trên bờ, dưới sông đều bắt đầu hoạt động. Chiếc cầu cong cong nối liền hai bên bờ sông hối hả người qua lại.
Buổi chiều, khi mặt trời khuất dần, dòng sông đỏ lựng rồi tím dần, cảnh vật hai bờ sông sẫm lại. Khi hoàng hôn xuống, dân chài lưới đã trở về sau một ngày đánh cá, tiếng sóng vỗ mạn thuyền, tiếng gọi nhau í ới, tiếng trẻ con vui đùa hòa lẫn vào ánh đèn mờ ảo dưới sông cũng là lúc trên cầu nhộn nhịp người đi dạo. Mọi người dừng lại ngắm cảnh trên chiếc cầu Long Biên cổ kính hàng trăm năm. Họ thả hồn mình trên dòng sông mênh mông với làn gió nhẹ thoang thoảng. Dòng sông hiền hòa như đang dang tay ôm tất cả vào lòng. Cảnh sông Hồng thật yên bình, thơ mộng và lãng mạn làm sao. Những đêm trăng sáng, mặt sông lấp loáng ánh vàng. Nước sông thẫm lại in rõ cả vầng trăng tròn và muôn ngàn vì sao lung linh.
Em rất là yêu dòng sông Hồng vì dòng sông đã góp phần làm nên thành phố Hà Nội thêm tươi đẹp, trù phú.
>> Tham khảo chi tiết: Bài tập làm văn lớp 5: Tả dòng sông
Bài tham khảo 3 - Tả dòng sông đang chảy
Quê hương em có dòng sông Thu Bồn quanh năm nước chảy hiền hòa, dòng sông mang đến cho cây trái tốt tươi và nguồn lợi thủy sản cho những người sinh sống bên cạnh dòng sông.
Mỗi ngày ở bến sông mọi người thi nhau bơi lội, tắm gội. Đám con nít thì thi nhau ngụp lặn đuổi bắt, hắt nước vào nhau, huyên náo cả khúc sông.
Vào những ngày mưa bão, nước sông lên cao, dòng sông đục ngầu, những đợt sóng dâng cao hất mạnh vào chân đế. Mọi người không lo lắng mà lo gia cố những nơi đê yếu tránh vỡ đê, những mùa nước lên mang theo vô số phù sa và tôm, cá.
Sông Thu Bồn như một dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng, len lỏi qua những vùng núi non hiểm trở mạn tây Quảng Nam rồi đổ xuống các cánh đồng phì nhiêu. Sông bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét, ban đầu Thu Bồn chỉ là dòng sông nhỏ âm thầm chảy qua các ghềnh đá cheo leo trên vùng núi phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam. Nhờ tăng thêm lưu lượng từ sông Tiên, sông Tranh trên địa hạt Trà My và Tiên Phước, sông Thu Bồn vượt qua bao đồi núi đưa phù sa bồi đắp cho vùng Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên. Tại đây, Thu Bồn hội ngộ cùng sông Vu Gia, trải phù sa ra khắp vùng đất Điện Bàn theo hai hướng: hướng Bắc vẫn là hướng chính với tên Thu Bồn (có nơi còn gọi là sông Chợ Củi, hướng Nam nhánh nhỏ hơn là sông Bà Rén. Gần đến biển, Thu Bồn và Bà Rén gặp lại nhau để hoà với dòng Trường Giang chảy qua phố cổ Hội An rồi đổ ra biển Cửa Đại.
Dòng sông quê em như lưu giữ nhiều kỉ kiệm của bao thế hệ người dân quê em. Với em, dòng sông cũng là người bạn thân thiết và đi đâu em cũng nhớ về nó như một kỉ niệm tuổi thơ và gắn bó với quê hương.
a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy.
(Dòng sông Tích trong xanh giống như dải lụa mềm mại uốn quanh các làng mạc, xóm thôn mát rượi bóng tre.)
b) Miêu tả đôi mắt của một em bé.
(Đôi mắt cu Thắng tròn xoe như hạt nhãn.)
c) Miêu tả dáng đi của một người. (Chú Tấn vừa cao vừa gầy, dáng đi lênh khênh như con cò hương.)
tớ xem hết phim ấy rồi
a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy.
(Dòng sông Tích trong xanh giống như dải lụa mềm mại uốn quanh các làng mạc, xóm thôn mát rượi bóng tre.)
b) Miêu tả đôi mắt của một em bé.
(Đôi mắt cu Thắng tròn xoe như hạt nhãn.)
c) Miêu tả dáng đi của một người. (Chú Tấn vừa cao vừa gầy, dáng đi lênh khênh như con cò hương.)
Bạn tham khảo cách tả
1. Mở bài
Giới thiệu dòng sông miêu tả
2. Thân bài
- Đặc điểm của dòng sông: Tên gọi, nguồn gốc (dòng sông có thể bắt nguồn từ sông Hồng, hoặc do con người đào nên)
- Vai trò của dòng sông: Đối với hoạt động sinh hoạt và sản xuất (cung cấp nước cho những cánh đồng, làm nước tưới tiêu cho hoa màu, mang lại nguồn thủy sản phong phú)
- Kể lại những ấn tượng, kỉ niệm đẹp về dòng sông:
+ Vẻ đẹp của dòng sông vào buổi sáng (dòng nước trong xanh phủ trên những làn sương sớm huyền ảo), chiều tà (nhuốm màu của nắng cuối ngày dòng sông có màu ráng vàng của nắng , tối muộn (dòng sông in bóng của trăng đẹp, )
+ Nơi gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ (tắm trên dòng sông, bắt cá, những trận giả của trẻ em...)
3. Kết bài
Nêu cảm xúc của em về cảnh đã tả
#hoctot
Em sống ở một vùng quê nhỏ nơi có những cánh đồng lúa bát ngát và dòng sông Thái Bình hiền hòa chảy qua. Dòng sông nhỏ ấy gắn liền với bao kỉ niệm tuổi thơ của em cũng như bao bạn nhỏ khác.
Sông Thái Bình quê em là một nhánh của sông Hồng, dòng sông chảy qua biết bao xóm làng cung cấp nước cho những cánh đồng xanh mướt, mang đến nguồn nước tưới dồi dào cho hoạt động sản xuất của các bác nông dân. Em thích ngắm nhìn dòng sông vào buổi chiều tà, bởi lúc này mặt trời chuẩn bị khuất sau những đám mây, nước sông mang theo màu hồng ấm áp, nhịp chảy dường như cũng chậm và nhẹ nhàng hơn.
Nhìn trên cao dòng sông như một dải lụa dài thướt tha. Vào buổi trưa những tia nắng vàng phản chiếu xuống mặt sông lấp lánh. Bên trên những triền đê là những cây đa cổ thụ to lớn, tỏa bóng râm một khoảng lớn, đây cũng chính là nơi chơi đùa quen thuộc của những đứa trẻ con chúng em. Vào những buổi tối của ngày rằm dòng sông như là một tấm gương khổng lồ phản chiếu hình ảnh của vầng trăng, dòng sông cũng lấp lánh, diễm lệ hơn.
Em rất yêu quý dòng sông quê mình, dòng sông là nơi chứa đựng biết bao kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
I - Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 85 VBT Sinh học 8): Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
Trả lời:
- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai...
- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe con người
Bài tập 2 (trang 85 VBT Sinh học 8): Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Ở cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ở mức 37ºC và dao động không quá 0,5ºC.
Bài tập 3 (trang 85-86 VBT Sinh học 8):
1.Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đi đâu và để làm gì?
2.Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
3.Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?
4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
5.Từ những ý kiến trả lời trên, hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt.
Trả lời:
1.Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra, được máu đưa đi khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.
2.Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hoạt động hô hấp, qua da và qua ra mồ hôi.
3.- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.
- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.
4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.
5.Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt và giữ nhiệt.
Bài tập 4 (trang 86-87 VBT Sinh học 8):
1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
2.Vào mùa hè, chúng ta cần làm gì để chống nóng?
3.Để chống rét, chúng ta phải làm gì?
4.Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?
5.Việc xây nhà ở, công sở … cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?
6.Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?
Trả lời:
1.Chế độ ăn uống:
- Vào mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước, nhiều vitamin như: rau, hoa quả…
- Vào mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu prôtêin, thức ăn nóng.
2.Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:
- Đội nón (mũ) khi ra nắng.
- Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.
- Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.
- Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.
3.Trời lạnh cần:
- Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.
- Bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.
4.Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
5.Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau: cần phải bố trí thoáng mát, phải trồng nhiều cây xanh, hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.
6.Trồng cây xanh cũng là một biện pháp chống nóng vì cây xanh hấp thụ ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ môi trường, làm mát môi trường xung quang bằng quá trình thoát hơi nước và tạo bóng mát.
II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
1. Hãy giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.
Thân nhiệt người luôn ổn định, vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi … để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
2. Cần rèn luyện thân thể như thế nào để tăng khả năng chịu đựng nhiệt độ môi trường?
Cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.
III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 87 VBT Sinh học 8): Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.
Trả lời:
- Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể.
- Khi trời oi bức, độ ẩm không khí thấp, mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, mồ hôi tiết nhiều, cơ thể khó chịu.
- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể.
Bài tập 2 (trang 88 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích các câu:
- “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
- “Rét run cầm cập”.
Trả lời:
- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời rét chóng đói.
Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chóng khát.
- Khi trời quá lạnh, các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.
Bài tập 3 (trang 88 VBT Sinh học 8): Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?
Trả lời:
- Đi nắng cần đội mũ nón.
- Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.
- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
- Khi trời nóng không nên lao động nặng.
- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân ; không ngồi nơi hút gió.
- Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét.
- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.
Bài tập 4 (trang 88-89 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.
Trả lời:
Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày để đề phòng:
1.Cảm nóng cần chú ý các điểm sau
a) Tắm ngay khi người đang nóng nực. | |
b) Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh. | |
c) Hạ nhiệt một cách từ từ. | |
d) Tránh ngồi chỗ có gió lùa. | |
x | e) Gồm c và d. |
2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau
a) Mặc thật nhiều quần áo. | |
b) Mặc đủ ấm. | |
c) Ngâm chân nước muối nóng khi thấy lạnh và uống nước gừng nóng. | |
x | d) Gồm b và c. |
e) Gồm a và c. |
a. Mở bài : Giới thiệu bao quát mặt hồ.
- Thăm quan công viên Văn hòa Đầm Sen, không thể bỏ nét đẹp rất riêng của hồ nước ở đây.
b. Thân bài : Tả từng cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- Hồ nước khá rộng, hình bầu dục, từ khu vực cho mướn thuyền ngắm nhìn mặt hồ thật là thích.
- Buổi sáng khi những đoàn khách thăm quan còn thưa thớt, mặt hồ trong veo tựa tấm gương lớn, từng đám mây lững lờ trôi trên mặt hồ, cây cối xung quanh cũng nghiêng mình soi bóng.
- Đến trưa, mặt hồ loang loáng phản chiếu ánh nắng gay gắt, từng cơn gió thổi qua mặt hồ đem theo hơi nước làm dịu bớt cái nóng oi bức, cành lá xào xạc gọi mời gió đến.
- Chiều đến, lượng khách vui chơi trên hồ đông nhất, thuyền không đủ cho khách thuê.
- Những thuyền dọc ngang trên hồ, bánh quay quạt nước tòm tõm tạo nên những vòng tròn sóng, vỗ nhẹ vào bờ, tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ văng vẳng khắp hồ.
- Khi mặt trời sắp khuất sau các hàng cây, người chơi thuyền cũng vơi bớt, ánh hoàng hôn hắt lên mặt hồ, hồ lấp lánh như được dát lên một lớp vàng.
- Ánh nắng tắt hản, trò chơi đạp thuyền trên hồ chấm dứt, mặt hồ trở lại vẻ phẳng lặng, yên tĩnh.
- Gió đùa, những gợn sóng lăn tăn nổi lên, mặt hồ lấp lánh ánh bạc.
c. Kết bài :
- Ngắm nhìn hồ nước thật thích.
- Hồ như một máy điều hòa không khí, đem lại sự mát mẻ dễ chịu cho cả công viên.
1. Mở bài : Giới thiệu cảnh đẹp
- Con sông mà em định tả tên gì ? Ở đâu (con sông Tiền nơi phà Rạch Miễu)
- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy ? (đó là con sông quê ngoại, có nhiều kỉ niệm gắn bó với em)
2. Thân bài :
- Tả dòng sông
a) Buổi sáng
- Mặt sông phẳng lặng, lục bình trôi dập dềnh, thỉnh thoảng có vài con thuyền chạy qua, vài chiếc xà lan chở hàng hóa khuấy động dòng nước. Nước đục nhờ nhờ, nhấp nhô sóng.
- Hai bên bờ sông là dừa nước, thấp thoáng vài nóc nhà.
- Từng chuyến phà lớn chở hàng hóa, người và xe cộ. Từ sáng sớm, đã đông đúc, tấp nập.
- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, nước sông đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn chảy. Sóng đánh vào mạn phà, thuyền.
b) Buổi chiều
- Thủy triều xuống, nước sông cạn hơn.
- Lòng sông hẹp lại.
- Thuyền bè đi lại vẫn tấp nập.
- Trong ánh hoàng hôn, sóng nước sóng sánh nhuộm sắc vàng, trông thật đẹp.
3. Kết luận :
- Sông đầy gắn bó vì đó là quê ngoại thân yêu.
- Con sông làm nên vẻ đep cho quê hương.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
a) - Tả sông, suối, kênh: Dòng sông như một dải lụa trắng hữu tình.
b) - Tả đôi mắt em bé: Đôi mắt bé đen tròn như hai hột nhãn.
c) - Tả dáng đi của người: Chú bé vừa đi vừa nhảy như con chim chích xinh xăn dễ thương.